Skip to main content

Vua cờ có ngai và không ngai (02/27/2014)

Đăng ngày 27/02/2014 bởi Administrator

1. Đại kiện tướng Kasparov – con người và sự nghiệp
Garry Kimovich Kasparov sinh tại Gary Weinstein ở Baku, Azerbaijan, vào năm 1963. Anh học chơi cờ vua từ cha mình năm 7 tuổi. Cựu vô địch cờ vua thế giới Mikhail Botvinnik đã nhận xét: ”Tương lai môn cờ vua nằm trong tay chàng trai trẻ này”.
Tuổi thơ và thời niên thiếu

* Cha, Kim Moiseevich Vainstein, kỹ sư năng lượng, và mẹ, Klara Shagenovna Kasparian (gốc Armenia), kỹ sư chuyên gia tự động hóa và cơ khí truyền thông, đã dạy Garry chơi cờ. Garry bắt đầu học cờ vua thường xuyên ở Cung Đội viên Bacu năm 7 tuổi (cũng là năm cha cậu mất vì tai nạn giao thông), vài năm sau mẹ cậu đã lấy họ của mình đặt cho con.
* Từ năm 10 tuổi, Kasparov đã học trong trường cờ vua của nhà cựu vô địch thế giới Mihail Botvinnik. Năm 15 tuổi, anh đã trở thành trợ lý của Botvinnik.
* Năm 1975, trong buổi biểu diễn chơi cờ với nhiều người của nhà vô địch thế giới môn cờ vua Anatoly Karpov ở Cung Đội viên Leningrad, Kasparov đã hòa với Đại kiện tướng.
* Năm 1976, Kasparov chiến thắng giải vô địch thiếu niên Liên Xô môn cờ vua.
* Năm 1978, Kasparov thắng giải cờ vua tưởng nhớ Sokolsky ở Minsk và nhận danh hiệu Kiện tướng thể thao môn cờ vua.
* Năm 1980, anh trở thành Đại kiện tướng trẻ nhất thế giới, đoạt chức vô địch thiếu niên thế giới môn cờ vua ở Dortmund và tốt nghiệp trung học với Huy chương vàng.
* Năm 1981, vô địch Liên Xô môn cờ vua, trở thành nhà vô địch môn cờ vua trẻ nhất của Liên Xô.
Năm 1984, anh thi đấu với đương kim vô địch cờ vua Anatoly Karpov. Đây là trận đấu đầy căng thẳng, kéo dài tới 6 tháng – dài nhất trong lịch sử cờ vua. Cuối cùng Florencio Campomanes, Chủ tịch Liên đoàn cờ vua quốc tế (FIDE), phải cho dừng trận đấu và sắp xếp lần so tài thứ hai. Vào tháng 11/1985, Kasparov đã đánh bại Karpov và trở thành nhà vô địch cờ vua thế giới trẻ nhất ở độ tuổi 22. Anh đã giữ danh hiệu này 12 năm liên tiếp.
Sau những xích mích trong một thời gian dài với FIDE, Kasparov thành lập một tổ chức đối địch mang tên Hiệp hội cờ chuyên nghiệp (PCA) và tổ chức trận so tài tranh giải vô địch thế giới vào năm 1993. Trong trận này, anh đã đánh bại Đại kiện tường cờ vua người Anh Nigel Short. Cùng lúc đó, FIDE tổ chức trận đấu tranh giải vô địch chính thức của họ. Anatoly Karpov đã chiến thắng trước Jan Timman. Do đó, cả Kasparov và Karpov đều tự cho là giành danh hiệu quán quân cờ vua thế giới. Năm 1995, Kasparov đánh bại ngôi sao đang nổi người Ấn Độ Viswanathan Anand. Anh nổi tiếng về việc có lối chơi theo kiểu trực giác kỳ lạ và nhìn bàn cờ nhanh như chớp.
Vào tháng 2/1996, Kasparov đấu 6 ván với máy tính Deep Blue của Công ty IBM. Mặc dù Đại kiện tướng dễ dàng đánh bại Deep Thought – tiền thân của Deep Blue – 2 năm trước song đây là trận đấu khó khăn nhất đối với nghề nghiệp của anh. Trong ván đầu tiên, Deep Blue đã làm nên lịch sử bằng cách đánh bại Kasparov. Chiến thắng này đánh dấu lần đầu tiên một đương kim vô địch thế giới thất bại trong một ván cờ trước đối thủ máy tính. Tuy nhiên, Kasparov không dễ gì chịu thua. Nổi tiếng về tính kiên trì và tinh thần thép, anh đã thay đổi chiến lược vào giữa ván thứ hai và giành thắng lợi. Mặc dù ván thứ ba và thứ tư diễn ra căng thẳng song chỉ dẫn tới kết quả hoà. Kasparov tiếp tục thắng ở 2 ván còn lại. Kết quả là anh đã giành thắng lợi chung cuộc với tỷ số 4-2.
Deep Blue có thể kiểm tra và đánh giá 200.000.000 vị trí cờ mỗi giây trong khi Kasparov chỉ có thể đánh giá 3 nước cờ. Cả hai đều có khả năng nhìn vào bàn cờ, phân tích vị trí rồi đưa ra nước cờ tối ưu nhất. Sau khi kết thúc trận đấu, Kasparov đưa ra lời tái thách đấu. Một năm sau, anh so tài với phiên bản nâng cấp tên là Deeper Blue. Trận đấu 6 ván kéo dài từ ngày 5/3 tới 5/11/1997 và kết thúc với phần thắng nghiêng về Deeper Blue. Đó là lần đầu tiên một đại kiện tướng thua

Người có ELO kỷ lục

Hệ số ELO 2851 của Kasparov vào tháng 7 năm 1999 trong bảng xếp hạng của FIDE là điểm số cao nhất từng có cho tới hiện nay. Được xếp hạng cao nhất trong khoảng 20 năm từ năm 1985 đến năm 2005, Kasparov đã từng là nhà vô địch cờ vua thế giới không thể đánh bại từ 1985 đến 1993. Sau đó do có một số bất đồng với Liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE) nên Kasparov quyết định thi đấu ngoài phạm vi tổ chức và xếp hạng của FIDE nhưng vẫn được công nhận là vô địch thế giới (bởi PCA và WCA) cho đến khi bị Vladimir Kramnik đánh bại vào năm 2000. Kasparov cũng đã 11 lần giành giải thưởng Oscar cờ vua trong những năm: 1982, 1983, 1985, 1986, 1987, 1988, 1995, 1996, 1999, 2001 và 2002. Kasparov tuyên bố ngừng thi đấu cờ vua chuyên nghiệp vào ngày 10 tháng 3 năm 2005 vì cảm thấy không có đối thủ ngang tầm.

Sau khi giải nghệ, ông tham gia các hoạt động chính trị, theo phe đối lập ở Nga. Ông từng bị bắt giữ trong một cuộc biểu tình năm 2007

2. Alekhine – mãi là nhà vô địch
Alekhine sinh năm 1892 tại Moscow, trong một gia đình quí tộc giàu có. Cha của Alekhin chẳng mấy khi có nhà vì những chuyến đi xa. Mẹ của Alekhine lúc nào cũng bận bịu vì công việc ở xưởng dệt. Thế là chỉ còn một mình Alekhine thơ thẩn ở nhà.
Đã là trẻ con thì không thể không có đồ chơi. Cậu bé Alekhine cũng lôi các thứ đồ chơi rồi bày ra đủ trò. Song chơi mỗi trò chỉ được ít lâu là cậu thấy chán. Duy chỉ có bàn cờ với 64 ô đen trắng và 32 quân là làm cho cậu chơi mãi vẫn thấy thú vị. Quân đi thiên biến vạn hóa mới thấy hấp dẫn làm sao! Cậu ngồi hàng giờ suy nghĩ tìm ra nước cờ hay rồi tự mỉm cười hài lòng với chính mình. Ở cậu bé trầm tư này, đó có lẽ là trò chơi duy nhất mà cậu thấy thích hợp với mình. Tối đến khi mẹ về, cậu vẫn cứ ngồi lầm lũi ngồi bày các thế cờ để giải, làm bà mẹ cũng tò mò, không khỏi ngạc nhiên.
Đến 15 tuổi thì Alekhine đã tham gia nhiều cuộc thi đấu quốc tế lớn. Chàng thiếu niên ngồi chơi đàng hoàng với các bậc đàn anh, thậm chí với các bậc chú bác của mình, gây nên sự chú ý to lớn. Đến năm 21 tuổi thì những đấu thủ sừng sỏ lần lượt công nhận tài năng rõ rệt của chàng trai người Nga này. Chàng chỉ còn đứng sau hai người khổng lồ là Lasker và Capablanca.
Alekhine thường nói : “Đấu cờ , trước hết là đặc tính của con người. Mỗi địch thủ đếu có ý chí, có tính toán và mang đầy đủ các đặc tính cá nhân của họ. Chính cờ tạo ra tính cách của con người. Qua sai lần và thất bại, bạn sẽ trở thành một đại kiện tướng xứng đáng. Đối với tôi điều đó hoàn toàn đúng” .
Đỉnh cao tài năng của Alekhin là trận đấu với Capablanca ở Buenos Aires ngày 16 tháng 9 năm 1927.
Ngay từ ván đầu tiên, hai bên đã cho công chúng thấy rõ tài nghệ của mình. Capablanca chơi với lòng tự tin vào bản lĩnh của mình còn Alekhine đáp lại bằng quyết tâm chiến thắng cao độ. Chẳng mấy chốc thế trận mỗi lúc một thêm ngoạn mục. Bất thần bằng một nước đi được tính toán chính xác tuyệt đối, Alekhine bắt được một quân và từ đó lợi thế nghiêng về phía ông. Tận dụng lợi thế, bằng những nước tiếp theo không hề lầm lẫn, ông đã kết thúc thắng lợi mở màn ở nước đi thứ 44 .
Với tài năng xuất chúng của minh, Capablanca đã cân bằng tỷ số 1-1. Alekhin đã đánh bại “huyền thoại về chơi cờ tàn” của Capablanca và nâng tỷ số lên 3-1. Tiếp sau đó là những ván hòa liên tục. Kết thúc ván thứ 68 thì tỷ số là 4-2 nghiêng về phía Alekhine. Ván 29 được các chuyên gia coi là ván lịch sử. Alekhine chỉ cần hòa là nắm chắc òng nguyệt quế . Nhưng thắng lợi ở ván thứ 29 của Capablanca không chỉ làm cho tỷ số 4-3 mà còn đặt Alêkhin vào một thử thách khó khăn về tâm lý.
Trong ván cuối cùng, ván thứ 34 , đã bộc lộ tài năng tuyệt vời của Alekhine, ông đã chiến thắng khi cờ tàn còn Xe và Chốt. Ván cờ này nhiều năm sau và cho đến nay vẫn được đưa vào các sách giáo khoa làm một ví dụ mẫu mực về cờ tàn.
Alekhine có một trí nhớ tuyệt vời, ông có thể nhớ không sai tất cả các ván cờ hay của các tay cờ cự phách trong vòng 60-70 năm. Là người chơi cờ “mù” rất giỏi (bịt mắt và tưởng tượng) , Alekhine có thể chơi cùng lúc 32 ván cờ với 32 người khác nhau và thắng tới 30 ván còn lại 2 ván hòa ! Ông kể lại rằng : “Hồi bé, tôi có thói xấu là hay chơi cờ trong giờ học. Một lần bị thầy giáo phát hiện, phạt và thu bàn c ờ, chúng tôi buộc phải đánh tiếp bằng tưởng tượng. Từ đấy , tôi thấy đánh “ mù” ít nguy hiểm hơn (!) và có lợi khi tính toàn trong thi đấu. Kể chuyện này tôi không có ý khuyên các bạn nên làm điều xấu. Song nếu thuộc bàn cờ thì rất có lợi” .
Song cũng không nên cho rằng Alekhine không có sở thích gì ngoài đánh cờ. Ông là người biết thông thạo nhiều ngoại ngữ, đọc nhiều sách văn học, đồng thời lại là người sành âm nhạc và am hiểu hội họa. Ngoài cờ, ông ham thích bơi lội, chơi quần vợt và đua xe đạp.
Đêm 25 tháng 3 năm 1946 ông mất đột ngột tại Paris. Cái chết bí hiểm của ông được giải thích do bệnh tim. Tấm ảnh cuối cùng còn chụp được khi ông chết cho thấy ông đang ngồi dựa trong chiếc ghế bành, bên cạnh là những quyển sách và phía trước ông, trong rất rõ là một bàn cờ có đủ 32 quân. Ông ngồi đó, mắt nhắm lại như đang suy nghĩ, có lẽ ông đang nghĩ về một thế cờ ở tàn cuộc hay một biến khai cuộc hoàn toàn mới?
Alekhine đã trở thành bất tử trong lịch sử cờ Vua. Ông là nhà vô địch duy nhất không bị hạ bệ. Khi vẫn còn đang khoác vòng nguyệt quế vinh quang, ông đã ra đi vĩnh viễn trong niềm thương tiếc của bao người. Alekhine, tên ông được gắn liền với nhiều ván cờ được coi là giáo khoa mẫu mực. Tên ông được lập đi lập lại trong biết bao thế cờ xuất sắc tuyệt diệu, có cả khai cuộc mang tên Alekhine. Các tài liệu cờ , các sách giào khoa đều nhắc đến ông.
Alekhine là thần tượng của hàng triệu đấu thủ trẻ. “Huyền thoại Alekhine” vẫn mãi làm mọi người rung động và mến phục.

3. Lasker – Nhà vô địch thế giới thứ hai
Emanuel Lasker là một nhà toán học , đồng thời là nhà tâm lý học người Đức. Ông đã từng viết một loạt công trình nghiên cứu về số học. Nhiều người đoán rằng ông sẽ khá thành đạt trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên , mọi lời tiên đoán không phải lúc nào cũng đúng.
Lasker có dáng người tầm thước, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thưởng có nụ cưới châm biếm trên môi. Trong con người ông kết hợp được một cách hài hoa đặc tính của một nhà khoa học thông minh, lanh lợi với phong cách tươi mát của một nghệ sĩ. Tính cách của ông hấp dẫn mọi người. Đã có nhiều sách viết về ông, song lại không phải viết về những công thức toán học hay tâm lý học mà là viết về sự nghiệp thứ hai của ông chói lọi hơn nhiều – Cờ Vua , sự nghiệp của cả một đời, mà nổi bật nhất là trong 27 năm liền giữ chức vô địch thế giới, điều mà các nhà vô địch từ cổ chí kim chưa ai làm nổi.
Năm 1893, Lasker gởi lời thách đấu đến Siegbert Tarrasch, người đã thắng liên tiếp 3 giải đấu mạnh của cờ vua thế giới là Breslau 1889, Manchester 1890 và Dresden 1892. Tarrasch kêu căng từ chối, cho rằng Lasker phải chứng minh đẳng cấp và dũng khí của mình trong các giải cờ chính của thế giới.
Bị Tarrasch từ chối, Lasker dũng cảm thách thức nhà vô địch thế giới lúc đó là Steinitz cho chức vô địch thế giới. Chi phí cho trận đấu là 2000 USD mỗi bên (Lasker đòi cao hơn nhưng không được). Trận đấu được tổ chức vào năm 1894 tại New York, Philadelphia và Montreal. Steinitz nói rằng mình sẽ thắng nhưng mọi chuyện không diễn ra như vậy khi ngay ván đầu tiên ông đã bị đánh bại. Nhưng Steinitz lấy lại thế cân bằng ở ván thứ hai và giữ được tới ván thứ 6. Sau đó, Lasker thể hiện phong độ tuyệt vời khi thắng liền 5 ván từ ván 7 đến ván 11 khiến Steinitz phải xin tạm nghỉ 1 tuần. Steinitz thắng lại ván 13 và 14 sau kỳ nghỉ, nhưng Lasker thắng ván 15 vá 16 khiến Steinitz không còn cơ hội để gỡ lại. Cuối cùng, Lasker chiến thắng sau 10 ván thắng, 5 ván hòa và 4 ván thua, trở thành nhà vô địch thế giới thứ 2 một cách xứng đáng. Ông còn chứng tỏ mình xứng đáng hơn khi thắng trong trận tái đấu với 10 thắng, 5 hòa và 1 thua.
Chiến thắng áp đảo của Lasker trước Steinitz thì không ai có thể phủ nhận nhưng nhiều người vẫn cho rằng chức vô địch đối với ông là chưa xứng đáng vì ông chưa đấu với hai người rất mạnh lúc bấy giờ là Tarrasch và Chigorin. Tarrasch cho rằng Lasker thắng vì Steinitz khi đó đã quá già để có thể giữ chức vô địch. (Steinitz đã 58 tuổi vào năm 1894). Đáp lại những lời công kích đó, Lasker lại tiếp tục gặt hái nhiều thành công ở các giải đấu lớn như St. Petersburg (1895 – 1896), Nuremberg (1896), London (1899), Paris (1900) và St. Petersburg (1914). Đặc biệt ở giải đấu St. Petersburg 1914, dạnh hiệu Đại kiện tướng thế giới được đưa ra và phong cho 5 người đứng đầu giải là Lasker, Capablanca, Alekhine, Tarrasch và Marshall.
Thành tích ấn tượng của Lasker càng minh chứng cho chức vô địch của ông. Và vào năm 1907, ông đối đầu với Marshall trong trận tranh chức vô địch thế giới. Mặc dù có phong cách chơi rất mạnh mẽ những Marshall đã không thể thắng trận nào, thua 8 và hòa 7, không thể giành danh hiệu của Lasker.
Và đến năm 1908 thì trận đấu được mọi người chờ đợi đã được tổ chức tại Munich, trận tranh chức vô địch thế giới giữa Lasker và Tarrasch. Phong cách chơi cờ của Tarrasch đối lập với Lasker, đối với Tarrasch sức mạnh của nước đi phải là logic không phải là hiệu quả của nó. Ông ta nói Lasker là một nhà chơi cờ nghiệp dư, thắng các đấu thủ khác nhờ mưu mẹo. Lasker cũng nói lại rằng chơi cờ kiểu Tarrasch thì chơi biểu diễn thôi chứ không phải trên bàn cờ. Cuộc khẩu chiến còn được tăng thêm phần kịch tính khi tại buổi lễ mở đầu cho trận tranh chức vô địch, hai người không nói với nhau câu nào ngoại trừ 3 từ của Tarrasch “check and mate” (chiếu và bí”).
Lasker không nói gì mà trả lời trên bàn cờ, nơi ông thắng 4 trong 5 ván đầu tiên và sau đó chiến thắng chung cuộc với tỉ số 10,5 – 5,5 (8 thắng, 5 hòa và 3 thua). Lasker đã chiến thắng áp đảo trong khi Tarrasch chỉ có thể nói rằng ông đánh dở vì thời tiết ẩm ướt!!!
Vào năm 1910, Lasker lại một lần nữa phải thi đấu để giữ ngôi vị của mình trước đối thủ rất mạnh Dawid Janowski và lại chiến thắng áp đảo với tỉ số 9,5 – 1,5, tuyệt vời hơn nữa là ông không để thua ván đấu nào. Đối đầu với Janowski, Lasker đã chọn lối chơi phòng thủ chắc chắn để khắc chế lối chơi tấn công vũ bảo của đối thủ, khiến Janowski phải thốt lên rằng “Phong cách chơi của ông ấy thật ngu ngốc khiến tôi không thể nhìn vào bàn cờ khi ông suy nghĩ. Tôi sợ rằng không thể làm một điều gì hay cho trận đấu”. Điều đó chứng tỏ lối chơi khoa học của Lasker bao lâu nay: tìm hiểu rõ đối thủ, sử dụng phương pháp hay nhất để khắc chế. Phong cách của Lasker, một nhà toán học và cũng là một triết gia, đó là “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Tiếp sau đó, ông lại có trận đấu giữ ngôi vị trước Schlechter nhưng với điều kiện là người thách đấu phải thắng hơn từ 2 điểm trở lên mới trở thành nhà vô địch. Schlechter chơi rất hay và dẫn Lasker 5-4 sau 9 ván. Nhưng vì áp lực phải thắng ván thứ 10 để hơn 2 điểm mới thành nhà vô địch, Schlechter đã phạm sai lầm đáng tiếc khi chiến thắng đã nằm trong tay, khiến trận đấu chung cuộc trở thành tỉ số hòa. Và Lasker lại vẫn vững vàng ở ngôi vương thêm vài năm.
Sau đó, Lasker còn thi đấu 2 trận không chính thức với Tarrasch và Rubinstein, người từng một thời là kẻ thách đấu cho ngôi vô địch. Và kết quả ông thắng cả 2 với tỉ số đậm. Lasker trở thành một nhà vô địch áp đảo, ông quá mạnh so với thời điểm của ông. Cho đến mãi sau này, khi thua Capablanca trong trận tranh ngôi vương cuối cùng của ông vào năm 1921, người ta vẫn cho rằng ông còn mạnh hơn và đề nghị trận tái đấu nhưng Lasker từ chối ví đối với ông, 27 năm thống trị làng cờ là đã quá đủ.
Phong cách chơi cờ của Lasker không thiên về một hướng nào mà là sự kết hợp có khoa học và hài hòa của nhiều lối chơi đúng đắn. Đối với từng đối thủ, ông có cách đối phó riêng, trong đó có sử dụng cả yếu tố tâm lý. Điều đó chứng tỏ một sự tính toán kỹ lưỡng của một nhà toán học và tư duy của một triết gia. Thêm vào đó, Lasker còn đóng góp rất nhiều vào hệ thống lý thuyết cờ vua qua những phương án trong các khai cuộc nổi tiếng như Gambit Hậu, Gambit Evans… Ông còn nắm rõ những ưu thế trong cờ vua và biết cách chuyển đổi như thế nào để giành phần thắng. Một điều thú vị nữa là Lasker chính là người giúp cờ vua phát triển nhanh hơn khi luôn đòi hỏi chi phí và giải thưởng cao cho các trận đấu quan trọng, trong đó đặc biệt là trận tranh ngôi vô địch. Điều đó giúp thúc đẩy cờ vua ngày càng phát triển nhanh hơn.
Lasker có những quan niệm độc đáo về cờ. Có lần người ta hỏi Rubeinstein (một danh thủ lẫy lừng cùng thời với Lasker): “ Hôm nay ông chơi với ai?” ông trả lời : “Hôm nay tôi chơi quân Trắng chống quân Đen, còn chuyện chơi với ai chả có ý nghĩa gì hết!” . Ngược lại Lasker có một quan điểm khác: “Trong ván cờ, không phải các quân cờ chống chọi nhau, mà là những người đấu trí với nhau” . Trước mỗi trận đấu ông tìm hiểu kỹ càng đối thủ của mình. Ông tâm sự : “Ván cờ là một cuộc đấu có sự tham gia của nhiều yếu tố khác nhau nhất. Bởi vậy hiểu biết những mặt mạnh , mặt yếu của đối thủ là hết sức quan trọng… Biết bao điều bổ ích bạn có thể rút ra được khi họ nghiên cứu đối thủ và các ván cờ của họ”.

Lasker không ưa cách học vẹt các thế biến khai cuộc . Ông nói: “Biêt cách chơi cờ không phải là công việc của trí nhớ đơn giản. Việc ghi nhớ các thế biến không phải là trọng yếu nhất. Trí nhớ là thứ vũ khí quý báu, không nên phung phí cho những điều vụn vặt. Phải nắm vững phương pháp chơi”.
Các ván cờ của Lasker thiên biến vạn hóa, không theo một quy luật cứng nhắc nào. Ông đã viết nhiều sách bàn về giai đoạn cờ tàn. Ông đã để lại cho các bạn chơi cờ những lời khuyên chân thành : “Tôi muốn đào tạo các học trò biết cách phê phán các tài liệu. Trong môn cờ, tôi không muốn tặng cho họ các khái niệm trừu tượng hay những luận điểm chung mà là những kiến thức thật sự sinh động. Họ hãy thử thách mình bằng những trậu đấu” .
Tên tuổi Lasker thật sự chói ngời. Nó gắn liền với cờ Vua trong hàng loạt tên gọi và các phương án khai cuộc, thậm chí cả đòn chiến thuật. Lasker là một tấm gương sáng cho biết bao kỳ thủ trẻ noi theo trên đường đi đến sự nghiệp vinh quang của họ.

4. Jose Raul Capablanca – Người hùng châu Mỹ, Nhà vô địch thế giới thứ ba, huyền thoại cờ tàn!
Cu ba – hòn đảo xanh tươi bốn mua sóng vỗ. Nơi đây đã sinh ra nhà chơi cờ kiệt xuất Hosé Raul Capablanca. Mới 4 tuổi, Capablanca đã được cha dạy những bước cờ đâu tiên. Bước sang thập kỷ đầu của thế kỷ 20, khi mới 20 tuổi ông đã có mặt ở hầu hết các cuộc đấu lớn nhất thế giới và được xếp ở thứ hạng cao
Bobby Fischer, nhà vô địch thế giới thứ 9 đã từng ca ngợi 2 nhân vật kiệt xuất của lịch sử cờ vua: “Morphy và Capablanca có năng lực thật tuyệt vời”. Vậy Capablanca là ai?
Quốc đảo Cuba tươi đẹp nằm trên vùng biển Caribean vinh dự khi sản sinh ra một trong những nhân vật cờ vua tài ba nhất của mọi thời đại, Jose Raul Capablanca, nhà vô địch thế giới thứ 3 – người đã đánh đổ 27 năm trị vì làng cờ của Emanuel Lasker. Capablanca sinh ngày 19 tháng 11 năm 1888 tại thủ đô Havana, ông đã thể hiện năng khiếu chơi cờ từ khi còn rất nhỏ. Được cha dạy chơi cờ vua từ năm 4 tuổi, cậu bé Capablanca nhanh chóng tiến bộ và đánh bại cha mình. Đến năm 8 tuổi, Capablanca tham gia câu lạc bộ cờ vua Havana và năm 13 tuổi đã gây tiếng vang khi đánh bại vô địch cờ vua Cuba là Juan Corzo. Năm 1905, Capablanca thi đậu và trường Đại Học Columbia ở New York, dự định sẽ chơi bong bầu dục tại nơi đây. Nhưng Capablanca đã tham gia vào câu lạc bộ cờ vua Manhattan và không bao lâu đã trở thành đấu thủ xuất sắc nhất tại nơi này. Chàng trai Capablanca còn rất giỏi khi chơi cờ nhanh và đã thắng một giải đấu cờ nhanh trong đó có cả nhà vô địch thế giới lúc bấy giờ là Emanuel Lasker. Đến năm 1908, Capablanca rời trường Đại học để chuyên tâm theo con đường cờ vua chuyện nghiệp.
Khả năng chơi cờ nhanh tuyệt vời của Capablanca đưa ông đến những trận thi đấu đồng loạt, đặc biệt là chuyến đi vòng quanh nước Mỹ năm 1909. Ông đã chơi 602 ván ở 27 thành phố với tỉ lệ thắng trận lên đến 96,4%. Chuỗi thành tích ấn tượng đó đã giúp Capablanca có cơ hội thi đấu với nhà vô địch nước Mỹ là Marshall và ông đã khẳng định được năng lực của mình qua trận thắng chênh lệch 15 – 8 (8 thắng, 14 hòa, 1 thua) – một tỉ lệ có thể sánh ngang với Lasker khi đấu với Marshall (8 thắng, 7 hòa) ở trận tranh chức vô địch thế giới năm 1907. Sau ván đấu đó, ông được xem như người mạnh thứ 3 của làng cờ vua thế giới thời điểm từ năm 1909 đến 1912.
Đến với giải đấu danh tiếng bậc nhất đương thời San Sebastian 1911, giải đấu được xem là 1 trong 5 giải đấu mạnh nhất thế giới, Capablanca đã làm rung chuyển cả làng cờ với thành tích vượt trội. Tuy nhiên, một điều đáng nói là trước thềm giải đấu, Berstein và Nimzowitch không đồng ý về sự có mặt của Capablanca vì cho rằng ông chưa đủ tiêu chuẩn (thành phần tham gia giải này ít nhất đạt hạng 3 tại một giải đấu dành cho kiện tướng; Capablanca đến giải theo lời đề nghị của Marshall). Ông đã chứng mình trình độ của mình trên bàn cờ vua khi dễ dàng hạ gục cả Berstein lẫn Nimzowitch ngay từ những ván đầu tiên và kết thúc giải với vị trí dẫn đầu khi thắng 6, hòa 7 và thua 1, xếp trên một loạt tay cờ nổi tiếng là Rubinstein, Vidmar, Marshall, Schlecter và Tarrasch. Một điều đáng chú ý hơn là ván thua duy nhất của ông trước Rubinstein sau này được xem là một trong những ván đấu hay nhất, một thành tựu của sự nghiệp cờ Rubinstein. Với vị trí dẫn đầu giải này, Capablanca chính thức được xem là một trong những đấu thủ nặng ký cho vị trí người thách đấu đối với nhà vô địch.
Năm 1911, Capablanca thách đấu Lasker để tranh chức vô địch nhưng không thành khi Lasker đưa ra quá nhiều điều kiện có lợi cho mình.
Năm 1913 – 1914, Capablan tiếp tục gặt hái thành công trong nhiều giải đấu lớn trong đó có giải St. Petersburg, khi ông xếp thứ nhất ở vòng 1 và đứng thứ 2 ở vòng 2 sau Lasker do một sai lầm đáng tiếc. Sau giải này, ông và một số kiện tướng đứng đầu thế giới, trong đó có cả Lasker đã thống nhất về quy định cho trận tranh chức vô địch thế giới như sau: nhà vô địch phải bảo vệ ngôi vị mỗi năm 1 lần trong một trận đấu mà ai thắng 6 hoặc 8 ván trước (tùy theo quyết định của nhà vô địch) và tiền thưởng là 1000 bảng Anh (tương đương 700.000 USD hiện nay)
Vào tháng 1 năm 1920, Emanuel Lasker và Capablanca ký kết giao kèo thi đấu tranh chức vô địch vào năm 1921. Sau đó, Lasker đưa ra đề nghị khi sẽ nhường ngôi trực tiếp cho Capablanca vì thấy mình đã tuổi già và khả năng của Capablanca mạnh hơn rất nhiều. Sau đó, cả hai thống nhất rằng trong trận đấu này, Capablanca là nhà vô địch còn Lasker là người thách đấu. Trận đấu diễn ra vào tháng 3 và tháng 4 năm 1921, và chỉ sau 14 ván với thua 4 và không thắng nổi ván nào, Lasker chịu thua và tuyên bố nhường ngôi vô địch cho Capablanca.
Sau khi giành ngôi vị vô địch thế giới, Capablanca tiếp tục thi đấu và thắng giải London 1922. Cũng tại giải này, ông đưa ra luật cho trận tranh ngôi vô địch: đấu thủ nào thắng trước 6 trận sẽ lên ngôi, trận đấu diễn ra trong 5 giờ và 40 nước đi cho 2,5 giờ đầu. Nhà vô địch phải chiến đấu bảo vệ danh hiệu mỗi năm và là người quyết định thời gian đấu cũng như cả số tiền cho cuộc thi đấu không thể dưới 10.000 USD. Thêm vào đó là một số quy định rõ rang về phần thưởng cho người thắng cuộc, người thua cuộc,…
Cũng trong nắm 1922, Capablanca chơi cờ đồng loạt với 103 người và thắng 102, hòa 1 lập kỷ lục chơi cờ đồng loạt thời điểm đó. Nhưng trong các giải đấu lớn thì Capablanca lại thường không phải là người thắng giải khi xếp thứ 2 (New York 1924), thứ 3 (Moscow 1925) và chỉ thắng ở giải nhỏ Lake Hopatcong 1926.
Mua thu năm 1927, một con tàu rời châu Âu, vượt Đại Tây Dương sang châu Mỹ. Trên tàu có một người Nga đến Buenoa Aires ( thủ đô nước Argentina ). Đó là Alexandr Alekhin , một danh thủ cờ châu Âu đi đọ tài trong trận đấu giành chức vô địch thế giới. Giới hâm mộ cờ của cả hai lục địa đều hồi hộp. Hồi đó báo chí gọi Capablanca là “ Nhà vô địch thế kỷ” , “Máy đánh cờ”. Người ta nhìn thấy trong những ván cờ của ông những suy luận sâu sắc lạ lùng của một trí tuệ siêu việt, nhất là sau khi ông hạ đu ợc Lasker , người đã từng 27 năm liền ngồi trên “ngai vàng”. Laxker là đại diện xứng đáng nhất của châu Âu, còn Capablanca là con người tài hoa của châu Mỹ. Các kỳ thủ châu Âu kỳ này cử vị sứ giả xuất sắc nhất của mình sang châu Mỹ để đọ tài. Vả lại, sau bao nhiêu khó khăn, vất vả mới sắp xếp được trận đấu giữa Capablanca và Alekhin. Song tất cả đều không tránh khỏi hồi hộp : Liệu Alekhin có thực hiện được điều họ mong đợi không? Dư luận và báo chí thời bấy giờ (và có lẽ cả thời nay nữa) gọi đó là “Trận đấu của thế kỷ”.
Vào ngày 16 tháng 9 năm 1927, tại Buenos Aires, trận đấu đã bắt đầu …
Alekhin thắng ván đầu tiên. Sau đó là một ván hòa. Đến ván thứ ba Capablanca bắt đầu thể hiện bản lĩnh và giành chiến thắng. 1 – 1. Ván 7 và 8, Alekhin hắng liên tục, đưa tỉ số lên 3-1. Sau đó là một giai đọan giằng co chưa từng thấy trong lịch sử cờ vua kéo dài đến ván 27, trong đó cả hai bên liên tục hòa nhau. Ván 28, Capablanca thắng. 4-2.
Ván 29 được các chuyên gia gọi là ván cờ lịch sử. Alekhin chỉ cần hòa là ván sau đó ông sẽ có nhiều lợi thế vì cầm quân trắng. Về phía Capablanca, ông phải cầm hòa được 5-5 thì mới hy vọng giữ được chức vô địch. Một lần nữa, Capablanca lại chiến thắng bằng một nước đi xuất sắc. 4-3. Chỉ đến ván 34, Alekhin mới giành được chiến thắng cuối cùng với tỉ lệ 6-3. Trận đấu bao gồm 25 ván hòa, kéo dài hơn 2 tháng rưỡi. Đó là một kỷ lục lúc bấy giờ và kỷ lục đó đến 60 năm sau mới bị phá vỡ.
Nhưng trận đấu phục thù đã không được xảy ra khi nhiều năm sau đóc cả Capablanca và Alekhine đều tiếp tục thi đấu các giải Quốc tế nhưng ít khi cùng thi đấu một giải và cả 2 cùng gặt hái nhiều thành công. Sau 1931, Capablanca rút khỏi sự nghiệp cờ vua chuyện nghiệp và chỉ còn đấu biểu diễn. Ông có tham gia trở lại để thi đấu cho đội tuyển Cuba. Và đến hết 1938 thì xem như chấm dứt sự nghiệp cờ hoàn toàn.
Capablanca mất vào ngày 8 tháng 3 năm 1942 trước sự tiếc nuối của cà làng cờ vua thế giới cho một người được xem là thiên tài cờ vua. Để tưởng nhớ ông, một giải cờ nổi tiếng được tổ chức hàng năm tại Havana, Cuba.
Sự nghiệp chơi cờ trong suốt 40 năm của Capablanca, những con số sau đây không khỏi làm mọi người kinh ngạc: Ông đấu tất cả 559 ván, hòa 2 ván và thua chi 34 vốn. Có nghĩa là mỗi năm ông chỉ thua duy nhất một ván mà thôi! . Và trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1916 đến tháng 3 năm 1924, ông không thua một ván đấu chính thức nào. Bí quyết cho sự thành công đó chính là khả năng chơi cờ tàn mạnh mẽ của riêng Capablanca. Ông am hiểu sâu sắc các loại cờ tàn cũng như cách đánh như thế nào để giảm tỉ lệ thua trong các loại cờ tàn đó. Capablanca rất mạnh trong các loại thế trận đơn giản và biết cách để chuyển trung cuộc thành cờ tàn có lợi cho chính mình. Chính vì vậy mà nếu không thể áp đảo ông tại trung cuộc thì khó long chiến thắng ông tại tàn cuộc. Nhưng không chỉ vậy, khi cần, Capablanca vẫn có thể chơi những ván cờ đầy tính chiến thuật với những đòn phối hơp đẹp mắt. Hai ví dụ điển hình là trận đấu trước Marshall năm 1918 và Spielmann 1927.
Capablanca để lại cho người đời những ván cờ xuất sắc mẫu mực, những quyển sách nghiên cứu có giá trị về cờ vua, những lời khuyên sâu sắc chân thành. Trong quyển sách “Sự nghiệp chơi cờ của tôi”, ông nhắn nhủ : “Khi chơi khai cuộc bạn có thể gặp nước trả lời của đối phương mà bạn chưa quen, trong trường hợp đó bạn sẽ chơi thế nào? Bạn hãy cứ đi theo suy nghĩ lành mạnh của chính mình, đưa các quân tới các vị trí chắc chắn. Có thế là bạn chưa đi được nước tuyệt nhất, song đó sẽ là bài học cho ván sau. Nên nhìn nhận các thất bại như bài học cho những ván sau. Nếu bạn cho nước đi nào là hay thì cứ đi nước đó. Có người sau khi tìm ra được một nước đi mà học cho là rất khả quan thì lại không dám thực hiện! Thật là đáng tiếc. Cần mạnh dạn làm điều mà bạn cho là đúng là hay”.

5. Wilhelm Steinitz – Nhà vô địch thế giới đầu tiên
Wilhelm Steinitz sinh ngày 17 tháng 05 năm 1836 tại Prague thủ đô Cộng Hòa Czech (trước thuộc Bohemia, Vương Quốc Áo). Ông học chơi cờ vua từ năm 12 tuổi. Đến năm 20 tuổi, Steinitz đến học tại trường Đại Học Bách Khoa Áo ở Vienna (thủ đô nước Áo) và bắt đầu chơi cờ nghiêm túc tại đây. Trình độ cờ của Steinitz nhanh chóng tiến bộ vào đầu thập niên 1850. Năm 1859, ông đạt vị trí thứ 3 tại giải vô địch nước Áo và lên ngôi tại giải này vào năm 1861. Khi đó, người ta gọi ông với biệt danh là “Morphy của nước Áo”. (làm link cho chữ Morphy đến bài Paul Morphy)
Chức vô địch tại nước Áo đã đưa ông đến với giải đấu danh tiếng tại London, nơi quy tụ nhiều tay cờ kiệt xuất của thế giới lúc bấy giờ. Steinitz chỉ đứng thứ 6, song trận thắng trước nhà chơi cờ nổi tiếng Augustus Mongredien đã mang về cho ông giải thưởng Ván cờ đẹp nhất. Ngay sau đó, ông đã thách đấu với người đứng hạng 5 của giải là Sefafino Dubois và chiến thắng đã nghiêng về Steinitz với 5 thắng, 1 hòa, 3 thua. Điều này đã khuyến khích Steinitz bước vào con đường chơi cờ vua chuyên nghiệp và ông dọn đến London. Năm 1862 đến 1863, Steinitz thắng một trận đấu làm rung chuyển làng cờ trước Joseph Henry Blackburne, người chỉ 2 năm chơi cờ đã đứng vào top 10 đấu thủ giỏi nhất thế giới trong vòng 20 năm. Tiếp đó, Steinitz liên tục đánh bại một cách thuyết phục trước những tay cờ đầu đàn ở Vương Quốc Anh là Frederic Deacon, Augustus Mongredien, Green và Robey. Đó cũng là cách mà ông kiếm tiền cho cuộc sống vì mỗi cuộc thách đấu đều phải có khoảng tiền mà người thách đấu bỏ ra.
Những thành công này đã chứng tỏ Steinitz là một trong những đấu thủ giỏi nhất thế giới. Nhờ vậy, ông được sắp xếp một trận đấu với Adolf Anderssen, người được xem là tay cờ giỏi nhất thế giới khi thắng hai giải đấu Quốc tế vào năm 1851 và 1862 (khi đó chưa gọi là giải vô địch thế giới) và Paul Morphy đã không còn thi đấu nữa. Một trận đấu căng thẳng và quyết liệt đã diễn ra giữa hai nhà chơi cờ xuất sắc bậc nhất của thế giới. Sau 12 ván đấu, tỉ số hòa 6-6 với không có một ván hòa nào. Và Steinitz đã chứng tỏ mình xuất sắc hơn khi chiến thắng 2 ván đấu cuối cùng để giành lấy phần thưởng 100 bảng Anh, khi đó có giá trị bằng 57.500 bảng Anh vào năm 2007. Cũng qua trận đấu này, Steinitz được xem là đấu thủ xuất sắc nhất thế giới. Một điều thú vị cho trận đấu này là người ta dự đoán vào trận Steinitz sẽ chơi phòng thủ như phong cách trước giờ của mình, còn Anderssen sẽ tấn công. Nhưng thực tế, cả hai đã chơi đôi công với nhau và Steinitz đã thắng với những cuộc tấn công đẹp mắt, hi sinh quân để giành chiến thắng.
Từ năm 1862 đến 1892, Steinitz thắng tất cả các trận đấu cá nhân chính thức và mở rộng. Ông đánh bại Henry Bird 1866 (7 thắng, 5 hòa, 5 thua) và hoàn toàn khuất phục Johannes Zukertort, người đã chiến thắng Adolf Anderssen thuyết phục vào năm 1871, với 7 thắng, 4 hòa và 1 thua. Nhưng lối chơi cờ của Steinitz đậm chất phòng thủ nên ông không thi đấu thuyết phục tại các giải đấu lớn. Đứng thứ 3 tại giải Paris năm 1867, đứng thứ 2 tại Dundee 1868 và tại giải Baden-Baden, ông xếp sau Adolf Anderssen nhưng đứng trên nhiều đấu thủ mạnh khác. Mãi đến năm 1872, ông mới lên ngôi tại giải London 1872 và tại giải Vienna 1873.
Ngoài các cuộc thi đấu trên bàn cờ, giữa Steinitz và nhiều tay cờ nổi tiếng khác như Zukertort, James Mason, Leopold Hoffer, Chigorin… còn xảy ra nhiều cuộc chiến trên báo. Những cuộc tranh luận sôi nổi và thậm chí gay gắt giữa các ông lúc bấy giờ được xem như “Cuộc chiến giấy mực” mà không ai chịu nhường ai. Mỗi người điều có những quan điểm riêng và bảo vệ quan điểm của họ về cờ vua. Tuy “Cuộc chiến giấy mực” căng thẳng là thế nhưng mỗi bên đều tôn trọng nhau vì những đóng góp cho cờ vua cũng như vì tài năng của mỗi bên.
Năm 1886, năm lịch sử của cờ vua thế giới, một trận đấu đã được tổ chức giữa 2 người được xem là giỏi nhất thế giới lúc đó là Steinitz và Zukertort. Dù thua ở trận đấu cá nhân năm 1871 nhưng Zukertort lên ngôi tại nhiều giải đấu lớn sau đó, đặc biệt tại giải London năm 1883 khi Zukertort vô địch với 3 điểm hơn người về nhì là Steinitz. Đã có rất nhiều tranh luận ai mới là người xuất sắc nhất thế giới và trận đấu 1886 đươc tổ chức vì điều này. Trận đấu được nhiều người hâm mô cờ vua chờ đợi bao năm đã diễn ra tại New York, St. Louis và New Orleans. Sau 5 ván đầu Zukertort dẫn Steinitz với tỉ số 4-1, nhưng sau đó với bản lĩnh của mình Steinitz đã thắng lại với tỉ số 12,5-7,5 (10 thắng, 5 hòa và 5 thua) chính thức trở thành nhà vô địch cờ vua thế giới.
Năm 1889, theo điều lệ lúc đó, nhà vô địch sẽ phải thách đấu với 1 người mà ông xem là giỏi nhất để tranh chức vô địch. Và Steinitz thách đấu với Chigorin cho chức vô địch thế giới của mình. Ông thắng 10, hòa 1 và thua 6, tiếp tục giữ chức vô địch. 1892, ông gặp lại Chigorin một lần nữa và tiếp tục thắng với tỉ số 12.5 – 10.5 và đó cũng là lần cuối Steinitz giữ chức vô địch cho đến khi gặp Lasker năm 1894.
Steinitz mất ngày 12 tháng 8 năm 1900 vì bệnh tim tại New York, Mỹ. Ngoài sự nghiệp chơi cờ và danh hiệu vô địch, Steinitz còn đóng góp rất nhiều cho kho tàng kiến thức cờ vua và hệ thống thi đấu tranh chức vô địch thế giới. Từ Steinitz, lý thuyết cờ vua được đặt thêm nhiều viên gạch nền tảng như cấu trúc chốt, không gian, tiền đồ cho mã và ưu thế 2 tượng. Lối chơi của Steinitz thiên về phòng ngự, góp nhặt những ưu thế nhỏ nhất, từ từ áp đảo đối thủ và chiến thắng với một đòn phối hợp. Như Adolf Anderssen từng nói “Kolisch (một nhà chơi cờ xuất sắc bấy giờ) là một kẻ cướp đường và làm bạn cảm thấy hoảng hốt, còn Steinitz là một tên móc túi, anh ta ăn cắp một con chốt và giành chiến thắng với chỉ một con chốt đó”. Cùng với Paul Morphy, Steinitz là một người đặt nền tảng quan trọng cho lý thuyết cờ vua.

6. Veselin Topalov – Nhà vô địch FIDE 2005
Veselin Topalov (sinh 15 tháng 3 năm 1975) là một đại kiện tướng cờ vua người Bulgaria và cựu vô địch cờ vua thế giới của FIDE. Trong danh sách xếp hạng hiện tại của FIDE, Topalov xếp thứ hai với hệ số Elo 2805 và là một trong hai kì thủ hiện tại có Elo vượt quá 2800. Huấn luyện viên của Topalov hiện tại là kiện tướng Silvio Danailov.
Topalov trở thành vô địch cờ vua thế giới của FIDE sau khi giành thắng lợi trong giải vô địch cờ vua thế giới của FIDE năm 2005. Anh còn được tặng thưởng giải Oscar cờ vua năm 2005. Topalov đã chơi trận thách đấu tranh danh hiệu vô địch thế giới với Vladimir Kramnik vào năm 2006. Trận đấu kết thúc với tỷ số 6-6, nhưng Topalov thua trong lượt cờ nhanh với tỷ số 2,5-1,5.

Anh giữ ngôi số 1 thế giới từ tháng 4 năm 2006 tới tháng 1 năm 2007. Tháng 10-2006 Topalov trở thành kì thủ có hệ số Elo cao thứ hai trong lịch sử (2813) (chỉ sau Kasparov với Elo 2849). Anh trở lại vị trí số 1 thế giới vào tháng 10 năm 2008 cho đến tháng 1 năm 2010 thì xuống vị trí số 2 sau Magnus Carlsen.

Topalov ở vị trí số 1 thế giới trong tổng cộng 27 tuần, là kì thủ nắm ngôi số 1 lâu thứ 4 kể từ khi bảng xếp hạng FIDE được đưa ra năm 1971, sau Garry Kasparov, Anatoly Karpov và Robert Fischer.

Sự nghiệp lúc đầu
Topalov sinh ở Rousse, Bulgaria. Anh được cha dạy chơi cờ vua khi lên tám tuổi. Năm 1989, Topalov giành vô địch giải U14 thế giới tổ chức ở Aguadilla, Puerto Rico và năm 1990, giành huy chương bạc giải U16 thế giới ở Singapore. Anh được phong đại kiện tướng vào năm 1992.
Topalov là đội trưởng đội cờ vua quốc gia Bulgaria từ năm 1994. Tại Olympiad cờ vua năm 1994 ở Moskva, anh cùng đội Bulgaria xếp ở vị trí thứ tư.
Trong 10 năm tiếp theo, Topalov giành thắng lợi ở nhiều giải đấu lớn và thăng tiến rất nhanh trên bảng xếp hạng các kỳ thủ. Vào đầu năm 1996, Topalov được mời tham dự sự kiện “các siêu đại kiện tướng”, chỉ dành cho những kỳ thủ lớn nhất. Trận thua của Topalov trước đương kim vô địch thế giới Garry Kasparov vào năm 1999 ở giải Corus được xem là một trong những ván hay nhất trong lịch sử cờ vua [cần dẫn nguồn].
Trong giải vô địch thế giới theo thể thức loại trực tiếp do FIDE tổ chức năm 1999, Topalov để thua ở vòng 16 kỳ thủ cuối cùng. Năm 2000, anh vào tới bán kết, 2001 vào vòng 16 và bán kết năm 2004. Năm 2002, anh để thua trong trận chung kết giải giành quyền thách đấu đương kim vô địch thế giới Péter Lékó tổ chức tại Dortmund, Đức.
Giải cờ vua Linares năm 2005 đánh dấu thành công đầu tiên của Topalov ở một giải đấu siêu cấp khi anh và Kasparov cạnh tranh nhau ngôi vô địch và đánh bại Kasparov ở vòng cuối cùng (dù vậy, Topalov vẫn không vô địch giải đó). Đó cũng là giải đấu chuyên nghiệp cuối cùng của Kasparov trước khi từ giã cờ vua. Tiếp nối thành công đó, Topalov giành chức vô địch giải M-Tel Masters 2005, xếp trên các đại kiện tướng Viswanathan Anand, Vladimir Kramnik, Ruslan Ponomariov, Michael Adams và Judit Polgar. Hệ số elo trung bình của những kỳ thủ tham gia giải đấu đó là 2744, khiến nó trở thành giải đấu của các siêu đại kiện tướng, giải đấu mạnh nhất trong năm 2005.
Vô địch thế giới
Đạt đủ elo, Topalov được mời tham dự giải vô địch cờ vua thế giới FIDE năm 2005 gồm tám kỳ thủ, đấu theo thể thức vòng tròn hai lượt ở San Luis, Argentina vào tháng 9 và 10-2005. Giành được 6,5/7 điểm tối đa sau lượt thứ nhất, Topalov gần như chắc chắn sẽ vô địch. Anh hòa tất cả các trận ở lượt thứ hai và giành chức vô địch thế giới với khoảng cách 1,5 điểm với người xếp thứ hai.
Trận đấu thống nhất danh hiệu vô địch thế giới của FIDE (do Topalov nắm giữ) và nhà đương kim vô địch thế giới Vladimir Kramnik để tìm ra một nhà vô địch duy nhất, được cộng đồng cờ vua mong đợi. Ngày 16 tháng 4 năm 2006, Chủ tịch FIDE Kirsan Ilyumzhinov tuyên bố rằng trận đấu thống nhất danh hiệu sẽ được tổ chức vào tháng 9 và tháng 10-2006. Kramnik đánh bại Topalov và trở thành nhà vô địch cờ vua chính thức đầu tiên của toàn thế giới trong suốt 13 năm.
Tháng 5-2006, Topalov bảo vệ thành công danh hiệu ở giải M-Tel Masters với 6,5 điểm, nhiều hơn nửa điểm so với Gata Kamsky.
Tranh cãi về trận đấu Kramnik-Topalov
Ngày 28-9-2006, Danailov ra một thông cáo báo chí đặt nghi vấn về hành vi của Kramnik trong trận đấu. Đội Bulgaria đưa ra một tuyên bố công khai rằng Kramnik đã vào phòng vệ sinh cá nhân (nơi duy nhất không đặt camera kiểm soát hình ảnh và âm thanh) khoảng 50 lần mà không có lý do chính đáng (sau này con số đó của FIDE được coi là vượt quá sự thật) và đưa ra những quyết định quan trọng nhất trong trận đánh chính ở trong nhà vệ sinh.
Phía Topalov còn yêu cầu ban tổ chức phải cho phép các nhà báo xem đoạn video ghi hình trong phòng của Kramnik từ ván một đến ván bốn. Ban tổ chức chỉ công bố một phần đoạn băng đó với lời giải thích là phần còn lại bị mất vì lý do kỹ thuật. Sau đó, Danailov còn yêu cầu ngưng sử dụng nhà vệ sinh cá nhân và đe dọa sẽ ngừng trận đấu. Ban tổ chức chấp nhận đề nghị đó, ngưng việc sử dụng các phòng vệ sinh cá nhân, mà thay bằng một phòng vệ sinh chung.
Kramnik từ chối chơi ván thứ 5 và tới ngày 1-10, vấn đề phòng vệ sinh được giải quyết theo ý kiến của Kramnik. Chủ tịch FIDE Kirsan Ilyumzhinov quyết định niêm phong ván đấu ở tỷ số 3-2. Trận đấu được bắt đầu lại vào ngày 2-10-2006. Ngày 1-10, Hiệp hội các kỳ thủ chuyên nghiệp ra tuyên bố khẳng định cáo buộc của Dainalov là không có chứng cứ. Topalov cũng không nhận được sự ủng hộ của các kỳ thủ lớn như Anatoly Karpov, Viktor Korchnoi, Boris Spassky, Viswanathan Anand, Lev Alburt, Yasser Seirawan và nhiều người khác.
Ngày 3/10, Topalov phát biểu trong một cuộc họp báo: “Tôi tin rằng Kramnik không gian lận và tôi sẽ quyết định sẽ chơi tiếp để chứng minh điều đó”.Tuy nhiên, ngày hôm sau cuộc “khủng hoảng cờ vua” lại khởi phát khi huấn luyện viên của Topalov lên tiếng buộc tội Kramnik nhận được sự hỗ trợ từ máy tính khi chơi.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn sau trận đấu, Dainalov bày tỏ muốn tổ chức trận đấu lại giữa Topalov và Kramnik: “Luật của FIDE cho phép các nhà vô địch thế giới bị mất danh hiệu được phép thách đấu người đang giữ danh hiệu. Tổng số quỹ tiền thưởng là 1,5 triệu đôla. Chúng tôi sẽ huy động được số tiền này và đề xuất tiến hành một trận đấu ở Sofia. Chúng tôi sẽ đưa ra ngày tháng chính xác: 3 tháng 3 năm 2007”.Tuy nhiên, đề nghị của Dainalov không thể thực hiện được vì theo luật của FIDE, một trận đấu như vậy chỉ có thể diễn ra tối thiểu sáu tháng trước giải vô địch thế giới lần tiếp theo được tổ chức vào tháng 9-2007 ở Mexico. Topalov đành chấp nhận thua trận và để mất danh hiệu vô địch thế giới vào tay Kramnik.
Sự nghiệp sau trận đấu năm 2006
Sau khi để mất danh hiệu vô địch thế giới, Topalov tham dự giải Essent. Ở giải đó, Topalov kết thúc thứ ba trong bốn kỳ thủ với 2,5 điểm trong sáu trận. Topalov thua hai ván trước Judit Polgar và một ván trước Shakhriyar Mamedyarov.
Tháng 1-2007, Topalov xếp đồng hạng nhất (trước Kramnik, chỉ xếp thứ tư) ở giải Corus cùng Levon Aronian và Teimour Radjabov.
Từ 17 đến 21-4-2008, Topalov tham dự và giành chức vô địch tại giải cờ nhanh Ciudad Dos Hermanas lần thứ 14, đánh bại Đại kiện tướng Francisco Vallejo Pons (Tây Ban Nha) 2½–1½ trong trận chung kết.

Tháng 12 năm 2008, Topalov giành chức vô địch giải cờ Pearl Spring lần đầu tiên. Tuy nhiên năm 2009 anh không tham dự giải cờ Bilbao dành cho các nhà vô địch 4 giải đấu trong hệ thống Grand Slam.
Năm 2010 Topalov giành chức vô địch giải Linares sau khi giành 6½ điểm / 10 ván. Đây là lần đầu tiên anh vô địch giải này.

7. Vladimir Kramnik – Nhà vô địch cờ vua Quốc tế hợp nhất 2006
Vladimir Borisovich Kramnik (tiếng Nga: Владимир Борисович Крамник; sinh ngày 25 tháng 6 năm 1975) là đại kiện tướng cờ vua người Nga và là cựu vô địch cờ vua quốc tế hợp nhất. Theo bảng xếp hạng hiện tại của FIDE, Kramnik là kì thủ có hệ số Elo cao nhất của Nga.
Vô địch cờ vua thế giới
Vào tháng 10 năm 2000, anh thắng Garry Kasparov trong cuộc đấu 16 ván tại Luân Đôn để trở thành Nhà vô địch Cờ vua Cổ điển Thế giới (Classical World Chess Champion). Cuối năm 2004, Kramnik giữ giải vô địch khi thắng Péter Lékó trong cuộc đấu 14 ván tại Brissago (Thụy Sĩ).
Vào tháng 10 năm 2006, Kramnik, vẫn được xem là Nhà vô địch Cờ vua Cổ điển Thế giới, thắng Veselin Topalov, Nhà vô địch Cờ vua Thế giới của FIDE, trong cuộc đấu thống nhất. Có nhiều tranh cãi về vụ Kramnik vào phòng vệ sinh nhiều trong cuộc đấu. Kramnik hủy bỏ ván thứ 5 khi từ chối chơi cờ do Ủy ban Thượng thẩm thay đổi điều kiện của cuộc đấu. Cuộc đấu ngang điểm 6–6 sau 12 ván thường và Kramnik thắng ván cờ nhanh giải quyết ngang điểm 2,5–1,5.
Giải vô địch cờ vua thế giới 2007 tại Mexico
Khi Kramnik thắng trận đấu hợp nhất danh hiệu vô địch năm 2006, anh giành luôn vị trí của Topalov tại Giải vô địch thế giới 2007 với tư cách đương kim vô địch FIDE. Mặc dù theo truyền thống chức vô địch cờ vua thế giới được quyết định bằng một trận đấu tay đôi chứ không qua một giải đấu, Kramnik nhấn mạnh rằng anh sẽ công nhận quán quân giải đấu này là nhà vô địch thế giới.
Tại giải đấu được tổ chức vào tháng 9 năm 2007, Kramnik chỉ về đồng hạng nhì. Viswanathan Anand vô địch giải đấu (hơn Kramnik 1 điểm), đồng nghĩa với việc giành chức vô địch thế giới từ tay Kramnik.
2009
Tháng 7 Kramnik lần thứ 9 vô địch giải cờ Dortmund (Elo trung bình 2744, nhóm 20) với 6½ điểm / 10 trận, hơn nhóm về nhì 1 điểm.
Tháng 11 Kramnik vô địch giải cờ Tưởng niệm Tal, giải cờ được đánh giá là mạnh nhất năm 2009 (với hệ số Elo trung bình là 2764, thuộc nhóm 21), với 6 điểm / 9 trận (3 thắng 6 hoà). Giải có các kì thủ mạnh tham dự như đương kim vô địch thế giới Anand, kì thủ Elo trên 2800 Carlsen…
Đánh với rô-bốt
* 2002, Bahrain — trận với phiên bản 8 Deep Fritz, hòa 4:4.
* 2006, Bonn — trận với phiên bản 10 Deep Fritz, thua 2:4.
Sức khoẻ và đời tư
Kramnik được chẩn đoán bị một dạng hiếm của bệnh viêm khớp, có tên là viêm đốt sống dẫn tới cứng khớp (tiếng Anh: ankylosing spondylitis). Nó gây cho anh sự bất tiện, mệt mỏi khi thi đấu. Tháng 1 năm 2006, Kramnik tuyên bố rằng anh phải bỏ giải Corus ở Wijk aan Zee để trị bệnh. Anh quay trở lại vào tháng 6 năm 2006, tham gia Olympiad cờ vua lần thứ 37. Anh thi đấu tốt ở giải này, có hệ số thi đấu cao nhất (2847) trong hơn 1300 kì thủ tham dự.
Tháng 12 năm 2006 Kramnik cưới nhà báo người Pháp Marie-Laure Germon. Hai người có một con gái sinh vào tháng 12 năm 2008.

8. Viswanathan Anand – Nhà vô địch thế giới 2011
Viswanathan Anand (sinh ngày 11 tháng 12, 1969) là một Đại kiện tướng Quốc tế cờ vua Ấn Độ và hiện đang là Vô địch cờ vua thế giới.
Anand trở thành Vô địch cờ vua thế giới của FIDE vào năm 2000, tại thời điểm chức Vô địch thế giới bị phân chia. Sau khi giành chiến thắng tại giải Vô địch cờ vua thế giới năm 2007, Anand đã được coi là nhà vô địch thế giới chính thức. Anh bảo vệ danh hiệu này trong giải Vô địch cờ vua thế giới năm 2008 khi đấu với Vladimir Kramnik vào tháng 10 và tháng 11 năm 2008.

Anand là một trong số 5 kỳ thủ trong lịch sử đã vượt qua ngưỡng ELO 2800 trên bảng xếp hạng FIDE (4 người kia là Kasparov, Topalov, Kramnik và Carlsen). Anh đã đứng đầu bảng xếp hạng này 5 trong 6 lần từ tháng 4 năm 2007 tới tháng 7 năm 2008. Vào tháng 10 năm 2008 Anand tụt xuống vị trí thứ 5, ra ngoài top 3 lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm 1996. Trong bảng xếp hạng mới nhất của FIDE, anh xếp số 1 Ấn Độ.

Giai đoạn đầu
* 1983: giành giải vô địch toàn Ấn Độ cho lứa tuổi trẻ năm 14 tuổi với 9 thắng, 0 thua.
* 1984: đạt chuẩn Kiện tướng Quốc tế khi mới 15 tuổi.
* 1985: giành giải vô địch toàn Ấn Độ khi mới 16 tuổi.
* 1987: giành giải vô địch trẻ toàn thế giới khi 18 tuổi.
* 1988: đạt chuẩn Đại kiện tướng Quốc tế

Năm 1991 Anand trở nên nổi tiếng tầm cỡ thế giới khi vô địch giải cờ Reggio Emilia, đứng trên cả Garry Kasparov và Anatoly Karpov.

Trong vòng đấu ứng cử viên tranh chức vô địch thế giới năm 1993 Anand lọt vào 8 người đấu đối kháng lần đầu tiên, thắng ván đầu nhưng cuối cùng thua Anatoly Karpov sít sao tại trận tứ kết.

Trong 2 năm 1994-95 Anand và Gata Kamsky thống trị vòng loại của hai giải cờ tranh chức vô địch thế giới cạnh tranh nhau FIDE and PCA. Tại vòng loại của FIDE, Anand thua Kamsky trong trận tứ kết sau khi dẫn bàn sớm. Kamsky đi tiếp tới trận chung kết tranh chức vô địch với Karpov.

Tại vòng loại của PCA 1995, Anand thắng các đấu thủ Oleg Romanishin and Michael Adams mà không để thua ván nào, và trả thù được trận thua tại vòng loại FIDE khi đánh bại Gata Kamsky trong trận chung kết để trở thành người thách đấu. Trong năm 1995, anh thi đấu trận Vô địch thế giới của PCA với Garry Kasparov tại World Trade Center ở thành phố New York. Sau tám ván hòa liên tiếp (kỷ lục trong các trận đấu tranh chức vô địch thế giới), Anand thắng ván thứ chín với đòn đổi quân hiệu quả, nhưng trong năm ván sau đó Anand thua bốn ván và thua cả trận với tỷ số 10.5 – 7.5.

Vô địch cờ vua thế giới
Sau vài lần không thành công, cuối cùng Anand cũng giành được ngôi vô địch thế giới của FIDE năm 2000 sau khi thắng Alexei Shirov 3.5 – 0.5 trong trận chung kết tổ chức tại Tehran, trở thành người Ấn độ đầu tiên đoạt ngôi vị này. Đến năm 2002 Anand mất ngôi vô địch vào tay Ruslan Ponomariov.

Anand đứng thứ nhì cùng với Peter Svidler trong giải vô địch thế giới của FIDE năm 2005 với 8.5 điểm sau 14 ván, kém 1.5 điểm so với nhà vô địch Veselin Topalov.

Vào tháng 9/2007 Anand trở thành Vô địch thế giới một lần nữa khi thắng giải Vô địch thế giới 2007của FIDE tổ chức tại Mexico City. Anh thắng giải vòng tròn hai lượt đó với 9 điểm trong 14 ván, 1 điểm trên 2 người đứng thứ hai là Vladimir Kramnik và Boris Gelfand. Đây là ngôi vô địch thế giới đầu tiên thông qua đấu giải thay vì đấu trận kể từ 1948 với Mikhail Botvinnik.

Anand đang bảo vệ ngôi vô địch khi đấu với Kramnik trong trận tranh ngôi vô địch năm 2008 tại Bonn. Vào tháng 10/2007, Anand nói rằng anh thích hình thức đấu giải vô địch hơn là đấu trận 12-24 ván, và nói rằng quyền của Kramnik được thách đấu với nhà vô địch là “nực cười”.

Vô địch cờ nhanh thế giới
Vào tháng mười 2003, FIDE tổ chức giải vô địch cờ nhanh thế giới giữa 12 kỳ thủ hàng đầu thế giới tại Cap d’Agde. Mỗi kỳ thủ có 25 phút cả ván cờ + 10 giây sau mỗi nước đi. Anand vô địch giải này, hạ Kramnik trong trận chung kết.

Anh cũng đã vô địch các giải cờ nhanh khác:
* Corsica (1999-2005)
* Chess Classic (2000-2008)
* Leon 2005
* Eurotel 2002
* Fujitsu Giants 2002
* Melody Amber (5 lần – riêng phần cờ nhanh là 7 lần).
Các kết quả khác
Anand thắng liên tiếp 3 giải Advanced Chess tổ chức tại Leon, Tây ban nha sau khi Garry Kasparov giới thiệu hình thức chơi cờ có tham khảo máy tính này vào năm 1998.
Anand giành giải thưởng Chess Oscar các năm 1997, 1998, 2003, 2004, and 2007. Giải này được trao tặng cho kỳ thủ xuất sắc nhất trong năm của tạp chí cờ Nga 64.
Anand chiến thắng trong các giải nổi tiếng khác:
* Giải cờ vua Corus 2006 (đồng giải nhất với Veselin Topalov)
* Dortmund 2004
* Linares 2007 và 2008.
* Monaco Amber Blindfold 1994, 1997, 2003, 2005 and 2006.
* Giải cờ nhanh Grenkeleasing 2007, thắng Levon Aronian trong trận chung kết.

9. Anatoly Evgenyevich Karpov
Anatoly Evgenyevich Karpov sinh 23 tháng 5 năm 1951. Ông là một đại kiện tướng cờ vua người Nga và là nhà vô địch cờ vua thế giới từ năm 1975 đến 1985, tham gia vào các trận chung kết để giành lại ngôi vô địch từ 1986 đến 1990 (tuy nhiên đều thất bại trước Garry Kasparov), sau đó là nhà vô địch thế giới của FIDE từ 1993 đến 1999 (khi có sự chia tách trong làng cờ vua thế giới).
Ông từng vô địch (hoặc đồng vô địch) 161 giải đấu trong sự nghiệp. Sự nghiệp thi đấu cờ chuyên nghiệp của ông theo thống kê có 1.118 trận thắng, 287 trận thua và 1.480 trận hoà trong 3.163 trận đấu, với hệ số Elo cao nhất là 2780. Theo bảng xếp hạng mới nhất của FIDE, Karpov không còn nằm trong 100 kì thủ hàng đầu thế giới.

Thành tích
Karpov được người cha dạy cờ từ năm lên 4 tuổi, và sau đó tiến bộ rất nhanh: trở thành ứng cử viên cho chức kiện tướng năm 11 tuổi, kiện tướng chính thức năm 15 tuổi và đại kiện tướng năm 19 tuổi.
* Năm 18 tuổi Karpov giành chức vô địch Cờ vua trẻ.
* Vào các năm 1971, 1972, Karpov liên tục đạt số điểm đồng hạng nhất trong ba giải đấu (Moskva, Hastings, Texas)
* Năm 1973, tại Leningrad, Karpov đạt cùng số điểm hạng nhất với Viktor Korchnoi.
* Trong giải vô địch thế giới năm 1974, ở vòng loại Karpov thắng Lev Polugaevsky, Boris Spassky và Korchnoi. Trận cuối cùng với đương kim vô địch Bobby Fischer đã không diễn ra theo kì vọng của khán giả. Do những đòi hỏi từ phía Fischer mà FIDE cho là quá đáng, tháng 4 năm 1975 FIDE đã quyết định truất ngôi vua cờ của Fischer và phong danh hiệu này cho Karpov. Anatoly Karpov chính thức trở thành vua cờ mới của thế giới kể từ tháng 4 năm 1975.
* Năm 1978, tại Baguio, Karpov bảo vệ thành công ngôi vô địch khi thắng Korchnoi (thắng 6, thua 5, hòa 21 ván).
* Năm 1981, tại Merano, một lần nữa Korchnoi là ứng cử viên đấu chung kết với Karpov. Lần này Karpov đã thắng dễ dàng (thắng 6, thua 2, hòa 10).
* Năm 1985, sau 10 năm giữ chức vô địch thế giới, Karpov đã phải nhường lại ngôi vô địch cho Garry Kasparov (thắng 3 thua 5 hòa 16).
* Karpov còn giành lại chức vô địch FIDE (năm 1993) và giữ ngôi vị này cho đến tận năm 1999 (thua Aleksandr Khalifman).
Tháng 9 năm 2009, Karpov và kình địch Kasparov đã có trận đấu biểu diễn tại Valencia. Với 4 ván cờ nhanh và 8 ván cờ chớp, Karpov thua với tỉ số 3–9 (+2 =2 –8).
Theo đánh giá của Samuel Reshevsky, Karpov là kì thủ có khả năng công thủ toàn diện và tốc độ chơi cờ rất nhanh với một phong thái điềm tĩnh. Karpov có kiểu chơi giống như Mikhail Botvinnik.

10. Bobby Fischer
Robert James “Bobby” Fischer (9 tháng 3 năm 1943 – 17 tháng 1 năm 2008[1]) là đấu thủ cờ vua nổi tiếng người Hoa Kỳ, trước khi mất mang quốc tịch Iceland. Cậu bé Fischer sớm bộc lộ tài năng trong cờ vua, sau đó cùng với chị gái sang Liên Xô tập huấn cờ vua.
Khi còn 13 tuổi, Fischer đã chơi một ván cờ cầm quân đen và thắng Kiện tướng Donald Byrne; ván cờ này về sau được chọn là ván cờ thế kỉ.
Fischer đoạt giải vô địch cờ vua Hoa Kỳ năm 14 tuổi. Tổng cộng Fischer đoạt toàn bộ 8 giải vô địch Hoa Kỳ trong tất cả những lần ông tham gia.
Năm 1972, Bobby Fischer thắng Boris Spassky để giành chức vô địch thế giời. Tại thời điểm này, chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ đang ở thời kỳ đỉnh cao, chiến thắng của Fischer được chính trị hóa và được xem như là sự ưu việt của xã hội Hoa Kỳ, còn Liên Xô cảm thấy bị mất mặt với thất bại của Spassky. Trong quá trình thi đấu của giải, này Fischer bộc lộ tính cách ngang tàng của ông khi đề nghị phòng thi đấu phải tách biệt với giới báo chí và trong lúc nhận phần thưởng đã bóc phong bì tại chỗ một cách tự nhiên. Theo Fischer thì vào thời điểm đó (thập niên 1970), giải vô địch FIDE trao tiền quá ít cho các kì thủ và với số tiền đó họ không thể “sống bằng nghề đánh cờ” được.
Theo Garry Kasparov thì Bobby Fischer là người có trình độ cao tách biệt nhất so với các kì thủ đương thời trong lịch sử cờ vua.

11. Mikhail Moiseyevich Botvinnik – 3 lần vô địch thế giới!
Mikhail Moiseyevich Botvinnik (17/8/1911 – 5/5/1995) là một đại kiện tướng quốc tế cờ vua người Nga và là kì thủ duy nhất từng 3 lần vô địch thế giới.
Sinh ở Kuokkala, gần Vyborg, con của một nha sĩ, được biết đến trong giới cờ vua năm 14 tuổi khi đánh bại nhà vô địch Thế giới người Cuba, José Raúl Capablanca, trong một trận đấu biểu diễn đồng thời (một mình đấu với nhiều kì thủ trên nhiều bàn) của Capablanca.
Botvinnik là nhà kĩ sư chuyên ngành điện, ông học sau đại học tại Leningrad, và thậm chí lấy bằng tiến sĩ (vào khoảng cuối thập niên 1940). Tuy là kì thủ nghiệp dư nhưng ông tự mình đề ra và tuân thủ chế độ luyện tập môn thể thao trí tuệ này.
Năm 1948, Khi Alekhine mất đột ngột, các kiện tướng hàng đầu thế giới tham gia một trận đấu để chọn ra nhà vô địch thế giới mới tại Moskva. Bovinnik đã thắng giải đấu này (+10=8–2), đứng trên Smyslov, Keres, Reshevsky và Euwe. để trở thành vua cờ thế giới. Ông giữ danh hiệu vô địch một thời gian gần như liên tục suốt 15 năm (1948 – 1963). Mặc dù có hai lần tạm thời mất danh hiệu này vào tay Smyslov (năm 1957) và Mikhail Tal (năm 1960) nhưng ông đều giành lại ngay các năm sau đó, trước khi bị Petrosyan đánh bại vào năm 1963.
Botvinnik có khả năng đánh giá cục diện thế cờ, cần mẫn trong phân tích các ván đấu tạm hoãn, với kĩ thuật tàn cuộc xuất sắc; và đặc biệt, những thành công của ông đều từ sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng. Botvinnik tự mình đặt ra các chế độ sinh hoạt và rèn luyện thể lực rất đều đặn trước những giải đấu lớn.
Botvinnik là người đã đưa ra một số lý thuyết mới về cờ vua và các phương pháp huấn luyện cờ vua. Ông đã từng là thầy của Karpov và Kasparov.

12. PHILIDOR- CHA ĐẺ CỦA CỜ VUA HIỆN ĐẠI
Các Ðại kiện tướng, các nhà vô địch thế ngày nay dù được khoác vòng nguyệt quế chiến thắng hay được đánh giá là những người phi thường vẫn cảm thấy mình bé nhỏ trước Philidor. Bởi vì ông không chỉ là một bậc đại cao thủ mà là một con người toàn năng.
Chính Philidor chứ không ai khác đã đặt dấu chấm hết cho cách chơi cờ theo cảm tính và ngẫu hứng từ nhiều thế kỷ trước. Ông xây dựng hẳn một lý thuyết về cờ được chứng minh hẳn hoi.
Từ đó trở đi mỗi một kỳ thủ ngay từ những nước đi đầu tiên đã được trang bị những kiến thức căn bản, có nền tảng và hệ thống để tiến hành một ván cờ có chất lượng cao mà không phải mò mẫm, suy đoán có khi cả chục năm trời. Từ cách làm của ông, các thế hệ sau tiếp tục nâng cao và bổ sung không ngừng để đến ngày nay chúng ta đã có cả một kho tàng lý thuyết cờ vô cùng phong phú và đa dạng, trình độ cờ đã được nâng lên một mức độ cao chưa từng thấy. Ông chính là người khai sáng ra cờ Vua hiện đại.
Nhưng còn hơn thế nữa, ông còn là một thiên tài âm nhạc bẩm sinh. Là tác giả của hàng trăm bản nhạc bất hủ, là người sáng lập ra nhà hát Hài kịch lớn nhất nước Pháp. Những nhà nghiên cứu âm nhạc, những nhà viết lịch sử cờ đã ngược thời gian kiên nhẫn tìm hiểu, sưu tầm trong nhiều thập kỷ về ông qua các tài liệu lưu trữ, thư từ, lời kể, những di vật…và đã dựng được lên bức chân dung khá đầy đủ về Philidor:
François-André Danican Philidor sinh ngày 7 tháng 12 năm 1726 tại thành phố Dreux nhỏ bé cách Paris về phía Tây khoảng 60 km.
Khi ông ra đời, nhiều lời đồn đại, dị nghị liệu ông có phải là kết quả của mối tình quá chênh lệch tuổi tác giữa cha ông, một nhạc sĩ nổi tiếng, một nghệ sĩ biểu diễn đàn bậc thầy, khi đó đã 78 tuổi và mẹ ông mới 19 tuổi, đến với cha ông vì say mê và khâm phục cha ông. Nhưng sau đó tất cả những lời dị nghị đã tan biến khi Philidor bộc lộ tài năng âm nhạc phi thường của mình.

Người ta kể lại rằng vào năm 1738 trên sân khấu nhà hát cung đình vang
lên bản nhạc đầu tay của cậu bé 12 tuổi Philidor sáng tác. Vua Pháp Louis XV ngồi nghe chăm chú, khi bản nhạc vừa kết thúc nhà Vua cho gọi ngay cậu tới bên cạnh mình và tự tay rút ra 10 đồng tiền vàng ban tặng cho cậu.

Dòng họ Philidor nổi tiếng về âm nhạc nên được các triều Vua trọng vọng và ban cho nhiều ân sủng. Ông nội ông, cha ông, anh ông là những nhạc sĩ, những nghệ sĩ chơi đàn nổi tiếng trong dàn nhạc cung đình.

Nhưng thật bất ngờ cờ Vua đã đi vào cuộc đời của ông chính trong lòng thế giới âm nhạc. Số là thời bấy giờ những nhạc sĩ cung đình có tiếng tăm và cao niên thường dành thời gian rỗi cho cờ Vua. Các vị này thường chơi cờ trong một gian phòng riêng, ở chính giữa có đặt một chếc bàn dài khảm những ô trắng Đen. Cuộc chơi thường rất náo nhiệt và đôi khi còn biến thành những cuộc ẩu đả.

Philidor quá trẻ nên không được tham gia, nhưng cũng không bị xua đuổi, được quan sát các ván quyết đấu. Có một lần một vị trong số họ đến sớm nên không có bạn chơi. Philidor mạnh dạn đề nghị mình được hầu cờ ông này. Cả hai đang chơi thì các vị khác kéo tới. Những nụ cười kẻ cả lúc đầu của các bậc cao niên được thay bằng sự ngạc nhiên khi họ tận mắt thấy cậu bé đang dũng mãnh đánh Tan hàng phòng thủ của đối phương.

Ngay bản thân Philidor cũng cảm thấy bối rối và sợ hãi. Không còn lạ gì tính khí của các đồng nghiệp, trước khi hạ thủ đối phương cậu kêu lớn: “Chiếu hết này!” rồi chạy ào ra khỏi phòng. Chỉ mấy hôm sau người ta phát hiện ra rằng trong số 80 nhạc sĩ chơi cờ ở đây không có ai chơi ngang bằng cậu.

Năm 14 tuổi Philidor lên ở hẳn Paris, thuê một căn phòng nhỏ ở riêng. Thời gian rỗi ông tới quán cà phê Rejans chơi cờ và chính tại đây Philidor đã may mắn gặp thầy, đó là Kermur Sire de Legal (1702-1792), một nhà chơi cờ kiệt xuất đã để lại cho đời sau thế chiếu hết mang tên “Mát Legal” nổi tiếng. Lúc đầu Legal còn chấp Philidor, sau đó một thời gian cả hai thầy trò chơi hoàn toàn cân bằng.

1.e4 e5 2. Bc4 d6 3. Nf3 Tg4 4. NC3 g6? (đơn giản 4…Mf6.. là tốt hơn) 5. Nxe5! Bxd1? (với 5…dxe5. 6. Dxg4.. là tốt hơn) 6. Bxf7 + Ke7 7. Nd5 + + Mát Legal (Legal’s mate) Tại quán cà phê này Philidor kết thân với các nhà khai sáng Pháp như Diderot, Rousseau, Voltaire…những tư tưởng nhân quyền, bình đẳng, tự do, bác ái của các nhà khai sáng này đã ảnh hưởng nhiều tới âm nhạc của Philidor. Có lần ông đã bị cảnh binh bắt giam 15 ngày chỉ vì bênh vực cho một người vô cớ bị cảnh binh hành hung. Ðó là những năm tháng của tuổi 20 đầy nhiệt huyết.
Chân dung của Philidor còn giữ lại được cho tới ngày nay được vẽ theo tư thế nhìn nghiêng: trán cao, hơi hói, mũi hơi hếch, cằm đầy đặn, theo mốt thời bấy giờ mặt ông có thoa phấn, tóc được uốn quăn ở thái dương và buộc phía sau gáy bằng một giải băng rộng.
Nếu chỉ chú ý đến những sáng tác của ông, với khoảng cách 200 năm trước người ta thấy dường như ông là một con người tinh tế, hợp lý và lạnh lùng. Nhưng các nhà sử học, những nhà nghiên cứu âm nhạc sau bao năm tháng tìm tòi, đã có được trong tay nhưng bức thư của ông gửi cho vợ, cho con, bạn bè, những hồi ức của ông về con trai, nhật xét của những người đương thời và nhiều yếu tố khác cho phép chúng ta có một hình tượng Philidor hoàn toàn khác. Trong hồi ký của Fany Beney viết ngày 3 tháng 7 năm 1771 đã có những dòng sau: “Philidor, con người nổi tiếng về chơi cờ Vua đã tới nước Anh chúng tôi. Ông mang đến cho cha tôi thư giới thiệu của Didereau nổi tiếng. Ngài Philidor tỏ ra là một người học rộng, có giáo dục, nhã nhặn và rất dễ giao thiệp”.
Philidor Philidor là một người có tâm hồn đặc biệt: ân cần, niềm nở, trung thực, thân thiện. Ông cởi mở giúp đỡ những đồng nghiệp ít thành công hơn, động viên họ bằng những lời khen. Ông tỏ ra phấn khởi thật sự với những thành công của các nhạc sĩ khác.
Ông nói với các đồng nghiệp của mình: “Hãy dũng cảm tiến lên phía trước. Tôi không sợ gắn liền âm nhạc của tôi với âm nhạc của các ngài” và các nhạc sĩ cũng trả lại cho ông những tình cảm thắm thiết và thân ái không kém. Ngay cả những người không hoàn toàn thân thiện cũng đánh giá về Philidor rất tốt.
Philidor là một trong những người kỳ lạ của thế kỷ kỳ lạ, thế kỷ đã sinh ra nhiều thiên tài. Ông thể hiện thế giới trí tuệ và tinh thần thời đại với những ánh hào quang bên ngoài và những mâu thuẫn bên trong của nó. Tính cách của Philidor là sự hỗn hợp kỳ lạ giữa tính hồn nhiên của trẻ thơ và tính nghiêm túc của nhà bác học.
Một học trò của ông tên là De Labord đã viết về thầy của mình: “Hãy nhìn vào con người này. Ông là một thiên tài hoàn thiện nhất!” Nhưng sự liên quan giữa hai ham muốn trong cuộc đời ông thật không dễ chút nào, đó là cờ Vua và âm nhạc. Tính hồn nhiên và xao động đã nhường chỗ cho những tính cách trí tuệ tuyệt vời hơn của ông: tự điều chỉnh mình một cách nghiêm khắc. Khả năng giao tiếp trên bàn cờ cũng như trên nốt nhạc được Philidor thể hiện bằng óc tổ chức cao. Ông khống chế được những ý nghĩ nhanh và chính xác bằng tình cảm có mức độ và hài hòa. Ông làm việc có phương pháp và dễ dàng lách qua mê cung các đòn phối hợp của cờ Vua và âm nhạc phức tạp và tinh tế. Liên kết sự mẫn cảm với tính logic, giữa nghệ thuật và khoa học.
Vào năm 20 tuổi, nhờ vào một sự kiện bất ngờ, Philidor được làm một chuyến ngao du khắp châu Âu: Lúc đó ở Paris xuất hiện một nữ nghệ sĩ chơi đàn thụ cầm nổi tiếng mới 13 tuổi, con của nhạc sĩ Italia Pansa, hai bố con đang trong một chuyến lưu diễn khắp châu Âu. Họ mời Philidor cùng đi với họ và ông đã nhận lời.
Thời gian đó ở châu Âu đang có chiến tranh: Hà Lan liên minh với Áo tiến hành các trận đánh chống lại Pháp trên lãnh thổ Áo và Ðan Mạch. Vì vậy Pansa quyết định để con gái lại Paris rồi cùng Philidor sang Rotterdam, tại đây họ gặp nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng người Italia là Desemini, hẹn cùng nhau liên kết tổ chức biểu diễn một số buổi hòa nhạc. Nhưng bất ngờ Pansa nhận được tin sét đánh: con gái ông bị chết đột ngột. Ông vội vã quay về Paris khiến kế hoạch biểu diễn tan vỡ.
Chàng trai Philidor 20 tuổi trên một đất nước xa lạ, không có bạn bè, không có tiền. Chính trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó tài năng về cờ đã giúp ông thoát nạn và liền đó là 10 năm vinh quang trên kỳ đài.
Ông đi khắp các thành phố Hà Lan đánh cờ. Không một kỳ thủ nào có thể thắng nổi ông. Ông dạy cờ cho những người hâm mộ, người ta vui lòng trả tiền cho ông. Ông phát biểu ở các hội nghị, đánh cuộc kết quả các ván cờ…Vinh quang về người Pháp bất khả chiến bại lan truyền khắp Hà Lan.
Sau đó ông làm quen với các sĩ quan Anh. Họ là những người hâm mộ cờ, thật sự khâm phục cách chơi của Philidor. Họ mời ông tới London. Philidor từ lâu đã muốn trở về Tổ quốc, nhưng viễn cảnh các cuộc gặp mặt với các kiện tướng Anh giỏi nhất thật hấp dẫn.
Ðầu năm 1747 lần đầu tiên Philidor bước chân lên đất Anh. Những trận biểu diễn tài nghệ của ông tại nước Anh bắt đầu. Quán cà phê “Sloiter” ở London là một địa điểm trứ danh. Tại đây Philidor đã làm thất điên bát đảo làng cờ Anh. Trước tiên là kỳ thủ lừng danh xứ Scotland Alexander Kenigel thất trận, sau đó đến lượt đại úy Jozev Bertin rồi tới Abraham Iansen…Nhưng trận cờ thú vị hơn cả là trận đấu tay đôi giữa Philidor và Philippe Stamma.
Stamma sinh ra tại thành phố Alrpo thuộc Xiry. Trước đây ông sống ở Paris rất bần cùng, túng thiếu. Nhờ giỏi cờ ông làm quen được với Huân tước Harinton. Huân tước mời Stamma tới London, tại đây Stamma làm phiên dịch các ngôn ngữ phương Ðông cho chính phủ nhà Vua. Cuộc sống có phần thoải mái hơn. Stamma là đại diện sáng giá của trường phái cờ Italia. Ông còn là tác giả của những quyển sách cờ như “Kinh nghiệm và bí quyết chơi cờ” gồm 1000 ván cờ được luận giải và phân tích tỷ mỉ. Ông cũng là người nghĩ ra cách đặt tên cho cột và dòng của bàn cờ để dễ dàng ghi chép ván cờ. Cuộc đấu giữa hai người không chỉ phô trương sức cờ của mỗi bên mà còn là cuộc đấu tranh về quan điểm trong lý luận về cờ Vua.
Cuộc đấu thu hút toàn thể giới chơi cờ ở thủ đô London, nó càng trở nên hấp dẫn khi Philido chấp Stamma luôn luôn cầm quân trắng và nếu ván cờ hoà thì coi như Stamma thắng.
Họ đấu với nhau 10 ván cả thảy, 10 ván rung chuyển làng cờ London khi Philidor thắng 8 ván, hoà 1 ván và thua chỉ 1 ván. Tỷ số cuối cùng, theo như điều kiện trên, là 8-2.
Sau này tại quán cà phê Rejans, Philidor kể lại rằng chính từ trận đấu với Stamma ông đã nảy ra ý định viết sách về cờ vì trận thắng này là sự kiểm nghiệm tính đúng đắn không thể chối cãi lý thuyết tân tiến của ông. Năm 1749, quyển “Luận giải về cờ Vua” nổi tiếng của Philidor đã ra mắt bạn đọc. Tư tưởng chính của quyển sách này là cách chơi thế trận liên hoàn mà nền tảng của nó là lý thuyết về những quân Tốt bé nhỏ. Ông viết “Những quân Tốt là linh hồn của ván cờ”. Những quân Tốt mới tạo nên thế tiến công hay phòng thủ, chiến thắng hay thất bại. Ðó là một ý tưởng bất ngờ và dũng cảm, có lẽ trong đó mang tính chất dân chủ và nhân văn mà ông chịu ảnh hưởng của các nhân vật khai sáng kiệt xuất lúc bấy giờ. Những quân Tốt qua cuộc chiến chinh lâu dài tiến tới hậu phương bên đối phương sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.
Trước tiên ông định nghĩa thế nào là khu trung tâm Tốt và chỉ ra cho mọi người thấy lợi thế không thể chối cãi khi giành được quyền làm chủ khu trung tâm. Bắt đầu từ Tốt ông xây dựng lý thuyết móc xích chúng với nhau tạo thành những hàng rào Tốt chắc chắn, cho chúng di chuyển đều đặn tạo ra sự lấn ô và kiểm soát khu vực rộng lớn trên bàn cờ. Ông viết: “Ý đồ chính của tôi là đưa ra cho công chúng một cách chơi mới mà chưa ai hiểu thấu đáo. Tôi muốn nói đến cách chơi bằng các Tốt. Chúng là linh hồn của ván cờ. Chỉ có chúng mới có thể tạo ra thế tấn công hay phòng thủ. Cách bố trí chúng quyết định số phận của ván cờ”. Nói vậy không có nghĩa là ông chỉ nghiên cứu về Tốt mà còn có hàng loạt các khảo cứu về phương diện lý thuyết khác nữa.
Song đáng nói nhất chính là nó được chứng minh bằng các ván thắng, khiến tên tuổi của ông thêm lẫy lừng, đến nỗi báo chí Paris và London đã mệnh danh ông là “Người chơi cờ giỏi nhất của mọi thời đại”. Ngày nay những nguyên tắc mà ông đề ra vẫn còn giá trị. Hiển nhiên là không dừng lại ở lý thuyết về quân Tốt mà còn ở các khái niệm chơi xuyên suốt từ ra quân cho tới tàn cục. Quyển sách của Philidor có một số phận Hạnh phúc mà có lẽ chính tác giả cũng chưa dám mơ ước đến: Nó đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng Châu Âu và trong suốt 200 năm qua nó đã được tái bản tới hơn 100 lần, không kể việc nó được trích in trong các tạp chí ra định kỳ.
Chỉ riêng trong thế kỷ 18 nó đã được tái bản tới 42 lần! Ngày nay các nhà Vô địch thế giới may mắn lắm mới giữ được “ngai vàng” của mình được vài chục năm như Emanuel Lasker, còn phần đông chỉ trên dưới mươi năm và có người chỉ được một vài năm ngắn ngủi. Trong lúc đó Philidor giữ được “vương quyền” của mình vững chãi trong hơn 100 có lẻ, bởi vì ngay cả sau khi ông mất, những ván cờ hay như những ván ông chơi cũng không có được bao nhiêu, cho mãi tới khi Paul Morphy xuất hiện. Các nhà vô địch sau này dù có tài giỏi cũng chỉ thành đạt trên một phương diện, còn Philidor vừa là một thiên tài âm nhạc được công nhận vừa là một nhà chơi cờ vĩ đại lừng danh nhất không có đối thủ trong thời bấy giờ.
Emanuel Lasker
Philidor còn tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống gia đình. Vợ ông là Angelica Henrietta Elizabet, con gái một nhạc sĩ nổi tiếng, là một người phụ nữ diễm lệ, một ca sĩ tuyệt vời, bà đã biểu diễn thành công trong các phòng hoà nhạc của Paris. Họ gặp nhau trong các cuộc diễn tập, yêu nhau và cưới nhau ngày 3 tháng 2 năm 1760 khi đó ông 33 tuổi, còn bà 24 tuổi. Ông đã tìm được không chỉ người bạn gái trung thành và dịu dàng và còn là một người bạn cùng chí hướng về nghệ thuật.
Elizabet trở thành người thẩm định, người biểu diễn các tác phẩm của ông đầu tiên. Không thể không xúc động khi đọc những bức thư Philidor gửi cho vợ viết vào 20 năm cuối của cuộc đời ông. Hai ông bà có 7 người con. Bọn trẻ được nuôi dưỡng trong tình yêu và âu yếm, được giáo dục tốt.
Năm 1770 ở quán cà phê “Salopian” ở London thành lập Câu lạc bộ cờ với cơ sở tài chính khá phong phú. 100 thành viên của Câu lạc bộ hàng năm mỗi người đóng 3 ghinê. Bằng số tiền này họ mời các kiện tướng, tổ chức các giải đấu. Nhưng những người Anh lại không có thủ lĩnh cờ của mình, ban quản trị Câu lạc bộ đã gửi lời mời tới Philidor.
Mùa xuân năm 1771 ông lại đến London sau 17 năm xa cách. Giờ đây không còn Iansen, Kenigem. Stamma, Bertin…Ông lại chơi thắng tất cả các kỳ thủ lớp sau. Ba năm sau ông quay lại London một lần nữa và xảy ra một sự kiện khiến ông gắn bó lâu dài với nước Anh. Tại trung tâm London, trên phố Saint-James ở ngôi nhà số 85 có một Câu lạc bộ cờ tuyệt vời khác. Ðó là Câu lạc bộ quý phái điển hình của Anh, bao gồm các chính khách nổi tiếng, các sĩ quan cao cấp của quân đội Anh, các bậc vĩ nhân khoa học. Câu lạc bộ này đặt ra cho mình nhiệm vụ lôi kéo Philidor ở lại London.
Năm 1775 Philidor, khi đó đã 50 tuổi, đến London ký hợp đồng với Câu lạc bộ này, theo đó hàng năm ông sẽ dạy các thành viên Câu lạc bộ chơi cờ trong 4 tháng, từ tháng 2 đến tháng 6. Hợp đồng này được kéo dài cho tới khi ông qua đời, có nghĩa là ông sẽ nhận được số tiền công bảo đảm cho cuộc sống của mình. Có lần có người hồ hởi tới chúc mừng ông: “Ông đã thắng cờ”. Ông buồn rầu đáp lại: “Cờ đã thắng tôí!”.
Sở dĩ ông làm như thế vì trong khoảng thời gian này vợ ông không còn biểu diễn nữa, gia đình ngày càng đông đúc. Các nhà hát coi âm nhạc như một thứ hàng hóa, trả tiền cho các tác phẩm theo những giao kèo khắt khe. Ông không muốn gia đình mình phải lâm vào cảnh túng quẫn. Ông nhất quyết rằng con cái mình phải được ăn học tới nơi tới chốn. Với trách nhiệm của một người cha, ông quyết định gánh vác tất cả. Một bức thư của Philidor viết cho vợ vào ngày 12 tháng 4 năm 1787 có đoạn: “Ðiều đó thật buồn cười khi tác giả âm nhạc như anh phải chịu chơi cờ ở Anh để nuôi gia đình lớn của mình”. Philidor đến London để kiếm tiền. Cuộc sống rất khó khăn.
Tại đây ông thật sự tuyên truyền cho trường phái cờ của mình. Ông làm việc quên mình: giảng bài ở Câu lạc bộ, giảng bài riêng cho các cá nhân, đánh cờ mù biểu diễn (với vé vào cửa giá 5 siling). Ông sống hết sức đạm bạc và giản dị, tiền có được ông dồn gửi về gia đình để vợ nuôi các con. Trong Câu lạc bộ này có các nghị viên, các tướng lĩnh, các nhà toán học, sử học…nhưng thân thiết nhất với Philidor là Bá tước Hans Moris Phon Briul, một nhà ngoại giao người Ðức, sống ở Anh tới 46 năm. Ông này là học trò xuất sắc nhất của Philidor. Những ván cờ chơi giữa hai người rất trứ danh, ngày nay người ta còn giữ được 18 ván đánh giữa họ.
Briul không chỉ là nhà ngoại giao mà còm là người rất say mê âm nhạc, là người có công cách tân đàn dương cầm, là người thợ khéo tay nổi tiếng về sửa chữa đồng hồ. Nhưng sự nghiệp chính của Briul lại là thiên văn học. Ông đã thiết kế và tập hợp các dụng cụ quang học độc đáo, kính viễn vọng phản xạ, xây đài quan sát thiên văn ở London và Helfin (cách London 20 dặm).
Hàng năm Philidor đều vượt biển Manche sang London dạy cờ theo hợp đồng dài hạn nói trên, đó là những năm ông đã ở vào tuổi 60. Ông già đi nhưng tài nghệ chơi cờ của ông vẫn trẻ trung. Cả ở Anh, ở Pháp, ở Ðức…không có một kỳ thủ nào thi đấu ngang bằng với ông.
Nhưng rồi những sự kiện xã hội đã làm đảo lộn hẳn cuộc đời bậc danh kỳ vĩ đại này: Năm 1789 cách mạng Pháp bùng nổ, năm 1792 bãi bỏ chế độ quân chủ…Năm 1793, như thường lệ 17 năm qua, ông lại đáp thuyền sang London. Nhưng chính ông không thể ngờ đây là chuyến đi cuối cùng để không còn bao giờ được quay về Tổ quốc. Hết những tháng dạy cờ ông muốn trở về nhà nhưng những người cách mạng quá khích đã không chịu cấp thị thực cho ông.
Ở Pháp đang ở vào thời kỳ cực kỳ hỗn loạn, sản xuất đình đốn, văn hóa nghệ thuật bị bãi bỏ. Gia đình ông lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, ông tìm mọi cách quay về cứu giúp cho gia đình nhưng cả năm trôi qua vẫn không có một tin tức hồi âm.
Năm 1793 cuộc chiến giữa Anh và Pháp bùng nổ. Hy vọng quay về Tổ quốc của ông hoàn toàn tan vỡ. Ðó là một đòn chí tử giáng vào ông. Những tin tức không vui từ quê nhà bay sang khiến ông càng thêm lo lắng: những cuộc đấu đá, chém giết thảm khốc giữa phe bảo hoàng và phe cách mạng khiến cuộc sống xã hội hoàn toàn bị đảo lộn. Lần lượt cả Louis XVI lẫn Robespierre đều phải lên đoạn đầu đài. Ông không quan tâm lắm đến chính sự nhưng nỗi buồn, tâm trạng bất ổn cộng với sự làm việc quá mức khiến ông mất ngủ liên miên và lâm bệnh nặng. Ông liên tục viết thư về nhà.
Năm 1795 ông cản thấy yên lòng hơn khi biết gia đình mình còn nguyên vẹn, bình yên và đang trông chờ ông trở về đoàn tụ. Trong bức thư gửi cho vợ đề ngày 22 tháng 5 năm 1795, ông viết: “Anh nóng lòng chờ thị thực để được bay ngay về trong vòng tay của em và hôn tất cả những đứa con thân yêu của chúng mình. Anh hy vọng mình còn đủ sức vượt qua eo biển một lần nữa”.
Nhưng than ôi, ước nguyện của ông không bao giờ trở thành hiện thực. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1795 ông đã qua đời trong căn phòng của mình tại nhà số 10 phố Little Reider, hưởng thọ 69 tuổi. Ông được mai táng tại nghĩa trang nhà thờ Saint-James. Cáo phó về cái chết của ông được đăng trên tờ báo “Thế giới” phát hành ở London cũng thật độc đáo, toàn văn như sau: “Thứ hai tuần vừa qua, kiện tướng Philidor, nhà chơi cờ lỗi lạc đã thực hiện xong nước đi kết thúc cuối cùng của mình”. Tình hình ở Pháp lắng dịu dần. Một năm sau nước Pháp mới nhớ đến người con tuyệt với của mình. Các nhà hát cho trình diễn các tác phẩm của ông. Toà Thị chính Paris đặt nhà điêu khắc nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là Paju tạc một bức tượng bán thân Philidor để tặng cho gia đình ông, hai bản khác được đặt tại nhà hát Opera và quán cà phê Rejans.
Tượng Philidor ở nhà hát Opera ở Paris Philidor không chỉ là một tài năng phi thường hiếm có mà còn là một con người có nhân cách cao cả. Ông là bạn của những con người thất thế, yếu đuối, ông là bằng hữu của những vĩ nhân, là thầy dạy của các quan đại thần, các tướng lĩnh….Ông còn là người chồng mẫu mực, người cha đáng kính luôn hết lòng vì gia đình, vì tương lai của các con (các con ông tuy sau này không theo nghiệp cờ nhưng đều thành đạt). Ông là mẫu kỳ thù lý tưởng có một không hai qua mọi thời đại. Không một kỳ thủ nào, không một nhà Vô địch thế giới nào sánh bằng.Họ luôn tìm thấy ở ông những gì cao cả để noi theo. Sau đây là một trong số những mẩu chuyện về Philidor:
Vào năm 1783 ở Paris dậy lên tin đồn về một chiếc máy biết đánh cờ mới xuất hiện. Ông chủ của chiếc máy này là một người gốc Hungary, còn chiếc máy có tên là “The Turk”. Máy đánh cờ là một chiếc thùng lớn. Trên mặt là hình bàn cờ, những quân cờ là những hình nhân Vua, Hoàng Hậu, Cố đạo (Tượng), Mã, Thành (Xe) và những chú lính bằng gỗ. Quân cờ được di chuyển theo những rãnh hết sức khéo léo.
Trí tò mò bị kích thích cao độ, rất đông người kéo đến xem máy biểu diễn. Nhiều kỳ thủ xung phong vào thi đấu với máy, tất nhiên mỗi lần được thi đấu đều phải trả tiền. Máy và người đấu với nhau ngang ngửa, lúc máy thắng, lúc người thắng nhưng tiếng tăm về chiếc máy thông minh nổi lên như cồn khắp thủ đô hoa lệ. Chẳng bao lâu tin này bay đến tai các nhà khoa học trong hàn lâm viện nước Pháp.
Các nhà bác học mũ cao áo dài tranh luận kịch liệt với nhau xem chuyện đó có thật không. Ða số cho rằng không thể có chuyện máy móc biếy suy nghĩ như con người, số còn lại thì cho rằng ông chủ máy có tà thuật sai khiến ma quỷ để mê hoặc người đời. Họ quyết định tìm một người đủ tư cách để phán xét. Người đó không thể ai khác ngoài Andre Philidor nhà chơi cờ vĩ đại của nườc Pháp thời bấy giờ. Người ta mời Philidor đấu với máy.
Dân chúng tới xem trận đấu đông nghịt và người ta được chứng kiến một cảnh chưa bao giờ thấy: thần tượng cờ của nước Pháp chơi lúng túng như gà mắc tóc, lúc thì đỏ mặt, khi thì vò đầu bứt tai cứ như bị ma bắt, nước đi ngập ngừng, khiến không còn ai nhận ra được ông nữa. “Có điều gì đó kinh khủng lắm đã xảy ra với ông ta!”, người ta thì thào với nhau, sợ hãi. Kết cục Philidor của họ đã thua chiếc máy kỳ diệu kia và chiếc máy lại tiếp tục bôn ba trên những nẻo đường tới các thành phố khác với lời quảng cáo to tướng giăng lên phía trước: “Máy đánh cờ chiến thắng cả Philidor vĩ đại!”.
Cho đến một ngày kia, dù khôn ngoan đến đâu “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, do một sự tình cờ người ta khám phá ra rằng cái máy kia chẳng có một “trí thông minh” nào hết mà chỉ do khéo léo bố trí được một người ẩn nấp rất tài tình bên trong để điều khiển các quân cờ. Nghe nói vụ này được phát giác là do người nấp trong đó quá mệt bị ngất xỉu, ông chủ phải bỏ dở ván cờ, kéo máy vào một chỗ kín để giải thoát cho “trí thông minh” của mình, nhưng bị người ta phát hiện. Từ đó mới chấm dứt câu chuyện bịp bợm về “máy đánh cờ”.
Nhưng còn cuộc đấu kỳ lạ giữa Philidor và máy thì sao? Mãi sau này con trai ông là Andre mới kể lại tường tận buổi gặp mặt đầy kịch tính trước ngày đấu giữa cha mình và người chủ chiếc máy: Tối hôm đó, một người đàn ông lạ mặt bước vào phòng cha tôi và chào rất cung kính. Ông ta đưa ra một tấm sơ đồ và đi thẳng vào câu chuyện: “Thưa ngài Philidor kính mến, quả thật tôi không phải là một vị thần nên trò chơi người máy của tôi cũng chỉ như tôi mà thôi. Tôi đã chế ra nó bằng cách này đây”. Ông ta chỉ vào bản thiết kế của mình và chỉ rõ chỗ người của mình ẩn nấp. “Tất cả gia sản của tôi chỉ có thế, tôi đã dùng tất cả những gì còn lại của tôi sáng chế ra nó để kiếm sống, tôi không màng vinh quang như người ta tưởng. Tôi chỉ cần tiền để nuôi được gia đình đông đúc của tôi mà thôi.
Ông hãy phán xét đi, tôi sẽ vui sướng như thế nào khi được tuyên bố rằng trò chơi người máy của tôi sẽ chiến thắng cả Philidor”. Thoạt đầu cha tôi tỏ thái độ phẫn nộ với lời đề nghị trơ trẽn kia. Nhưng rồi ông im lặng, ông nhìn còn người gian giảo và đáng thương kia. Có lẽ những ngày tháng tháng gian lao sống cùng các nghệ sĩ giang hồ nơi đất khách quê người mà ông từng nếm trải hiện lên trong ký ức ông. Những nỗi nhọc nhằn, những lời khinh thị sẵn sàng trút lên đầu họ, cũng là vì miếng cơm, manh áo…Dẫu có thua, mất mát của ông có thấm gì. “Thôi được!” cuối cùng cha tôi buồn bã gật đầu.
Khi người kia vui sướng bước chân ra cửa, ông còn gọi lại dặn thêm: “Ông phải nhắc anh chàng trong đó phải tấn công thật tích cực và khôn khéo, đừng để người ta nhận ra tôi đang chiều ý ông”. Nhưng lúc thi đấu, người nấp trong máy đã quá hoảng sợ vì uy tin của Philidor nên đã chơi không ra làm sao khiến cha tôi vô cùng khổ sở mới thua được.
Sau buổi đấu, cha tôi về nhà, tâm trạng chán nản. Ông nói với tôi: “Ðây là ván cờ khiến cha mệt mỏi, lo ngại và tức giận nhất trong cuộc đời chơi cờ của cha!” Hàng trăm năm đã trôi qua người đời đã quên đi và tha thứ cho lỗi lầm “móc ngoặc” của Philidor. Nhưng lạ lùng thay, tên tuổi của con người sáng chế ra “chiếc máy đánh cờ” kia vẫn được ghi lại một cách trân trong trong các bách khoa toàn thư về cờ và vật lý: Tên đầy đủ của ông là Johannn Wolfgang Ritter von Kempelen de Pázmánd, người Hungary, sinh ngày 23 tháng Giêng năm 1734 và mất ngày 26 tháng 3 năm 1804. Chiếc máy đánh cờ của ông được làm ra vào năm 1770 khi ông 36 tuổi và ở tuổi 49 ông gặp được Philidor nhân hậu lần đầu tiên.

Cỗ máy đánh cờ The Turk!
Vinh quang của Philidor đâu phải chỉ ở những bức tượng đồng. Tên tuổi của ông sẽ sống trong trí nhớ của nhiều người khi cờ Vua và âm nhạc còn tồn tại. Chính vì vậy ông không phải một lần mà là hai lần bất tử. Tuy là người đi tiên phong và thấu triệt về phương diện lý thuyết cờ, nhưng không phải Philidor không có những nhược điểm, một nhược điểm trong lý thuyết của Philidor là trong lúc nhận rõ vai trò của Tốt thì lại giành cho các quân khác vai trò chưa tương xứng. Ðiều đó chưa hẳn là hoàn toàn đúng. Ngay khi Philidor còn sống cũng có một nhóm các nhà chơi cờ người Italia, gọi là nhóm Modena (một thành phố ở Italia) gồm ba người là Den Rio, Loli và Ponsiani đã nhận thấy trong lý thuyết của Philidor còn một số điểm sơ hở.
Philidor chủ yếu nhấn mạnh đến giai đoạn ra quân, còn nhóm Modena lại cho giai đoạn tàn cuộc mới là giai đoạn quan trọng nhất: “Ai biết chơi tàn cuộc tức là người đó biết chơi cờ”. Tuy nhiên do uy tín qúa lớn của Philidor nên tiếng nói của nhóm này bị chìm nghỉm mặc dù nhiều luận điểm của họ rất có lý. Những tư tưởng cơ bản của nhà chơi cờ người Pháp này tồn tại ở châu Âu suốt hai trăm năm (!) một cách vững vàng. Ðó là cách chơi thế trận liên hoàn.
Cho mãi tới khi xuất hiện Paul Morphy (1837-1884), một nhà chơi cờ lỗi lạc người Mỹ, thì cờ mới tìm được con đường mới phát triển hài hòa và sâu sắc hơn. Song trước khi nói về Morphy ta hãy điểm qua vài nét về những trận đấu, từ đó xuất hiện những ngôi sao sáng trong làng cờ thế giới cho đến giữa thế kỷ 19.

13. Paul Morphy

Tổ tiên của Morphy là người xứ Iceland, một hòn đảo lớn ở Bắc Băng Dương. Ðảo này có cùng vĩ độ với các nước Na Uy, Thụy Ðiển nên băng tuyết phủ hầu như quanh năm. Ðến đời ông nội của Morphy thì gia đình chuyển sang Tây Ban Nha và sau đó, khi ông nội Morphy, vốn là một tướng hải quân trong quân đội hoàng gia Tây Ban Nha, đi nhậm chức thì cả nhà theo ông chuyển sang New Orlean (Mỹ). Cha của Morphy là người có tiếng tăm ở vùng này, là ủy viên của Hội đồng chính phủ bang Luisiana. Ngày 22 tháng 6 năm 1837, cậu bé Paul Morphy chào đời.
Lên 9, lên 10 thì Paul bắt đầu làm quen với cờ. Chỉ vài năm sau cậu bé 12 tuổi đã đánh thắng dễ dàng cha và chú mình là Ernes, sau đó đánh thắng một nhà chơi cờ có tiếng ở New Orlean là Rutseau. Ván thắng này đã được đăng trên tạp chí “Regians”, một tạp chí cờ Vua có uy tín lúc bấy giờ. Năm 13 tuổi, Morphy chơi hai ván cờ với kiện tướng gốc người Hungary là Johann Jacov Lowenthal. Ván đầu kết thúc hòa, ván thứ hai Morphy thắng. Hai ván cờ này đã gây một tiếng vang lớn. Báo chí lúc bấy giờ đánh giá Morphy là:”Có đầy đủ phẩm chất của một kiện tướng thực thụ!”(Lúc đó chưa có danh hiệu Đại kiện tướng nên kiện tướng là danh hiệu cao nhất của các nhà chơi cờ).

Năm 1857, nước Mỹ tổ chức đại hội cờ Vua tại New York, Morphy 20 tuổi tham gia giải, đã đánh thắng tất cả các kiện tướng tài giỏi của Mỹ lúc bấy giờ, giành chức vô địch một cách xứng đáng. Cũng vào năm đó, Morphy bắt đầu tổ chức những trận đánh với nhiều người cùng một lúc, thắng với tỷ số 85-4 và tiếp theo chơi có chấp trước đối với các kiện tướng

Năm sau, bạn bè thay mặt Paul gưỉ một bức thư thách đấu với nhà vô địch nước Anh lúc bấy giờ là Govard Staunton với bất kỳ điều kiện nào. Trong thư trả lời Staunton khuyên Morphy nên làm một chuyến viễn du sang châu Âu để có dịp gặp các đấu thủ mạnh nhất ở lục địa này. Thế là “được lời như cởi tấm lòng” ngày 9 tháng 6 năm 1858 chiếc thuyền lớn “Avaria” chở Morphy rời cảng New York, bắt đầu một chuyến đi mà sau này làm chấn động cả làng cờ Vua ở châu Âu.

Những cuộc gặp gỡ đầu tiên diễn ra tại nước Anh. Ðấu thủ đầu tiên của Morphy là Berns. Morphy đã đánh thắng ông này với tỷ số tổng cộng là 19-7 (hòa 1 ván). Tiếp theo đó, Morphy đấu với 1 loạt các danh thủ của nước Anh và thắng họ một cách dễ dàng: thắng Boden 5-1, Berd 10-1, Leve 6-0, Metli 3-0 và Uen 4-1. Cả London cũng như cả nước Anh bàng hoàng kinh ngạc trước sự xuất hiện của chàng trai ngoại quốc 21 tuổi. Xin nhớ rằng nước Anh vào lúc đó là một cường quốc có uy tín bậc nhất châu Âu về cờ, tên tuổi những danh thủ của họ được cả châu Âu kính nể.

Ðể chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Staunton, Morphy có chơi hai ván cờ qua thư với Staunton và thắng cả hai. Tuy nhiên, ngồi vào đấu chính thức thì hai người chưa gặp nhau. Tiếp theo là trận Morphy thắng Johann Lowenthal với tỷ số 9-3. Tháng sau, trong lúc vẫn còn là khách của nước Anh, Morphy gặp lại Giôn Uen và chấp trước một Tốt và một nước đi mà vẫn thắng Uen với tỷ số 5-0. Sau đó Staunton hẹn với Morphy sẽ gặp nhau đấu chính thức vào mùa thu năm ấy. Morphy nóng lòng chờ đợi. Tuy nhiên trên báo chí London đã có những lời ghen tỵ, công kích Morphy. Ðã xuất hiện những bài với lời lẽ thiếu thiện chí, đại loại như một tác giả đã viết: “Ở ta (nước Anh) vốn từ lâu đã có lệ nghiêm ngặt là người muốn thách đấu với nhà vô địch bắt buộc phải có người phò tá và phải nộp trước một số tiền bảo đảm. Vậy mà ngài Morphy lại thiếu cả hai thứ đó!”

Sau đó Morphy rời nước Anh sang nước Pháp. Tại đây Morphy đã chơi một trận với nhà vô địch Pháp lúc bấy giờ là Gavrise và thắng với tỷ số 5-2, rồi lại chơi cờ tưởng (không nhìn bàn) trên 6 bàn và thắng cả 6. Trong khoảng tháng 10 và tháng 11 năm đó (1858) Morphy đánh với kiện tướng Saint-Amant (ông này vốn là đối thủ của Staunton vào năm 1843) và thắng với tỷ số 5-0. Cũng như nước Anh, nước Pháp thật sự sửng sốt và khâm phục kỳ thủ trẻ tuổi người Mỹ này.

Cũng trong thời gian ấy, Morphy nhận được thư của Staunton và của thư ký câu lạc bộ cờ Hepton ở Anh yêu cầu Morphy cho biết ngày tháng chính xác cho trận gặp Staunton và đề nghị nói rõ thêm điều kiện thi đấu. Ðột nhiên cuối tháng 11 năm đó, Staunton cho công bố trên tờ báo “The Illustrated London News” bức thư của mình. Trong thư Staunton báo tin cho độc giả là lời thách đấu của Morphy đối với ông có kèm theo một số điều kiện, vì vậy ông không thể đấu với Morphy trong thời gian sắp tới được. Morphy đã công bố thư trả lời, nêu rõ một số sự thật về việc chuẩn bị trận đấu là không đặt bất kỳ điều kiện gì và phê phán thái độ thiếu thiện chí của báo chí Anh.

Trên đất Pháp, Morphy tiếp tục thi đấu có kết quả. Từ ngày 20 tháng 12 đến ngày 28 tháng 12 năm 1958 tại Pari đã diễn ra trận đấu lịch sử giữa Paul Morphy với Adolf Anderssen. Trận đấu làm sôi động Pari, thu hút rất nhiều khán giả vì Anderssen là một đấu thủ có uy tín lớn nếu không nói là lớn nhất ở châu Âu lúc bấy giờ. Cả Châu Âu nín thở chờ cuộc quyết đấu giữa hai lục địa. Morphy không hề chú ý đến người mình sẽ gặp là ai, tiếng tăm ra sao, trước mặt ông là một người chơi cờ và ông đánh cờ với người đó một cách vô cùng thích thú, thế thôi! Còn Anderssen không ngờ mình gặp phải một địch thủ ghê gớm như vậy, mặc dù hết sức cố gắng, vận dụng hết tài nghệ của mình, ông cũng đành chịu thua Morphy với tỷ số chung cuộc 2-7. Sau đấy hai người còn gặp nhau một trận nữa. Morphy lại chứng minh sức cờ hoàn hảo của mình bằng trận thắng thứ hai với tỷ số 5-1.

Trận đấu cuối cùng trong chuyến chu du ở Pháp lần này là trận đấu giữa Morphy và vị chủ tịch câu lạc bộ cờ London A.Monredien (ông này sang Pháp để đấu với Morphy). Monderien đã thua Morphy với tỉ số tuyệt đối 0-7. Trước khi Morphy lên đường, nước Pháp, với truyền thống văn hóa và mến khách, đã tổ chức một buổi lễ chiêu đãi hết sức trọng thể để tiễn đưa vị khách quý. Ngày 10 tháng 4 năm 1859, Morphy rời Paris quay lại nước Anh. Tại đây, Morphy đã thi đấu đồng thời với nhiều người và không thua trận nào. Ðặc biệt nhất là trận đấu cùng lúc với năm kiện tướng kiệt xuất của nước Anh: River, Boden, Berne, Berd và Lowenthal. Kết quả Morphy thắng 2, hòa 2, thua 1.

Ngày 30 tháng 4 năm đó, Morphy kết thúc chuyến đi thăm và thi đấu đầu tiên thành công rực rỡ ở châu Âu. Ông đáp con tàu “Olympic” về nước. Nước Mỹ chào đón ông trở về như chào đón một người anh hùng. Từ đó, trong khi đấu cờ với những người đồng hương của mình, ông luôn luôn chấp quân và chấp nước đi. Mặc dù đã chấp, ông vẫn thắng. Ở Hungary có một người vừa là kiện tướng cờ Vua, vừa là chủ ngân hàng tên là Igenat Kolit. Năm 1862 ông ta gửi thư thách đấu với Paul Morphy. Lưu ý đến thành tích của đấu thủ trẻ này, Morphy hứa sẽ lại đi thăm châu Âu và sẽ thu xếp để có thời gian đấu với Kolit.

Năm 1863, Morphy lại đáp tàu thủy vượt Ðại Tây Dương sang Pháp. Trên đất Pháp, vốn đã trở thành quen thuộc với ông, Morphy đấu một số trận với các danh thủ Pháp và thắng họ một cách dễ dàng. Bắt đầu có những hiệu cho thấy ông không tìm được đối thủ xứng đáng của mình và hứng thú chơi cờ của ông cũng không còn sôi nổi như trong chuyến đi đầu tiên nữa. Khi Kolit viết thư cho ông và nhắc lại lời ông hứa về trận đấu với mình thì Morphy đã cho công bố trên tạp chí cờ “Nouvelles Rêgians” lời từ chối của mình. Ông viết cho Kolit: “Trước kia, khi được biết một số thắng lợi của ngài, có lúc tôi cho rằng ngài đã chơi vượt hẳn các đấu thủ mà tôi sẽ đọ tài ở châu Âu. Nhưng được xem kết qủa các trận đấu của ngài với Paunxen và Anderssen mà tỉ số hoàn toàn không có lợi cho ngài, tôi thấy mình không còn bị ràng buộc bởi lời hứa với ngài trước đây”.

Sau một thời gian ở Pháp, Morphy quay về và có ghé thăm Cuba, gặp và đấu với nhà vô địch cờ Cuba lúc bấy giờ là Phelix Xicore và một số trận khác. Vào mùa xuân năm 1867, Morphy còn sang Pháp một lần nữa, nhưng chủ yếu là để đi dự triển lãm quốc tế ở đất nước mà ông vốn có cảm tình: Trong chuyến đi cuối cùng này, ông không hề ghé vào quán cà phê “Regian” và cũng không thi đấu với ai một ván nào.

Ván đấu cuối cùng trong cuộc đời chơi cờ của Morphy là vào năm 1869, đó là ván cờ chơi với người bạn thuở thơ ấu của mình tên là Morian, có chấp một quân Mã. Và từ đó trở đi Morphy không bao giờ chơi cờ nữa, ông sống trong một tâm trạng buồn chán và âu sầu. Có người nói rằng việc không có địch thủ làm ông buồn bã, có người lại cho rằng do không gặp gỡ được với Staunton làm ông như còn mang mối hận. Không rõ ý kiến nào đúng hơn, hoặc có lẽ là cả hai. Chỉ biết rằng về cuối đời, ông hoàn toàn thờ ơ với cờ đến nỗi vào năm 1883, khi Steinitz, nhà Vô địch thế giới tương lai, đến New Orlean thăm ông, hai người cũng chỉ chuyện trò với nhau được có mươi phút.

Ngày 10 tháng 7 năm 1884, Paul Morphy qua đời tại quê nhà vì bệnh chảy máu não, thọ 47 tuổi. Ðặc điểm chơi cờ của Morphy như thế nào? Vì sao ông đạt được đỉnh cao rực rỡ như vậy? Rất nhiều người muốn tìm hiểu về ông. Sau này, nhà Vô địch thế giới người Liên Xô là Vasily Smyslov đã đánh giá về Morphy: “Cờ đối với Morphy là một nghệ thuật, còn Morphy đối với cờ là một nghệ sĩ vĩ đại…Các ván cờ của Morphy đã trở thành những tác phẩm kinh điển về cờ”. Hàng loạt các nhà Vô địch thế giới sau này đều đánh giá rất cao tài năng của ông, coi ông như người thầy của mình.

Morphy đã giải quyết thành công việc đánh giá các quân trên bàn cờ. Ông không coi thường luận điểm của Philidor về vai trò của các Tốt, song ông đã tìm ra sức mạnh không phủ nhận được của các quân Mã, Tượng, Xe…Cách đánh của ông hoàn toàn hiện đại. Chiến lược cơ bản trong giai đoạn ra quân của ông là tranh thủ từng nước đi, tập trung Tốt và các quân chiếm khu trung tâm một cách nhanh chóng nhất. Ðối với Morphy, điểm tập trung lực lượng quyết định là khu trung tâm chứ không phải là khu vực Vua đối phương. Sau khi phát triển quân, Morphy tạo ra các đường mở.

Theo các đường mở công phu và sáng tạo này, các quân của Morphy chiếm lĩnh được trận địa đối phương. Những điểm yếu của đối phương sẽ bị trả giá rất đắt. Morphy đưa quân xung trận vào từng điểm, đánh Tal dần lực lượng phòng thủ của đối phương và kết thúc thắng lợi ván cờ. Các đối thủ của Morphy bỏ ra khá nhiều thời gian, công sức nghiền ngẫm các ván cờ của ông, họ đã nhận ra thế trận liên hoàn giữa các quân của Morphy là hết sức hài hòa, chặt chẽ. Thậm chí họ còn thấy như huyền bí khi cũng những quân cờ ấy thôi, nhưng nằm trong tay Morphy lại có một sức công phá thần diệu. Tự bản thân những ván cờ của Morphy nói lên lý thuyết của ông. Morphy viết rất ít. Năm 1859, ông giúp cho bạn mình xuất bản tập “Những ván cờ chọn lọc của Morphy”. Sau đó ông viết một số bài cho tạp chí “New York” thuyết minh các ván cờ giữa Labuaden và MacDonnell, cũng như một số ván cờ tàn giữa Morphy và Lowenthal. Sau này một số bạn bè của ông tập hợp các ván cờ của ông lại và cho ra đời tập sách “Paul Morphy.

Paul Morphy qua đời năm 1884, tiếc rằng ông không sống thêm được hai năm nữa để chứng kiến một bước ngoặt lớn lao trong phong trào cờ Vua thế giới: năm 1886, trận đấu chính thức đầu tiên để phong danh hiệu Vô địch thế giới được tổ chức. Ðó là giải vô địch cờ Vua cấp cao nhất và quan trọng nhất được tổ chức liên tục trong một trăm năm qua trên hành tinh chúng ta. Ðó là cuộc đua tài ở đỉnh cao nhất giữa các đấu thủ mạnh nhất ở các lục địa. Chính những trận đấu giành danh hiệu Vô địch thế giới ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 cùng với các giải đấu quốc tế là tiền đề cho sự ra đời của một tổ chức cờ Vua lớn nhất thế giới: Liên đoàn cờ Vua quốc tế FIDE (viết tắt theo tiếng Pháp là Fédération Internationale des Échecs) mà ngày nay số quốc gia thành viên đã lên tới khoảng 160.

14. Mikhail Tal – Nhà Vô Địch Thứ 8

Mikhail Tal

Sau khi đạt dược danh hiệu vô địch cao quí năm 1948, tên tuổi Botvinnik lừng lẫy khắp Liên Xô. Biết bao thanh thiếu niên Xô viêt ngưỡng mộ, khâm phục và học tập cách chơi của ông.

Mùa hè năm 1950, nhà vô địch đi nghỉ mát ở biển. Một hôm có một chú bé mang bàn cờ đến xin đấu với ông. Lúc đó Botvinnik không chú ý lắm và đã khéo léo từ chối chú bé dễ thương này. Thế là cuộc đấu giữa nhà vô địch và người ngưỡng mộ nhỏ tuổi không thành.

Thời gian cứ thế trôi qua. Mười năm sau, năm 1960, Botvinnik lại một lần nữa phải thi đấu để bảo vệ chức chức Vô địch thế giới của mình. Ðấu thủ của ông lần này là Mikhail Tal, một sinh viên 24 tuổi, người thành phố Riga ( thủ đô nước cộng hòa Latvia, nằm trên bờ biển Bantich lúc đó đang thuộc Liên Xô). Botvinnik không thể ngờ rằng Mikhail Tal chính là chú bé mà ông đã từng gặp trên bờ biển năm nào. Và trận đấu muời năm trước trên bãi cát chưa thành thì giờ đây đã được tổ chức trọng thể trên sân khấu trang trọng của một tòa nhà nguy nga tại thủ đô Moscow, được hàng triệu người hâm mộ khắp nơi say mê theo dõi.

Ngay trong 7 ván đầu Tal đã thực sự gây choáng váng cho Botvinnik bằng 3 ván thắng liên tiếp khiến tỷ số là 3-0 (không kể 4 ván hòa). Từ đó trở đi dù có rất nhiều kinh nghiệm trận mạc, Botvinnik cũng chỉ còn biết chống đỡ vất vả trước những đòn đánh mãnh liệt, hóc hiểm của Tal. Kết thúc cuộc cờ Tal thắng ông với tỷ số khó tin 6-2 (và 13 ván hoà), chỉ cần có 21 ván mà không cần đánh đủ 24 ván theo quy định.
Tal hoàn toàn xứng đáng trở thành nhà vô địch cờ Vua thế giới thứ tám. Quả thật, Botvinnik chưa từng bị thua trận nào nặng đến như vậy. Thật là một chấn động trong làng cờ.

Người ta bắt đầu nghiên cứu kỹ phong cách chơi mới mẻ tới mức lạ lùng của nhà Vô địch thế giới mới trẻ tuổi tài ba.

Nếu Botvinnik là một quán quân về phong cách chơi khoa học và hợp lý đến mức sâu sắc thì Tal lạl đại diện cho phong cách chơi lãng mạn với những tình huống cực kỳ phức tạp, với những đòn phối hợp rất sắc bén và thông minh tưởng chừng như đã bị mất hẳn đi từ lâu trên bàn cờ, nay lại xuất hiện. Sức sáng tạo của Tal thể hiện qua cách tạo những bước đi kỳ ảo, mang tính nghệ thuật rất cao.

Mikhail Tal trải qua chặng đường dẫn đến những thành tích lớn với tốc độ thật nhanh chóng, để chỉ trong vòng mấy năm đã giành được danh hiệu vô địch Liên Xô trong các năm 1957-1958. Tiếp theo đó là thắng lợi ở cuộc đấu liên khu vực do FIDE tổ chức vào năm 1958 ở Porto Rozt (Nam Tư), để rồi bước sang năm 1959 giành tiếp các thắng lợi trong các vòng đấu sau và trở thành ứng cử viên chức vô địch.

Qua các giai đoạn của ván cờ, người ta nhận thấy khá rõ phong cách độc đáo của Tal: rất sáng tạo ở phần khai cuộc, rất phức tạp ở trung cuộc dựa trên nhiều nước đi bất ngờ với hiệu quả tâm lý cao. Nhân tố chính của những thắng lợi của Tal là những đợt tấn công vào Vua đối phương bằng những đòn phối hợp vừa đẹp, vừa tài tình với một trình độ nghệ thuật điêu luyện. Phần cờ tàn, Tal chơi cũng khá hay, nhất là cờ tàn phức tạp và đông quân. Thí quân không hề tiếc rẻ để giành thắng lợi là nét đặc sắc trong cách chơi của Tal. Người ta tính ra rằng số quân mà ông thí trên bàn cờ trong 4 năm bằng số quân được thí của một Đại kiện tướng trong suốt cuộc đời chơi cờ.

Người nghiên cứu kỹ càng nhất các ván cờ của Tal, chắc các bạn cũng đoán được, chính là Mikhail Botvinnik. Trước tỷ số thắng áp đảo của Tal và cách chơi khá toàn diện, kỳ diệu của Tal, ông phải tìm ra được điểm nào là yếu nhất của đối thủ. Phân tích tỷ mỉ các ván cờ, ông lhám phá ra rằng, mặc dù Tal mạnh ở các giai đoạn khai cuộc và trung cuộc, song ở giai đoạn tàn cuộc Tal vẫn còn một điểm yếu, đó là Tal chỉ chơi tàn cuộc rất hay khi trên bàn cờ còn đông quân và các thế cờ còn cho phép sự sáng tạo rất “nghệ sĩ”. Còn ở các ván cờ tàn ít quân, khi mỗi nước đi đòi hỏi tính chính xác như toán học và sự sáng tạo giảm đến mức thấp nhất thì rõ ràng Tal chơi yếu hơn.

Trận phục thù năm 1961 diễn ra khá quyết liệt. Hai bên đều tung ra hết sức lực, tiềm năng của mình. Khi bước vào giai đoạn trung cuộc ở mỗi ván, Tal thả sức biến hóa trung thành:cài thế, đặt bẫy muôn hình muôn vẻ, làm Botvinnik nhiều ván lao đao. Nhưng với một ý chí kiên cường và kinh nghiệm gìa dặn, ông gắng đưa ván cờ vào thế đổi quân bắt buộc. Bằng cách thực hiện nhiều nước thí quân can đảm, ông dồn Tal vào những thế đối đầu hóc búa để đạt được mục đích của mình: loại càng nhiều quân ra khỏi bàn cờ càng tốt. Qủa vậy, đến giai đoạn cờ tàn số quân giảm hẳn. Lúc đó ông đem hết tài ba của mình tính toán sâu sắc; mỗi nước đi là giải một bài toán cực kỳ phức tạp với nhiều ẩn số. Cuối cùng nhà kỹ sư điện đã đạt được mục tiêu của mình: thắng lại Tal với một tỷ số không kém phần vang dội 10-5 (không kể 6 ván hòa) và trận đấu cũng chỉ cần 21 ván là kết thúc.

Cũng như Smyslov, Tal-nhà Vô địch thế giới thứ tám-giữ danh hiệu vô địch trong thời gian cực kỳ ngắn ngủi: chỉ có một năm, chỉ rực sáng như một ngôi sao băng lướt qua. Tuy vậy, có một sự thật mà ai cũng thừa nhận là Tal đã sáng tạo, hay nói cách khác là làm xuất hiện một trường phái chơi cờ kiểu mới: chơi theo cảm hứng đầy tính nghệ thuật và sáng tạo. Kiểu chơi này đặc biệt hấp dẫn với thanh thiếu niên và tạo nên một sức sống mới, đa dạng, kỳ ảo hơn trong môn thể thao tưởng chừng đơn thuần toán học này. Nona Gaprindashvili, “Nữ hoàng” cờ Vua 16 năm liền, khi được phỏng vấn rằng, trong cuộc đời chơi cờ của chị, đấu thủ nào được chị tôn sùng nhất, Nona đã trả lời không chút đắn đo:”Trước tiên là Mikhail Tal”.

Suốt từ những năm 60, Tal luôn luôn đứng ở hàng đầu các danh thủ thế giới. Ông hầu như không vắng mặt trong đội tuyển Liên Xô tham dự Ôlympic về cờ Vua và lần nào cũng góp phần đem thắng lợi về cho đất nước mình. Là một con người cởi mở, sôi nổi và chân thành cộng với tài năng của mình, ông chinh phục được trái tim của hàng triệu bạn chơi cờ trên khắp hành tinh này. Có dịp chúng ta sẽ được xem bức chân dung vẽ theo phong cách hài hước: Một người đầu hơi hói,có nụ cười hóm hỉnh, một tay xách bàn cờ, tay kia cầm một thanh gươm như một chàng hiệp sĩ thời xưa. Ðó chính là chân dung Mikhail Tal. Thanh gươm là biểu tượng của hàng loạt đòn phối hợp sắc bén ở những thế cờ cực kỳ phức tạp.

Mikhail Tal sinh năm 1936 tại Riga, thủ đô nước cộng hoà Lavia. Tal làm quên với cờ từ lúc 9 tuổi do một người anh họ chỉ dẫn, sau đó tới cung thiếu niên theo lớp cờ do người thầy tài ba Kruzkov hướng dẫn. Năm 17 tuổi được phong kiện tướng, năm 20 tuổi được phong Ðại kiện tướng quốc tế, giành danh hiệu Vô địch Liên Xô các năm 1957, 1958.

Tốt nghiệp trường đại học Tổng hợp Riga, ông trở thành nhà báo, là biên tập viên tạp chí cờ Vua và là bình luận viên nổi tiếng ở các trận đấu quốc tế lớn.

Tal là một con người sống hết sức sôi nổi, cởi mở, giản dị, hài hước và can đảm. Có một lần sang đấu cờ ở Tây Ban Nha, ông cùng các kỳ thủ xem một trận đấu bò tót. Tại đây ai muốn trổ tài đều có thể khoác áo võ sĩ vào thử. Ít người dám, nhưng Tal đã nhảy ra sân, cầm mảnh vải đỏ và đấu với một con bò tót hung dữ khiến ai cũng kinh sợ, nhưng Tal tỏ ra rất nhanh nhẹn, dũng cảm đấu cho tới hết hiệp. Hôm sau báo chí đăng ảnh ông với tít đề: “Ðây là Mikhail Tal, võ sĩ đấu bò tót”.

Nhưng số phận ông lại không được hoàn toàn may mắn: những căn bệnh dai dẳng đã hành hạ ông trong mấy chục năm, bốn lần lên bàn mổ và phải cắt bỏ một bên thận. Người ta những tưởng ông đã phải từ biệt làng cờ từ lâu. Nhưng không, sau mỗi một lần mổ như vậy ông lại đến với cờ: những trận đấu, những chuyến đi, những Thế vận hội Olympic cờ…và tiếp tục gặt hái những thành công.

Khi người ta tổ chức Giải Vô địch thế giới về cờ chớp (blitz) lần thứ nhất vào năm 1990, Mikhail Tal một lần nữa lại đoạt chức Vô địch thế giới trong môn cờ này, mặc dù lúc đó ông đã 54 tuổi.

Ngày 28 tháng 6 năm 1992, tin Mikhail Tal qua đời được loan đi khiến làng cờ thế giới vô cùng tiếc thương. Tất cả đều nhớ lại hình ảnh sống động của Tal, những cống hiến lớn lao của ông cùng với lời nói ngắn gọn nổi tiếng:”Cờ trước hết là một nghệ thuật!”
Từ năm 2006, cứ vào đầu tháng 11 (5 – 14/11), đều diễn ra giải đấu tưởng niệm Tal mang tên “The Mikhail Tal Memorial”. Đây là giải đấu danh giá. Năm nào kỳ thủ tham dự cũng có Elo trung bình trên 2730.

15. Vasily Smyslov – Nhà Vô Địch Thứ 7

Vasily Smyslov có một người cha và một người bác rất yêu cờ. Năm 1912 cha của Vasily đã từng thi đấu và thắng một chàng trai có tên là Alekhine, người mà 15 năm sau đã trở thành nhà Vô địch thế giới. Có lẽ đó là một vinh hạnh, một kỷ niệm khó quên của gia đình đã có tác động không nhỏ tới Vasily. Chính bác của Vasily đã dạy bảo và dẫn dắt cháu mình tới các trận đấu. Có lần thấy Vasily chơi cờ xuất sắc, thắng mình mấy ván liền, ông mua ngay một bộ tuyển tập các ván cờ của Alekhine, đề tặng Vasily vào đầu trang sách:”Tặng nhà Vô địch thế giới tương laí!” khiến Vasily tròn mắt ngạc nhiên.

Vasily Smyslov sinh ngày 24 tháng 3 năm 1921 tại Moscow. Từ khi còn bé, Smyslov đã sớm tham gia vào nhóm cờ thiếu niên tại một câu lạc bộ cờ Vua ở Moscow. Năm 14 tuổi ông đạt danh hiệu vận động viên cấp I. Sau đó ông tiếp tục ghi được một loạt thành tích quí gía: Năm 1941 khi tròn 20 tuổi ông được phong danh hiệu Đại kiện tướng và kiện tướng công huân thể thao Liên Xô. Năm 1949 được FIDE phong danh hiệu Đại kiện tướng quốc tế.
Như các bạn đã biết, năm 1948, trong trận đấu vòng tròn của năm danh thủ bậc nhất thế giới, Smyslov được xếp thứ hai, sau Botvinnik.

Ðến năm 1954, ông gặp lại Botvinnik trong trận tranh chức Vô địch thế giới. Trân đấu đã cho thấy hai bên hoàn toàn cân sức cân tài, thể hiện rõ rệt qua tỷ số cuối cùng 7-7. Chỉ vì điều lệ qui định mà ông đành chịu để cho Botvinnik tiếp tục giữ được “ngai vàng” thêm ba năm nữa.

Thế rồi ba năm trôi qua, sau khi vượt qua các trận đấu loại trực tiếp, Smyslov một lần nữa lại ngồi đối diện với Botvinnik trên sân khấu lớn dành cho giải Vô địch thế giới. Trong trận đấu này ông đã chiến thắng Botvinnik một cách vẻ vang với tỷ số 6-3 (không kể 13 ván hòa), xứng đáng đoạt chức Vô địch thế giới và trở thành nhà vô địch thứ bảy trong lịch sử cờ Vua. Ðó là vào năm 1957.

Song thật đáng tiếc là ông giữ danh hiệu này có một năm, vì đến trận phục thù vào năm sau (1958) ông đã để thua Botvinnik với tỷ số 5-7. Tuy vậy, theo nhiều nhà phân tích cờ thì tỷ số đó không phản ảnh đúng thực lực của ông. Thực tế, Smyslov, bằng nhiều ván cờ, đã chứng minh sức sáng tạo của mình. Còn về nghệ thuật từ ưu thế nhỏ tạo nên ưu thế lớn dần và đưa cán cờ đến thắng lợi, thì rõ ràng ông tỏ ra trội hơn Botvinnik.

Phong cách chơi cờ của Smyslov toàn năng và hài hòa như chính con người của ông: rất điềm đạm, nhỏ nhẹ nhưng lại sâu sắc, như Max Euwe đã nhận xét:”Smyslov là một đấu thủ kỳ lạ. Ông là người rất lịch sự và hòa nhã nhưng khi chơi cờ với ông ta thì hãy coi chừng, khi đó ông ta trở nên một đối thủ khá nguy hiểm!”

Còn Smyslov thì tâm sự: “Theo tôi cờ đã đem đến cho ta bài học tuyệt vời về con người. Alekhine đã từng nói: chính cờ đã tạo nên tính cách của con người. Ðối với tôi, điều đó hoàn toàn đúng”.

Ngoài chơi cờ ông còn thích đấm bốc, cử tạ và đua xe đạp để rèn luyện thể lực. Nhưng đặc biệt nhất là khả năng âm nhạc của ông. Ông là một nghệ sĩ hát đơn ca với giọng nam trung tuyệt vời. Ông dành nhiều thời gian rỗi để tập hát, biểu diễn và có album nhạc riêng của mình.

Trong một lần đấu cờ ở Mỹ, ông đã lên biểu diễn ở một buổi ca nhạc. Giọng hát của ông khiến khán giả say mê, nồng nhiệt hoan nghênh và tưởng ông là một ca sĩ chuyên nghiệp. Năm 1996, nhân dịp ông tròn 75 tuổi, một buổi hòa nhạc lớn được tổ chức tại cung âm nhạc Moscow để chúc mừng ông.

Hiện nay ở Nga có trường cờ mang tên Vasily Smyslov, đó là một trong ba trường cờ nổi tiếng nhất ở Nga. Ở đó những học trò nhỏ nhìn vào con đường ông đi, hy vọng tương lai của mình cũng tươi sáng và đầy thi vị như của người thầy.

Tháng 3 năm 2010, nhà vô địch thứ 7 của chúng ta đã mãi mãi ra đi. Ông hưởng thọ 89 tuổi.

16. Tigran Vartanovich Petrosian – Nhà Vô Địch Thứ 9

Sau Steinitz 80 năm, có một người, một đấu thủ cờ Vua lại cho rằng đánh cờ nên nghiêng về phòng thủ sẽ đem lại hiệu qủa cao hơn. Thậm chí, với cách chơi phòng thủ, có thể chiến thắng được tất cả các đấu thủ đương thời với mình. Người ấy không nổi lên mau chóng, rực rỡ như Tal, mà dần dần từng bước một, vững chãi, tiến tới đỉnh cao của cờ Vua. Ðó là Tigran Vartanovich Petrosian, người Acmenia.
Giai đoạn đầu trong sự nghiệp cờ của Petrosian là học cách đánh như thế nào để không bị thua. Còn để đạt được thắng lợi thì đó là hệ qủa của sự tích lũy các lợi thế nhỏ nhất trong thế trận do cơ cấu chặt chẽ trong bài bản phòng thủ và cứ như vậy từng bước một,bằng những nước đi hợp lý dẫn đến thế thắng. Ðối phương chơi với ông cũng thấy rõ như vậy mà không sao gỡ thoát được. Khái quát là như vậy,nhưng tuyệt nhiên không phải ông chơi cờ theo kiểu “bí rị”. Khác với Steinitz, ông bộc lộ rõ tài năng phòng thủ trong các tình huống nan giải. Người ta nói rằng Petrosian là một danh thủ kiểu mới, thắng được ông một ván thật hết sức khó khăn, thậm chí, nói một cách hình ảnh là “ê ẩm cả người”.

Nếu với các trận đấu loại trực tiếp thì điều đó phát huy được hiệu qủa. Nhưng đối với các trận đấu vòng thì khó mà đem lại kết qủa đáng chú ý, vì nếu không dám mạo hiểm thì thường sẽ dẫn tới khá nhiều ván hòa. Như vậy khả năng giành điểm cao không phải là lớn. Ðiều đó giải thích vì sao thành công đến với ông khá chậm. Các năm 1958 và 1960 ông đoạt giải vô địch Liên Xô. Năm 1963, khi 34 tuổi, sau một loạt thắng lợi bằng phong cách chơi riêng biệt của mình, ông đạ trở thành địch thủ tranh chiếc vương miện với Botvinnik.

Ngày 22 tháng 3 năm 1963 trận tranh chức vô địch được khai mạc tại Moscow. trước đó các chuyên gia đều cho rằng trận đấu sẽ có nhiều ván hòa, khả năng có thêm các ván thắng chủ yếu là từ phía Botvinnik nếu ông kiên quyết công phá để đánh sập hàng rào phòng thủ của Petrosian.
Nào có ai ngờ, vào trận đấu này, Petrosian đã đánh những ván quỷ khốc thần sầu khiến Botvinnik trở tay không kịp. Vì giờ đây Petrosin không chỉ giỏi phòng thủ mà bắt đầu từ trung cuộc ông đã mở những đợt công phá ác liệt nhằm trực tiếp vào Vua đối phương. Petrosian thắng ván thứ 5, thứ 7, tiếp theo là một loạt các ván hòa. Từ ván 15 đến ván 19 ông thắng liền 3 ván nữa khiến Botvinnik hết đường cứu vãn tình thế. Tỷ số cuối cùng là 5-2 (và 15 ván hòa).

Các nhà bình luận hỏi rằng ông đã dùng bí quyết gì vậy. Petrosian trả lời:”Bản chất tôi vốn thận trọng, nhưng thật ra tôi có những đòn phối hợp của riêng mình. Ðiều này có vẻ ngược đời nên đa số khán giả không được biết tới, kể cả cách chơi dám thí quân của tôi”.Trên thực tế, thế trận của Petrosian chặt chẽ nhưng khá thanh thoát. Ông hết sức nhạy cảm trong việc tận dụng một cách tinh xảo các ưu thế rất nhỏ để tiến tới làm một cuộc “đảo chính” lớn. Khẩu hiệu quen thuộc của ông “chơi để không thua” phải được hiểu thêm là “không thua để mà…thắng!”. Mà minh hoạ rõ nhất là thắng Botvinnik để trở thành nhà Vô địch thế giới thứ chín về cờ Vua một cách xứng đáng.

Từ năm 1963, theo kiến nghị của nhiều liên đoàn, FIDE quyết định bãi bỏ trận phục thù của nhà vô địch. Ðiều đó xem ra có lợi thế cho Petrosian, song trên thực tế đối với ông như thế không phải là may mắn gì lớn lắm. Bởi vì sau đó ông giữ tiếp danh hiệu Vô địch thế giới trong 6 năm liền: Năm 1966 ông gặp Boris Spassky (người đã hạ lần lượt Kerest, Ghenle và Tan) và đã thắng với tỷ số 4-3, tiếp tục giữ vững danh hiệu cho đến năm 1969.

Con người đầy tài năng này, ít ai biết là phải trải qua một thời thơ ấu đầy đau khổ và cực nhọc. Ông sinh ngày 17 tháng 6 năm 1929. Khi ông còn rất nhỏ thì cả cha lẫn mẹ ông đều lần lượt qua đời. Ông và người anh của mình trơ trọi phải dựa vào nhau để lần hồi kiếm sống qua ngày. Chiến tranh bùng nổ và tai họa lại ập lên gia đình ông: người anh ra trận và vĩnh viễn không bao giờ trở về. Thật là những tháng năm khủng khiếp, hầu như không còn có cách gì để có thể sống được thì may sao ông được một bà cô tốt bụng đem về nuôi.

Cậu bé mồ côi sống âm thầm và chỉ còn biết lấy bàn cờ làm bạn để mong quên đi những bất hạnh của đời mình. Rồi cậu cũng được tới trường, vừa học vừa tranh thủ chơi cờ lúc rảnh rỗi, sau đó mạnh dạn ghi tên vào lớp cờ của trường. Với tính cẩn thận, chu đáo của một cậu bé sớm trưởng thành, Petrosian được thầy rất quý mến. Quyển sách của Nimzowitsch “Những hệ thống thực hành của tôi” được cậu lấy làm sách gối đầu giường. Petrosian nhớ lại:”Không biết bao nhiêu lần tôi ngồi rất lâu phân tích những ván cờ cùng với tất cả các thế trận trong đó đến mức thuộc lòng cả quyển sách”

Năm 17 tuổi, chàng thanh niên Petrosian đã tỏ rõ phong cách đánh cờ của mình ở giải kỳ thủ trẻ toàn Liên bang: không để thua một ván nào. Năm 1945 đoạt giải vô địch Gruzia. Các năm 1946, 1947, 1948 vô địch Acmenia. Tuy vậy trong suốt 10 năm sau đó tên tuổi ông được nhắc đến không nhiều vì ông ít có những ván cờ thật xuất sắc, thành tựu của ông đi lên rất từ từ. Ðến năm 1958 ông bắt đầu có danh tiếng sau khi đoạt chức vô địch Liên Xô. Ðến năm 1960 ông lặp lại thành tích đó một lần nữa. Trong các năm 1961, 1962, trong các vòng đấu loại để chọn ứng cử viên vô địch, ông đấu cả thảy 90 ván, trong số ấy ông thắng không nhiều nhưng đã lập một kỷ lục mà ít kỳ thủ nào sánh kịp: chỉ để thua có 3 ván, nghĩa là đánh 30 ván ông chỉ chịu thua 1!

Từ năm 1969 trở đi, ông vẫn tiếp tục chơi một cách có hiệu quả: sáu lần là ứng cử viên chức Vô địch thế giới, hai lần vô địch Liên Xô: 1969 và 1975. Trong hơn ba mươi năm đánh cờ, ông đã mười lần cùng đội tuyển Liên Xô giành thắng lợi ở các đại hội Olympic cờ Vua, tám lần tham gia giải vô địch châu Âu và giành nhiề giải nhất trong các cuộc đấu quốc tế quan trọng.

Có lần Petrosian nói: “Ứng cử viên có thể đoạt chức Vô địch thế giới của tôi, song không ai có thể tước đoạt của tôi danh hiệu cựu Vô địch thế giới”. Có những thời điểm mà thành công của Petrosian được xem là kỳ lạ. Ví dụ như ở Ðại hội Olympic, ông đấu gần 70 ván mà không thua một ván nào. Ông giải thích điều đó một cách ngắn gọn:”Mỗi đấu thủ chơi theo phong cách của riêng của mình. Tôi nghiêng về cách chơi thận trọng. Có lẽ tôi ưa thích lối chơi phòng thủ hơn. Tuy nhiên ai có thể khẳng định rằng lối chơi phòng thủ ít nguy hiểm và không mạo hiểm bằng lối chơi tấn công?”
Petrosian là người có cống hiến lớn trong việc phát triển lý thuyết cờ Vua. Từ khai cuộc “phòng thủ Ấn Ðộ” ông đã khám phá ra nước đi mới, tạo ra phương án mang tên “hệ thống Petrosian”.

Petrosian là phó tiến sĩ triết học, là nhà báo, nhà bình luận cờ có hạng. Nhiều năm ông là Tổng biên tập tạp chí “64”. Ông thích chơi bóng bàn, trượt tuyết, bida, nhưng thú giải trí yêu thích nhất của ông là quay phim, chụp ảnh. Bước chân ông in trên khắp các nẻo đường đất nước Acmenia và các lục địa khác. Ông là một con người, một tấm gương vượt qua muôn vàn khó khăn vất vả đau khổ của cuốc đời để vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao rực rỡ nhất của môn thể thao trí tuệ. Chính vì vậy ông đã giành được trọn vẹn lòng kính trong không những của người đương thời mà còn của những thế hệ mai sau.

Trong nhiều năm, ông đem hết tâm lực vào các hoạt động văn hóa xã hội: Tuyên truyền các thành tựu thể thao, đào tạo hàng loạt đấu thủ trẻ. Ông có hẳn một trường cờ tên là mang tên mình. Dưới sự lãnh đạo của ông, câu lạc bộ Spartak đã sản sinh ra nhiều kiện tướng và Đại kiện tướng tương lai.

Ngày 13 tháng 8 năm 1984, Tirgan Vartanovich Petrosian qua đời sau một thời gian bị bệnh nặng, thọ 56 tuổi. Từ ngày ấy đến nay, hàng năm, một giải cờ tưởng niệm mang tên Petrosian được tổ chức đều đặn để ghi nhớ công lao của một bậc đại kỳ sư.

17. Boris Spassky – Nhà Vô Địch Thứ 10

Boris Spassky, người kế tục ngôi báu của Tigran Petrosian sinh ngày 30 tháng 1 năm 1937 tại Saint Peterburg. Bắt đầu chơi cờ từ hồi 5 tuổi, 9 tuổi vào học cờ ở cung thiếu niên thành phố. Ở đây Spassky tỏ ra rất thông minh, nước cờ của cậu bé tỏ ra sắc sảo, nhưng khi bị thua cờ thì hay khóc tức tưởi, khiến huấn luyện viên phải dỗ dành mới làm cho cậu bé vui trở lại. Trận đấu quốc tế đầu tiên mà Spassky tham gia là giải quốc tế được tổ chức tại Bucares thủ đô Rumani. Năm 1953 Spassky trở thành kiện tướng. Năm 1955 Spassky trở thành nhà vô địch ở giải trẻ thế giới, được phong Đại kiện tướng quốc tế. Ðó là Đại kiện tướng trẻ nhất cho tới lúc bấy giờ, được gọi bằng danh hiệu đáng yêu “Hoàng tử cờ”

Cũng ngay từ năm 1954, khi mới 17 tuổi, Spassky đã bắt đầu ghi tên tham gia vào các trận đấu khu vực và liên khu vực với lòng khao khát của chúc ứng viên Vô địch thế giới. Ngay từ vòng đầu anh đã nhanh chóng giành thắng lợi để lọt tiếp vào các vòng trong. Song ở hai vòng đấu tiếp theo do thi đấu không thành công nên không vào tiếp được. Tuy vậy đối với Spassky đó chính là lần tập dược lớn để tạo đà cho các bước tiến mới sau này.

Năm 1966 lúc 29 tuổi Spassky đã vượt được qua các vòng loại vào tới các trận đấu chọn ứng cử viên, qua tiếp các vòng tứ kết, bán kết rồi chung kết, được quyền vào tranh chức vô địch với Petrosian. Ðây là thời kỳ cực thịnh của Petrosian sau khi ông lật đổ ngai vàng của Botvinnik. Các đại kỳ sư hạng nhất như Smyslov, Tal, Keres…đều phải quy phục ông. Trận đấu hết sức quyết liệt, hy vọng của Spassky lớn dần, nhưng 5 ván cuối cùng do sơ sẩy để thua 1 ván khiến tỷ số cuối cùng là 12,5-11,5 nghiêng về Petrosian. Thật cay đắng cho Spassky nhưng không hề có nước mắt như năm xưa mà chỉ càng rèn thêm quyết tâm. Quả nhiên chỉ 3 năm sau Spassky lại ngồi đối diện với Petrosian trong trận đấu thượng đỉnh. Ngay trong 8 ván đầu Spassky đã đẫn trước 3-1, các ván sau hai bên đấu giằng co, Spassky kiên quyết tấn công thắng thêm được 3 ván nữa, Petrosian cũng kịp thắng lại 3 ván, nhưng kết cục với tỷ số chung cuộc là 12,5-10,5 Spassky đã giành thắng lợi quyết định, trở thành nhà Vô địch thế giới thứ 10 hết sức xứng đáng nhất là trước Petrosian, một thành trì phòng thủ cực kỳ rắn chắc, nên Spassky được mệnh danh là người có bộ thần kinh bằng thép.

Spassky tốt nghiệp khoa báo chí trường đại học tổng hợp Leningrad (nay là Saint Peterburg), là một bình luận viên xuất sắc trong các giải cờ quốc tế lớn. Spassky là một người ngay thẳng và cương trực, với những việc làm sai trái và mờ ám của những quan chức cơ hội và hám lợi ông không bao giờ chịu nhân nhượng. Ông sống rất chân thành với đồng nghiệp. Ðối với các huấn luyện viên của mình ông luôn đánh giá cao công lao của họ nên ngoài lương nhà nước trả cho họ, ông thường dùng tiền lương hay tiền giải thưởng của mình trả rất hậu cho các huấn luyện viên.

Ðối với Spassky, những ai ông chiến đầu sống mái trên bàn cờ đều trở thành bạn. Boris luôn giữ quan hệ thân mật và hữu hảo với họ. Trận ứng cư viên, người ông gặp đầu tiên chính là Paul Keres. Dù là đối thủ nhưng những ngày rảnh rỗi họ vẫn thường đi chơi với nhau. Khi Keres qua đời, Spassky không những đến đưa tang ông mà trong bài điếu của mình gọi Keres là một đấu thủ cờ Vua vĩ đại, ông viết:”Các đấu thủ cờ Vua ngoại hạng nói chung là những người khó tính nhưng Keres là một trường hợp ngoại lệ. Ông rất khiêm tốn, chịu đựng, lịch thiệp. Ðối với cờ Vua và tất cả các đấu thủ cờ ông có thái độ trìu mến và tôn trọng. Dù chơi thua hay thắng, quan hệ bên trong sâu sắc của Keres đối với bạn đồng nghiệp không thay đổi” Spassky đối với Gheler, đối thủ tiếp theo của Spassky, cả hai đã chơi bài, chơi cờ, chơi đomino trong những giờ rảnh rỗi. Gheler viết:”Boris luôn là người thú vị và đấu thủ cờ Vua thú vị đối với tôi, đến múc không khi nào chơi với ông có cảm giác ác cảm với ông”.
Spassky dành cho Tal những lời tốt đẹp nhất ” Tal là người làm tôi thấy hài lòng hơn cả. Ông chơi bằng cờ Vua của mình “chơi cờ và chơi với cờ”. Ðiều đó chỉ có những nhân cách lớn, rực sáng mới có thể cho phép mình như vậy”. Họ là những người cùng tuổi với nhau, Tal chỉ lớn hơn Spassky có 3 tháng.

Trong trận đấu với Fischer (mà chúng ta sắp nói tới), ở ván thứ 3, mặc dù huấn luyện viên phản đối, Spassky vẫn đến gặp đối thủ và đồng ý chơi trong phòng cách ly với bên ngoài. Một hành động như thế hiện nay quá bình thường và dễ hiểu, nhưng vào thơi điểm đó thì thật là nguy hiểm đối với nhà vô địch, nhưng Spassky vẫn hành động theo tình cảm và tinh thần cao thượng cuả mình. Hành động đó được đánh giá là của một “Ðôngkisốt cuối cùng trong thế giới cờ Vua”.

Năm 1972 trong một trận đấu lịch sử Spassky, dù đã chuẩn bị hết sức kỹ càng và có một đội ngũ phò tá đông đảo, đã để thua Fischer (Mỹ) khiến không những ông mất danh hiệu Vô địch thế giới mà Liên Xô cũng bị gián đoạn chiến thắng bằng mọi giá đã giành được từ năm 1948. Vào những năm đó cuộc chiến tranh lạnh diễn ra rất căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô. Cờ được gắn liền với chính trị, nên trận thua này khiến Spassky phải gánh chịu những hậu quả nặng nế.

Tuy rằng vào những năm đó không một Ðại kiện tướng hạng nhất nào của Liên Xô có thể thắng nổi Fischer. Nhưng Spassky chính là người đối đầu trực tiếp trong một trận được coi là quan trọng nhất. Khi được tin ông thua trận, Botvinnik đã công kích ông dữ dội, gán cho ông tội bán trận đấu để lấy đô la mặc dầu hoàn toàn không có một chứng cứ nào và tất cả các thành viên đông đảo trong đoàn đều hiểu rất rõ không thể có điều đó vì Liên Xô quản lý người hết sức chặt, trong đoàn còn có cài các nhân viên mật vụ đi theo. Cũng nên nói thêm rằng trong những năm tháng này, do ngôi vô địch thuộc về các kỳ thủ xô viết và các khoản tiền tổ chức các giải do nhà nước xô viết đóng góp nên uy tín của Liên Xô đối với FIDE là rất lớn và như được biết, sự chi phối của họ đối với FIDE là đáng kể.

“Anh hùng khi đã sa cơ”, Spassky đã phải sống những năm tháng căng thẳng để rồi cuối cùng phải rời khỏi nước Nga, sang cư trú tại Pháp. Tại đây Spassky tiếp tục phát huy tài năng của mình, thi đấu có kết quả trong nhiều năm và mấy mươi năm sau vẫn được xếp trong TOP 100 ở bảng xếp hạng của FIDE. Ông còn góp phần đào tạo nhiều tài năng cờ trẻ. Năm 1992 Spassky gặp lại Fischer một lần nữa trong một trận đấu ở Nam Tư khi cả hai đều đã cao tuổi, cả lần này nữa Spassky cũng không thắng lại được Fischer.

Hiện nay tình hình đã khác xưa, người ta đã công bằng hơn, đã đánh giá lại những công lao to lớn của nhà Vô địch thế giới này đã cống hiến cho cờ Vua, kể cả phần lý thuyết và thực hành. Bằng bộ sưu tập các ván đánh xuật sắc của mình, Spassky đã làm phong phú thêm kho tàng cờ Vua thế giới.

Trong những năm lại đây ông thường quay về nước Nga, tham dự các giải đấu lớn trong nước. Người Nga đón ông trở về một cách trọng thể và quý mến, bởi vì cả cuộc đời ông đã cống hiến trọn vẹn cho một môn thể thao giàu thành tích nhất trên đấu trường quốc tế của nước Nga.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc