Skip to main content

Ván 4: Carlsen và Anand. Hòa (kèm theo bình luận ván đấu) (11/13/2014)

Đăng ngày 13/11/2014 bởi Administrator

Ở ván đấu thứ 4 của trận đấu VĐTG giữa vô địch thế giới Magnus Carlsen và cựu vô địch thế giới Vishwanathan Anand đã chơi ở Sochi vào ngày 12/11. Carlsen cầm quân trắng.

1.e4 c5 Từ sự hứng khởi của ván 3 Anand đã chọn phòng thủ Sisilian!

2.Mf3 e6 Không phải là hệ thống Najdorf.

Mà là hệ thống Paulsen Vichy Anand đã không còn áp dụng nó trong một thời gian, nhưng vào năm nay Anand áp dụng nó một vài lần.

van 4

3. g3

Magnus Carlsen né tránh thế trận chính đã chọn 3.g3. Trước ván đấu này anh thường xuyên chơi 3.d4, mặc dù trong thực tế đôi khi anh ta cũng chơi 3.g3.

3 … Mc6 4.Tg2 d5 Vichy Anand chủ động “chuyển hướng” khai cuộc.

5.exd5 exd5 6.0-0 Mf6 7.d4 Te7 Nó gần giống phương án Tarrasch, chỉ khác đôi chút khi tốt ở c2 thay vì e2! Có một số điểm chung (cấu trúc tốt) và khác phương án đổi quân của phòng thủ Pháp ở việc Tượng không bao giờ là Tượng phianket, và đây là một khác biệt biệt quan trọng.

8.Te3 Thông thường ở đây chơi 8.dxc5, sau đó phát triển Mc3 và Tg5 – theo tinh thần của phòng thủ Tarrasch. Sự lựa chọn của Carlsen tôi tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu thấy tổng cộng 5 ván cờ. Tuy nhiên, một trong số họ đã được chơi ở một trình độ rất cao (Short – Caruana, Wijk aan Zee, 2010).

8 … cxd4 9.Mxd4 Tg4 Nước đi mới! Trước đây ở thời điểm an bài mang tính chất tự động là nhập thành! Thực hiện bằng cách này, các quân phát triển rất nhanh chóng. Điều này chứng tỏ cựu vô địch thế giới đã chuẩn bị rất kỹ ở nhà.

Vo Anand

10 … Hd7 Lại một ý tưởng mới!

Tuy nhiên, nếu chơi bình sau khi 11.Mc3 0-0 một cách tự nhiên nó sẽ quay trở lại lối mòn xưa cũ. Tôi nghĩ sớm muộn gì cũng phải nhập thành gần, nhưng Anand muốn Hậu đứng tại d7 để bảo vệ Mc6, kiểm soát đường chéo h3-c8 và chuẩn bị cho 2 Xe thông nhau tại hàng ngang thứ 8. Nhưng ở thế trận này tôi nghĩ thế cờ của Carlsen tốt hơn. Triển vọng lâu dài là khai thác tốt cô lập d5 (hoặc chuyển nó từ tốt cô lập sang cặp tốt c6-d5).

11.Md2 Thông thường Mã bố trí ở c3. Phát triển Mã tới d2 chưa từng xảy ra!

11 … 0-0 12.M2f3 Nếu tôi không biết người quân trắng là ai, tôi sẽ lên án cách phát triển quân này. Để kiểm soát ô d4 mà phải sử dụng cả 2 quân Mã! Nhưng việc bố trí này cũng tạo ra sự biến hóa vì 2 quân Mã này có thể “hoán đổi vị trí” nếu nó chuyển tới b3 và Mã f3 phi lên d4. Như vậy trắng có thể kiểm soát c5 và Mã còn lại tấn công c6. Cũng có thể ngay bây giờ đe dọa đổi quân tại c6 và Mã đi tới e5, nhưng đe dọa này dễ dàng bị đen ngăn chặn bằng 12…Td6. Chúng ta chỉ tính đến vậy, còn nhà vô địch thế giới có thể nhìn “sâu” hơn.

12 … Xfe8 Ngay cả như vậy. nước 13.Nxc6 cũng không phải là một mối đe dọa lớn! Sau 12 … Xfe8 13.Mxc6 bxc6 14.Me5 Hb7 15.Mxg4 Mxg4 16.Td4 Tf6 thế trận của đen hoàn toàn yên ổn.

13.Xfe1 Nước đi này có mối liên hệ gì với quân Mã f3 của Carlsen? Tôi hoàn toàn không hiểu. Nếu là tôi ở nước 11, sẽ đi Mã c3 để phục vụ cho ý tưởng M:c6 sau nước b7xc6. Tiếp sau tích cực bằng Ma4 block ô c5 và chơi theo chiến lược chống lại cặp tốt (c6-d5).

13 … Td6 14.c3 h6 15. Hf1 Th5 16. h3 Tg6

17. Xad1 Xad8 18. Nxc6  (nếu 18. Mb5 Tb8 19. c4 thì 19… Mb4)
18… bxc6 19. c4 phá cấu trúc tốt c6-d5 tạo ra tốt lẻ d5.
19… Te4 (nếu 19… Hb7 20. Td4 Me4 phản công tích cực)
20. Td4 Mh7 21. cxd5 (nếu 21. c5 Tb8 22. Ha6 Txf3 23. Txf3 Tg5 đen phản công tích cực vào cánh vua)
21… Txd5 (trong trường hợp 21… cxd5 tôi nghĩ không có vấn đề gì, chơi tiếp se là 22. Ha6 Xe6 23. Hxa7 Hxa7 24. Txa7 Xa8)
22. Xxe8+ Xxe8 23. Hd3 Carlsen thích kiểu thế trận này.
23… Mf8 Anand chuyển Mã của mình theo con đường như vậy (nếu chơi 23… Tc7 24. Hc3 f6) và (nếu chơi 23… Mg524. Mxg5 hxg5 25. TBxd5 cxd5 26. Tc3) (hoặc 23… Te7 24. Me5 He6 25. Txd5 cxd5 26. Mg2 Mg5 27. g4 Td6 28. Mf3 Me4 29. Txa7)
24. Mh4 Te5 25. Txd5 Hxd5 26. Txe5 Hxe5 27. b3 Me6 28. Mf3 (nếu 28. Hf5 Hb2 29. Mf3 Hxa2 30. Xd7 Xf8)
28… Hf6 (không thể t 28… Hb2 vì 29. Ha6)
29. Vg2 Xd8 30. He2 Xd5 31. Xxd5 cxd5 32. Me5 (nếu 32. He5 Hd8 33. Md4 Hd7 34. b4 Mxd4 35. Hxd4 a6 cờ tàn Hậu hòa)
32… Hf5 33. Md3 Md4 34. g4 Hd7 35.He5 Me6 36. Vg3 Hb5 37. Mf4 Vxf4 38. Vxf4 Hb4+39. Vf3 d4 40. He8+ (nếu 40. Ve4 He1+ 41. Vxd4 Hxf2+42. He3 Hxa2 hòa)
40… Vh7 41. Hxf7 Hd2 42. Hf5+ Vh8 43. h4 Hxa2 44. He6 Hd2 45. He8+ Vh746. Ve4+ Vh8 47.He8+Vh7 1/2 – 1/2

Kết luận: Sau ván thua “bất ngờ” ở ván 3, Carlsen bước vào ván 4 với tâm trạng chưa được ổn, “cảnh giác rất cao”. Việc này ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương án chơi trong khai cuộc, cũng như đường hướng chơi trung cuộc “quá an toàn”. Một ván đấu không nằm trong sự “trông đợi” của giới hâm mộ cho một trận tranh chức VĐTG. Ván đấu tẻ nhạt!

 

 

 

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc