Skip to main content

Thái Hậu Dương Vân Nga (952-1000) (01/08/2014)

Đăng ngày 08/01/2014 bởi Administrator

Năm 968, sau khi dẹp xong “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu riêng là Thái Bình.

Trên vùng đất kinh đô mới, vua Đinh cho xây dựng rất nhiều cung điện nguy nga đồ sộ. Sử cũ cho biết: “năm Giáp Thân (984) dựng nhiều cung điện, dựng điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng bạc làm nơi coi chầu. Bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân rồi lại dựng điện Trường Xuân, lại dựng điện Long Lộc, lợp ngói bạc”.

Theo lễ giáo Trung Hoa xưa, Vua chỉ lập một hoàng hậu, dưới đó là các phi, tần, cung nhân được phân định theo phẩm cấp khác nhau. Nhưng vua Đinh lập một loạt cả năm hoàng hậu. Trong số năm bà hoang hậu ấy có bà Dương Văn Nga, vốn là con ông Dương Thế Hiển quê ở vung Nho Quan (Ninh Bình), là người có nhan sắc và hiểu biết nên được vua Đinh rất yêu.

Năm 978 vua Đinh lập người con nhỏ là Hạng Lang làm Thái tử, phong con thứ là Đinh Toàn làm Vệ Vương. Sự mâu thuẫn và tranh giành quyền lực trong triều đình nhà Đinh xuất phát từ việc lập quá nhiều Hoàng hậu,không nêu rõ được tôn thống trong nội bộ hoàng tộc. Sử gia Ngô Sĩ Liên bình luận rằng: “Nối nghiệp dùng con đích là đạo thường muôn đời; làm trái đạo thường ấy, chưa bao giờ không gây loạn. Cũng có khi nhân đời loạn, lập Thái tử trước hết lấy người có công, hoặc con đích trưởng quá ác thì bỏ mà lập con thứ, đó là lúc biến mà làm cho đúng, người đời xưa vẫn làm như thế…

Đinh Liễn là con trưởng, khó nhọc mà có công trong khi đánh dẹp 12 sứ quân. Liễn đã được phong là Nam Việt Vương, lại đã từng được nhận tước phong của nhà Tống. Khi vua tư vị cưng chiều con nhỏ là Hạng Lang lập làm Thái tử, Đinh Liễn vì thế bất bình sai người ngầm giết Hạng Lang. Lúc đó lại có viên quan Chi hậu nội nhân tên là Đỗ Thích, (người Đại Đê thuộc Thiên Bản, nay là huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định) nhân một lần nằm mơ trên cầu, bỗng thấy sao vào miệng, cho là điềm tốt, mới âm mưu giết vua. Nhân dịp vua ăn yến, say rượu, nằm trong sân cung cấm, Đỗ Thích bèn giết vua cùng với Nam Việt Vương Liễn. Chỉ ba ngày sau, Đỗ Thích bị bắt và trị tội thích đáng vì hành vi phản nghịch của y. Sau khi đã diệt trừ được kẻ thí nghịch, Nguyễn Bặc và Đinh Điền cùng Lê Hoàn rước Vệ Vương Toàn lên nối ngôi vua, tôn vua cũ là Tiên Hoàng đế; mẹ đẻ là Dương Văn Nga làm Hoàng thái hậu. Vua lên nối ngôi mới 6 tuổi. Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa được hoàn thành bị đe dọa từ nhiều phía, bên ngoài phong kiến phương Bắc sửa soạn đại binh để xâm lược. Bên trong các triều thần tranh chấp gay gắt có nguy cơ xảy ra nội chiến. Vì vậy Dương Văn Nga đã phải cáng đáng những khó khăn vượt quá sức một người đàn bà trong cung vàng điện ngọc. Chính từ khó khăn đó Dương Văn Nga đã phong Lê Hoàn làm Phó vương nắm quyền nhiếp chính. Các ông Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp bàn nhau nổi binh để giết Lê Hoàn. Việc không thành Nguyễn Bặc bị chém. Quân của Phạm Hạp rút chạy lên Bắc Giang rồi bị đánh tan. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào Nam cầu viện ChămPa tiến đánh Hoa Lư. Tình thế trở nên rối ren bức bách trước nguy cơ xâm lược, vận mệnh của dân tộc và chủ quyền quốc gia, Hoàng thái hậu Dương Văn Nga sai Lê Hoàn lựa tuyển dũng sĩ để kháng chiến. Theo sự tiến cử của Lê Hoàn, Phạm Cự Lượng được phong làm Đại tướng quân. Phạm Cự Lượng là người Chí Linh (Hải Dương) là em trai của Phạm Hạp (Vệ úy đời Đinh Tiên Hoàng, cùng với Đinh Điền, Nguyễn Bặc dấy quân đánh Lê Hoàn nhưng thất bại). Nhưng Cự Lượng lại là người vì nghĩa lớn của dân tộc và thấy đượng Lê Hoàn là người duy nhất có tài năng đảm đương được trách nhiệm nặng nề lúc đó. Ông và các tướng đều mặc nhung phục, vào thẳng trong điện đình xin Hoàng thái hậu cho tôn Lê Hoàn lên làm vua. Phạm Cự Lượng nói: “Thưởng người có công mà phạt kẻ không vâng mệnh, đó là phép hành binh. Bây giờ  Chúa thượng hãy còn thư ấu, bọn ta dẫu hết sức liều chết, may mà có chút công lao, thì ai biết cho?. Chi bằng trước hãy tôn ngay Thập Đạo tướng quân lên làm Thiên sử, sau sẽ ra quân?”. Dương Thái hậu thấy quân sĩ đều tung hô vạn tuws, ai cũng một lòng hả hê mến phục, liền sai lấy áo long cổn khoác lên mình Lê Hoàn, rồi chính Dương Thái hậu khuyên mời Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn bấy giờ mới lên ngôi, đổi niên hiệu, giáng Đinh Toàn xuống làm Vệ Vương như cũ, chấm dứt một triều đại chuyển sang triều đại mới – Triều Lê (còn gọi là nhà Tiền Lê).

Tháng 7-987 quân Tống theo hai đường thủy bộ kéo sang xâm lượng Đại Cồ Việt, Lê Hoàn vừa lên ngôi Hoàng đế đã phải triển khai lực lượng kháng chiến vừa sai sứ đưa thư sang cầu hòa. Trước thái độ ngang ngược của quân Tống cậy sức mạnh áp đảo để xâm lược nước ta, Lê Hoàn buộc phải cho quân đánh giặc bảo vệ đất nước. Tháng 3 năm Tân Tỵ (981) cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy đã thắng lợi hoàn toàn. Vua Tống buộc phải xuống chiếu lui quân. Sau thắng lợi, Lê Hoàn dốc sức chăm lo xây dựng đất nước. Kinh đô nhà Lê vẫn đóng tại Hoa Lư. Năm Quý Tỵ, nhà Tống sắc phong Lê Hoàn làm Giao Chỉ quận vương rồi Nam Bình Vương (977). Ở trong nước, quần thần dâng tôn hiệu là “Minh kiều ứng vận Thần vũ thăng bình Chí nhân quảng hiếu Hoàng đế”.

Vua lại lập 5 Hoàng hậu, trong đó Dương Thái hậu của triều đình cũ được lập lại làm “Đại thắng Minh Hoàng hậu”. Thế là Thái hậu của triều Đinh lại làm Hoàng hậu của triều Lê. Năm Canh Tý (1000), sau 19 năm làm Hoàng hậu của triều Lê, Đại thắng Minh Hoàng hậu qua đời. Ngày nay các cung điện dát vàng, dát bạc xưa của thời Tiền Lê không còn nữa, chỉ còn một tòa thành rộng 300 ha, chia thành hai khu vực là thành Nội và thành Ngoại ở trong dãy núi đá vôi hiểm trở thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Ở giữa khu thành Ngoại bên cạnh đền thờ vua Đinh và các con của Vua còn có đền thờ vua Lê, Dương Thái Hậu. Nhân dân khi làm đền thờ, tô pho tượng Dương thái hậu, nhưng mặt pho tượng tô đỏ. Theo truyền thuyết dân gian thì việc tô mặt đỏ thể hiện sự ngượng ngùng của người đàn bà thờ hai đời chồng, một Hoàng hậu thờ hai đời vua. Theo quan điểm của các sử gia phong kiến thì cuộc đời, hành trạng của Dương Văn Nga là trái với đạo “Tam cương ngũ thường”. Nhưng nên nhớ rằng, đạo Nho chỉ thực sự được coi là chính thống vào các thế kỷ sau đó. Vì thế không thể dùng quan điểm của thời đại trước. Khi mà ông vua Đinh hay vua Lê lập một lúc đến 5 Hoàng hậu thì có đúng đạo chính thống hay không? Hơn nữa, trong khi đất nước đang lâm nguy, nếu chỉ vì quyền lợi của dòng họ và ngôi vị của con mình thì có thể giữ được nước không? Sự lựa chọn và quyết định của Dương Văn Nga trong hoàn cảnh ấy, đã biểu hiện thái độ chính trị sáng suốt của một người có khối óc lớn, thức thời, xứng đáng được coi là anh hùng. Nếu Dương Văn Nga không biết đặt lợi nước lên trên quyền lợi của dòng họ, bà có thể dữa vào một quyền thần để chống lại một quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn tranh giành, đẩy đất nước vào thảm cảnh rối loạn và kết cục là bị mất nước vào tay giặc ngoại xâm nhà Tống. Ngược lại với cách đánh giá của sử cũ, vùng Hoa Lư còn lưu lại nhiều truyền thuyết đẹp về Dương Văn Nga nhằm ghi nhận công lao của bà. Đến thời Lê Mạt, An Phủ  sứ Lê Thúc Hiển ra lệnh cấm việc thờ chung cả 3 nhân vật của sự nghiệp thống nhất hồi đầu thế kỷ X, liền bị dư luận dân gian phê phán quyết liệt. Truyền thuyết vùng Hoa Lư còn kể rằng: sau khi Lê Thúc Hiển làm cái việc buộc lụa trắng vào cổ tay bức tượng Dương Văn Nga , dong tượng bà từ đền thờ Đinh Bộ Lĩnh về đền thờ Lê Hoàn, thì trở về kinh, viên quan họ Lê ấy đã lăn ra chết vì đứt ruột!

Theo danh nhân đất Ninh Bình

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc