Skip to main content

YẾU TỐ TÂM LÝ TRONG TUYỂN CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ THAO (07/11/2018)

Đăng ngày 11/07/2018 bởi Administrator

Mọi khả năng vận động cơ bản của con người đều là kết quả của nhiều thuộc tính tâm lý hoặc sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố tâm lý thông qua luyện tập trên cơ sở yếu tố sinh học. Còn yếu tố tâm lý lại chịu sự ảnh hưởng rất nhiều từ di truyền. Vì vậy chỉ tiêu  tâm lý của độ di truyền cao được lựa chọn làm yếu tố quyết định việc lựa chọn vận động viên thể thao. Có thể nâng cao tính khách quan và tính hiệu quả của việc lựa chọn vận động viên thể thao từ góc độ tâm lý học (bảng 1).

Bảng 1. Mức độ di truyền của một số chỉ tiêu tâm lý

Chỉ tiêu tâm lý Mức độ di truyền(%)
Tính quyết đoán trong việc phán đoán 96
Chống lại sự phản đối 95
Tính hiền hòa 91
Vận động 90
Chức năng hệ thống thần kinh(Độ mạnh, tính linh hoạt, tính cân bằng) 90
Tốc độ vận động 93
Tính hiếu kì 87
Điều tiết các xung động 96
Tính vững chắc của ý chí          93
Phản ứng tiềm ẩn 96
Phản ứng với những mâu thuẫn 80
Sức sống 79
Tính bền bỉ của ý chí 77
Tốc độ phản ứng 75
Tính cách cơ bản 75
Khả năng phân tích 72
Năng lực trí tuệ 66
Trạng thái tâm lý 60
Hạn chế vận động 65
Tốc độ động tác 50

Nguồn: Lưu Hiến Vũ (1987) – Tằng Phàm Huy (1992)

 

1. Khả năng vận động tâm lý trong việc tuyển chọn vận động viên

1.1. Khái quát về khả năng vận động tâm lý

Khả năng vận động tâm lý còn gọi là khả năng điều hòa cân đối tri giác – vận động, là quá trình nhận biết tâm lý tới phản ứng động tác cho tới khả năng hoạt động điều hòa hỗ trợ chúng, cũng chính là sự linh hoạt trong phản ứng động tác tới khả năng điều hòa.

Khả năng vận động tâm lý là cơ sở hình thành các loại kỹ năng. Con người trong một hoàn cảnh khách quan cụ thể nào đó thực hiện một hành vi cụ thể, ví dụ như trong việc học sinh viết chữ, tài xế điều khiển xe, người công nhân khởi động máy móc, vận động viên bơi lội hoặc bắn súng, người diễn viên biểu diễn động tác nhảy múa…, tất cả những động tác viết chữ, điều khiển xe, khởi động máy, bơi lội, nhảy múa này đều là hệ thống động tác do một loạt các phương thức động tác nhất định nào đó tạo nên, tất cả các động tác đó đều cần phải có sự phối hợp lẫn nhau và điều hòa cân đối của một loạt các động tác sinh ra từ các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Khi một người nào đó nắm vững được những phương thức động tác nhất định đồng thời hình thành một hệ thống động tác thông qua các phương thức động tác nhất định đó thì người đó sẽ hình thành được một kỹ năng cho mình. Kỹ năng vừa tồn tại trong các nhiệm vụ yêu cầu phải có sử dụng các công cụ kèm theo như sử dụng búa, cầm sào nhảy cao, đi trên dây cáp treo, lái máy bay…; lại vừa tồn tại trong các hoạt động không yêu cầu sử dụng các công cụ kèm theo như tập thái cực quyền, bơi lội, thậm chí là trong phát biểu, nói chuyện cũng cần phải có kỹ năng. Như vậy ta có thể thấy rằng, nếu như khả năng hoạt động tâm lý cá thể không phát triển hoàn thiện thì cá thể người đó sẽ không thể thích ứng với môi trường sống một cách tốt nhất. Người bị bệnh ngớ ngẩn hay mắc bệnh mất trí của người già do lão hóa sớm sẽ luôn gặp phải rất nhiều khó khăn trong khả năng vận động tâm lý, khó có thể nắm được những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, vì vậy khả năng tự lo cho cuộc sống rất khó khăn.

1.2.Nội dung chủ yếu của khả năng vận động tâm lý

1.2.1 Độ chính xác của việc điều khiển

Độ chính xác của việc điều khiển có nghĩa là chỉ khả năng của người được kiểm tra dùng tay, vai hoặc chân thực hiện nhiệm vụ có tính chất tương đối lớn một cách nhanh chóng và chính xác. Khả năng này không thể thiếu trong các thao tác sử dụng máy móc, công cụ. Ví dụ như trong các thao tác sử dụng các thiết bị chính xác có sự thay đổi với vận tốc nhanh hay khi kéo đàn violong, yêu cầu các ngón tay phải được đặt ở vị trí thật chính xác, hơn nữa còn phải di chuyển ngón tay thật nhanh và đúng lúc.

1.2.2. Tính cân đối giữa chân và tay

Tính cân đối giữa chân và tay chỉ khả năng điều hòa và phối hơp các động tác khi kết hợp dùng tay với tay, tay với chân hoặc chân với chân của người được kiểm tra. Sự hình thành và thành thạo của rất nhiều các kỹ năng ví dụ như thể thao lướt sóng, đạp xe đạp, điều khiển xe ô tô, diễn tấu đàn organ, đạp máy khâu…đều cần phải có sự tham gia của khả năng này.

1.2.3. Xác định hướng trả lời

Xác định hướng trả lời là khả năng khi phân biệt hình ảnh kích thích thị giác, sau đó nhanh chóng quyết định phương thức hoặc hướng trả lời để đối ứng. Trong các trường hợp đòi hỏi sự hoạt động nhanh trong thời gian rất ngắn, yêu cầu đối với khả năng xác định hướng trả lời là rất cao, ví dụ như lái máy bay siêu âm hay điều khiển đĩa bay.

1.2.4. Thời gian phản ứng

Thời gian phản ứng là khả năng cơ thể đưa ra phản ứng thật nhanh trong thời gian thật ngắn trước một kích thích nào đó, đưa ra một phản ứng đối với một kích thích đơn gọi là thời gian phản ứng đơn thuần, ví dụ như những tín hiệu đã được xác định trước (tiếng vang của máy đánh nhịp hoặc ánh đèn vụt sáng lên), giơ một ngón tay lên có thể kiểm tra được thời gian phản ứng. Độ dài của thời gian phản ứng thông thường phản ánh khả năng phản ứng khởi động của vận động viên. Ví dụ như vận dộng viên chạy ngắn có thể nâng cao thành tích chạy ngắn của mình bằng cách giảm ngắn thời gian phản ứng.

1.2.5. Tốc độ động tác của chân tay

Tốc độ động tác của chân tay là chỉ khả năng không yêu cầu phải tuyệt đối chính xác, chỉ cần phần mông và chân thực hiện động tác khó nhanh hết mức có thể. Loại khả năng này không có quan hệ trực tiếp với thời gian phản ứng. Có thể quan sát được biểu hiện của khả năng này khi một vận động viên ném lao vung tay để ném cây lao ra xa hay vận động viên bóng chuyền đập bóng.

1.2.6. Điều khiển tốc độ

Điều khiển tốc độ chỉ khả năng tự điều chỉnh tốc độ vận động của mình, làm cho tốc độ vận động hoặc phương hướng vận động của người đó với các vật khách quan điều hòa với nhau, thống nhất với nhau. Ví dụ như vận động viên bắn súng phải có sự tự điều chỉnh vận tốc và phương hướng của mình khi đuổi theo các mục tiêu đang di chuyển liên tục, để có thể hoàn thành động tác kéo cò súng liên thanh một cách chính xác.

1.2.7. Tính linh hoạt của tay và vai

Tính linh hoạt của tay và vai là khả năng của điều khiển những vật tương đối lớn một cách nhanh chóng và chuẩn xác. Vận động viên bơi thuyền trước khi bắt đầu rẽ sóng tiến về phía trước cần phải chuẩn bị tốt khả năng vận động thao tác của tay và vai trong thời gian ngắn này.

1.2.8. Tính linh hoạt của các ngón tay

Tính linh hoạt của các ngón tay là khả năng của các ngón tay có thể tiến hành các động tác theo tính có kỹ năng và tính điều hòa cân đối. Tức là khả năng dùng đầu ngón tay để cầm nắm các sự vật có kích thước nhỏ và tiến hành các thao tác điều khiển trong thời gian ngắn và chuẩn xác, các động tác trong các hoạt động như chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, điều khiển máy móc thiết bị chính xác, người phát tin qua vô tuyến điện khi tiến hành phát tin, các bác sĩ ngoại khoa trong lúc tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân..tất cả những thao tác đó đều cần phải có khả năng linh hoạt của các ngón tay.

1.2.9.Tốc độ động tác của cổ tay

Tốc độ động tác của cổ tay là khả năng cổ tay điều khiển tác động tới các ngón tay (khớp xương lớn điều khiển tác động khớp xương nhỏ) để thực hiện vận động nhanh. Ví dụ như dùng tay vỗ liên tục lên mặt bàn, nếu như tốc độ vỗ nhanh thì nó phản ánh khả năng tốc độ động tác của cổ tay là mạnh. Khả năng này đảm bảo vận tốc nhanh của các động tác do con người thực hiện.

1.2.10. Tính ổn định của tay và vai

Tính ổn định của tay và vai chỉ khả năng người được kiểm tra trong lúc sử dụng tay và vai để hoàn thành động tác (đặc biệt là các động tác định hướng) có thể giữ tính ổn định của của tay và vai. Khả năng này không có yêu cầu gì đối với tốc độ hay độ mạnh của động tác. Ví dụ như khi viết chữ bằng bút lông thì cần phải có tính ổn định này.Khi bắn súng trường ở tư thế đứng, khả năng trong thao tác bắn súng từng phát một có liên quan chặt chẽ với tính ổn định loại này.

1.2.11.Tính điều hòa cân đối giữa tay và mắt

Tính điều hòa cân đối giữa tay và mắt là khả năng điều hòa cân đối và phối hợp với nhau giữa mắt khi tiệp nhận kích thích từ bên ngoài với tay đưa ra các thao tác phản ứng. Biểu hiện cụ thể nhất của khả năng này chính là dùng bút chì ném thật nhanh vào mục tiêu rất nhỏ. Hay ngắm thật chuẩn lỗ chôn kim để xuyên sợi chỉ qua, môn nghệ thuật hội họa với nét vẽ tỉ mỉ của Trung Quốc…đều phải dựa vào khả năng này.

Cũng giống như năng lực trí tuệ, khả năng vận động tâm lý có tồn tại ngững sai lệch các biệt. Có những người có khả năng tư duy trừu tượng rất cao, nhưng khả năng vận động tâm lý tương đối là có thể kém một chút; có người lại có khả năng tư duy trừu tượng và khả năng vận động tâm lý đều cao. Cùng một người, nhưng sự phát triển của khả năng vận động tâm lý lại không phải hòan toàn cân bằng, ví dụ có một vài người tính ổn định tương đối tốt, có một số người lại có tính tốc độ tốt. Yêu cầu các hạng mục công việc đối với khả năng vận động tâm lý không hòan tòan giống nhau. Khả năng nối các đầu sợi vải của người nữ công nhân dệt vải với khả năng dựng giàn giáo của người thợ xây thể hiện sự khác biệt hoàn toàn. Phi công điều khiển máy bay đòi hỏi phải có khả năng vận động tâm lý phát triển tới mức cao và toàn diện, còn người thợ máy trong dây chuyền lắp ráp thì phải tăng cường tính linh hoạt của vai và tay, tính linh hoạt của ngón tay cho tới khả năng điều hòa, cân đối mắt với tay. Nền sản xuất hiện đại đã làm giảm tác dụng hoạt động của các cơ bắp lớn, tỉ trọng việc sử dụng thật nhanh và chính xác các động tác cảm giác với các đối tượng nối liền nhau lại tăng lên. Để lựa chọn và bồi dưỡng vận động viên, các bài kiểm tra được tạo ra đúng lúc để có thể kiểm tra khả năng vận động tâm lí. Vì vật, việc chú trọng việc bồi dưỡng và phát triển khả năng vận động tâm lý  có ý nghĩa thực tế đối với việc thích hợp cuộc sống xã hội phong phú đầy màu sắc đặc biệt là khai thác phát triển nền thể dục thể thao phong phú đa dạng.

2 Yếu tố động cơ tập luyện thể thao trong việc lựa chọn vận động viên

Động cơ tập luyện thể thao bao gồm động cơ thi đấu và động cơ thành tích trong thể thao, ta còn có thể chia hai loại đó là động cơ từ bên trong và động cơ từ bên ngoài của vận động. Động cơ tập luyện thể thao có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy người vận động viên thực hiện tốt các mục tiêu tập luyện thể thao, vì vậy yếu tố động cơ tập luyện thể thao là một yếu tố không thể coi nhẹ trong quá trình lựa chọn vận động viên thể thao.

2.1. Thuyết cơ bản về động cơ xuất phát từ bên trong

Bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ 20, thuyết liên quan tới nhận thức đã có nhiều ảnh hưởng lớn tới nghiên cứu những động cơ. White (White, 1959) cho rằng, chỉ dựa vào lý luận các thao tác thì không đủ để giải thích một số những hành vi nào đó của con người, ví dụ như tính hiếu kì, thám hiểm, vui chơi và những thử nghiệm đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ. Những hoạt động này lại không có những khích lệ giải thưởng rõ ràng, mặc dù đều được coi là được động lực từ bên trong chi phối.

DeCharms (DeCharms, 1968) lại đưa ra một quan điểm khác. Ông cho rằng tự bản thân đưa ra quyết định lại là một yêu cầu cơ bản của con người. Vì vậy khi một người nhận thức được hành vi của mình là do bản thân mình tạo nên, đó chính là động cơ xuất phát từ bên trong. DeCharms đã sử dụng thuyết nguồn kiểm soát nguyên nhân-kết quả của Hei-der để miêu tả “quyết định đưa ra bởi chính bản thân“. Nguồn kiểm soát nguyên nhân-kết quả là chỉ ý thức của con người đối với một nguyên nhân của hành vi nhất định nào đó. Nguồn kiểm soát đến từ bên trong chỉ hành vi xuất phát từ bên trong, còn nguồn kiểm soát đến từ bên ngoài là chỉ hành vi gây ra do một yếu tố từ bên ngoài kích thích tác động.

Thuyết về sự đánh giá nhận thức (cognitive evaluation theory, CET) là sự kết hợp giữa quan điểm của White và DeCharms, thuyết này cho rằng sự biến hóa tri giác của tri giác khả năng và nguồn kiểm soát nguyên nhân-kết quả của cá thể sẽ sinh ra những động cơ khác nhau xuất phát từ bên trong. Những năm 70 của thế kỉ 20, có những nghiên cứu chứng minh rằng, khi một cá thể tham gia một số những hoạt động đầy hứng thú, và những hoạt động này mang lại những phần thưởng cho cá thể đó thì điều đó sẽ làm cho động cơ xuất phát từ bên trong giảm đi, hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Deci (Deci, 1975). Deci cho rằng, hiện tượng này xảy ra là do nguồn kiểm soát nguyên nhân – kết quả sinh ra sự thay đổi. Một hành vi mà trước đó bị chi phối bởi nguồn kiểm soát đến từ bên trong, khi nhận được phần thưởng làm cho kiểm soát đến từ bên trong chuyển hoá thành kiểm soát đến từ bên ngoài, dẫn đến động cơ đến từ bên trong giảm xuống. Động cơ đến từ bên trong cũng có thể chịu sự ảnh hưởng của sự thay đổi năng lực và trí tuệ. Deci và Ryan (1985) đã khái quát và đưa ra ba tư tưởng cơ bản của thuyết về đánh giá nhận thức:

Thứ nhất, bất cứ một sự việc gì có thể thúc đẩy tri giác nguồn kiểm soát đến từ bên trong sẽ làm tăng động cơ đến từ bên trong.

Thứ hai, bất cứ một hoạt động nào có thể tăng cường tri giác khả năng sẽ làm cho động cơ đến từ bên trong tăng cao.

Thứ ba, không có một việc gì mà có liên quan tới khả năng và phản hồi tính tự chủ có thể dẫn tới vô động cơ.(amotivation).

Thuyết về sự đánh giá nhận thức chủ yếu là thuyết duy trì sự hứng thú trong hoạt động cá thể, nhưng trong rất nhiều trường hợp, có những người vốn dĩ đã không có sự hứng thú, cảm thấy không thích thú với những hoạt động thể thao, nếu đã không có hứng thú thì không thể bàn tới việc duy trì sự hứng thú. Như vậy, làm thế nào để kích thích hứng thú trong hoạt động? Để giải quyết được vấn đề này, Deci và Ryan (1985) lại đưa ra thuyết tích hợp hữu cơ (organismic intergration theory, OIT). Thuyết này giải thích làm thế nào để làm cho một cá thể sinh ra những hứng thú đối với một hoạt động thể thao mà lúc đầu không có hứng thú với nó. Thuyết tích hợp hữu cơ nghiên cứu về quá trình nội hóa của con người, tức là cá thể sẽ chuyển hóa những hành vi được điều tiết bởi những sự việc từ bên ngoài trở thành những hành vi được điều tiết bởi quá trình bên trong. Deci (1992) cho rằng khi cá thể nhận ra những hoạt động nào đó mà lúc đầu không có gì là thú vị lại  trở nên có ý nghĩa, đồng thời làm toại nguyện những nhu cầu cơ bản xuất phát từ bên trong, sẽ gây ra một khuynh hướng hoạt động hướng tới nội hóa.

2.2. Hình thức biểu hiện của hành vi thành tích

Maehr và Nicholls (1980) đưa ra ba hình thức của hành vi thành tích, đồng thời cho rằng mục tiêu thành tích của hành vi quyết định hình thức của hành vi thành tích.

Hình thức đầu tiên là có xu hướng cho hành vi thành tích quy về khả năng, tức là mục tiêu của hành vi là khả năng nâng cao hết mức có thể việc đưa thành tích quy về khả năng cao của chính bản thân mà không phải là quy về khả năng thấp. Vì vậy, vận động viên có khuynh hướng tham gia một môn thể thao và kỳ vọng môn thể thao ấy có thể chứng minh khả năng của mình. Trong loại phương thức này, khát vọng muốn thể hiện khả năng của bản thân sẽ thúc đẩy người vận động viên tham gia môn thể thao đó.Thành công hay thất bại được dự đoán thông qua khả năng của người vận động viên có thể chứng minh được hay không. Có quan điểm, khả năng được quy về một loại điều tiết nhận thức, đã thể hiện tác dụng trung tâm trong hành vi thành tích.

Hình thức thứ hai là hành vi thành tích trong định hướng nhiệm vụ. Maehr và Nicholls (1980) khẳng định có những người không quan tâm tới năng lực của bản thân, nhưng lại có những biểu hiện kiệt xuất, những người này chú ý tới việc hoàn thành hành vi, mục tiêu của hành vi là làm tốt hết sức mình, nhưng lại không quan tâm tới kết quả.

Loại hình thức thứ ba là hành vi được xã hội thừa nhận. Maehr và Nicholls (1980) cho rằng có những lúc mọi người có những biểu hiện rẩt tốt và đồng thời họ cũng thể hiện động cơ mãnh liệt của mình ra bên ngòai, đó là do họ theo đuổi sự thừa nhận của xã hội dành cho mình, hành vi thành tích của loại hình thức này có bao gồm cả yếu tố nỗ lực. Mục tiêu của vận động viên là giành được sự tán dương khen ngợi có ý nghĩa quan trọng từ những người khác như huấn luyện viên, cha mẹ, khán giả, đồng đội…

2.3. Động cơ thành tích và thành tích thể thao

Định luật Yarks-Dodson nổi tiếng và thuyết đường cong U ngược được phát triển dựa trên định luật này chiếm một vị trí then chốt trong nghiên cứu mối quan hệ giữa động cơ thành tích và thành tích thể thao. Những nghiên cứu về kỹ năng thể thao cho thấy, mối quan hệ giữa trình độ vận động và thành tích thao tác là vô cùng phức tạp. Nghiên cứu phát hiện ra rằng động cơ thành tích và thành tích thể thao chỉ có liên quan tới giai đoạn đầu trong quá trình tập luyện. Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra rằng những vận động viên được kiểm tra và chia thành hai nhóm có động cơ thành tích cao thấp khác nhau khi thi đấu, thành tích cũng sẽ không có sự thay đổi lớn. Cũng có một nghiên cứu khác cho thấy trong điều kiện thi đấu, những người được kiểm tra có động cơ thành tích cao sẽ có thành tích cao hơn những người được kiểm tra có động cơ thành tích thấp. Còn trong điều kiện không phải là thi đấu, những người được kiểm tra có động cơ thành tích thấp sẽ có thành tích cao hơn những người được kiểm tra có động cơ thành tích cao.

Như vậy có thể nói, những trận thi đấu có thể nâng cao thành tích thể thao của những người có động cơ thành tích cao, nhưng sẽ làm giảm thấp thành tích thể thao của những người có động cơ thành tích thấp (Roberts, 1972; Healey & Landers, 1973; Ryan & Lakie, 1965).

3. Yếu tố tâm lý trong huấn luyện vận động viên thể thao.

Huấn luyện tâm lý chuyên môn được thể hiện trong việc giáo dục tính chủ động, sáng tạo tinh thần tự chủ, năng lực vượt qua những khó khăn tâm lý trong môn thể thao lựa chọn điều hoà trạng thái tối ưu của mình. Song trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao thường xuất hiện những trạng thái tâm lý gây ảnh hưởng xấu tới việc đạt thành tích thể thao. Để điều chỉnh trạng thái tâm lý của VĐV, ngoài những phương pháp sư phạm, có thể sử dụng các thủ thuật sau:

– Sử dụng các yếu tố giáo dục và tự giáo dục như tạo lòng tự tin trong tập luyện và thi đấu, xây dựng tình đồng đội, tự rèn luyện những phẩm chất ý chí cần thiết.

– Sử dụng các biện pháp, phương pháp và thủ thuật chuyên môn để điều chỉnh trạng thái tâm lý VĐV. Điều đó giải quyết chủ yếu thông qua việc sử dụng LVĐ hợp lý và phong phú về các hình thức khởi động chuyên môn .

– Làm quen với những điều kiện thi đấu.

– Sử dụng các phương pháp chuyên biệt để điều khiển và tự điều khiển trạng thái tâm lý như tự kỷ ám thị, ám thị, những bài tập tư duy vận động.

Sử dụng các điều kiện môi trường tự nhiên, các điều kiện vệ sinh có tác động giải toả  trạng thái tâm lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bùi Quang Hải và cs (2009), Tuyển chọn vận động viên thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội
  2. Bùi Quang Hải (2014), Tuyển chọn vận động viên thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội
  3. Nô vi cốp A.Đ, Matvêép L.P (1980), Lý luận và phương pháp GDTC, Nxb TDTT, Hà Nội. (Dịch giả Đoàn Thao, Lê Văn Lẫm)
  4. Xuân Ngà – Kim Minh (1996), Một số vấn đề tuyển chọn và đào tạo vận động viên trẻ, Nxb TDTT, Hà Nội.
  5. Tudor O. Bompa, Ph.D.(1994) Theory and Methodology of training, Kendall/hunt publishing company, Toronto, Ontario Canada
  6. 中国国民体质监测系统课题组(2000),“中国国民体质监测系统的研究”, 北京:北京体育大学出版社.
  7. 邢文华 (2001),  “体育测量与评价”, 北京:北京体育大学出版社.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc