Skip to main content

VÀI NÉT VỀ SỰ “KÍCH ĐỘNG”, “HỒI HỘP” VÀ THÀNH TÍCH THỂ THAO (07/11/2018)

Đăng ngày 11/07/2018 bởi Administrator

Mối quan hệ giữa sự kích động và động cơ thành tích là một vấn đề quan trọng đối với VĐV và HLV, những người đều muốn đạt được thành tích tối đa. Sự thực, hầu hết những cá nhân có liên quan đến thể thao thi đấu đều có thể đề cập tới mối quan hệ giữa sự kích động và thành tích thể thao. Trong những cuộc thăm dò không chính thức, hầu hết mọi người đều tin rằng một chút kích động sẽ giúp VĐV chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc thi đấu. Tuy nhiên, điều này dường như cũng có sự nhất trí rằng nếu quá nhiều kích động thì có thể gây bất lợi cho thành tích. Điều quan trọng là những quan sát này cũng phù hợp với giả thuyết chữ U ngược đã được các nhà nghiên cứu phát hiện ra những đặc trưng rõ nhất về mối quan hệ giữa sự kích động và động cơ thành tích.

Đặc biệt, giả thuyết chữ U ngược cho thấy rõ rằng thành tích được cải thiện cùng với sự gia tăng các mức độ kích động vào một số thời điểm tối ưu nào đó, và sau đó sự gia tăng trạng thái kích động xa hơn nữa sẽ sản sinh ra một rào cản đối với thành tích.

Mặc dù vậy, một VĐV có thể thực hiện bài tập một cách kém cỏi do anh/cô ta quá kích động hoặc không có sự kích động nào cả. Điều này có nghĩa là một lời nói động viên có xúc cảm và mạnh mẽ trước một cuộc đấu sẽ chỉ nâng cao thành tích nếu nó làm tăng trạng thái kích động của VĐV từ một mức thấp tới mức trên trung bình hay còn gọi là mức tối ưu. Nhưng nếu VĐV đó đã có sẵn sự kích động cao rồi, thì khả năng tác động của lời nói đó có thể làm tăng sự kích động của anh ta hoặc cô ta lên tới điểm mà làm bất lợi đối với thành tích.

Chính vì vậy mà các HLV phải cố gắng giúp cho từng VĐV đạt được mức tối ưu về trạng thái kích động để nâng tối đa thành tích. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu đã không thể chỉ rõ được nét đặc trưng như thế nào là mức tối ưu. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng các bài tập đòi hỏi phải có một sự phối hợp chính xác và kiểm soát chắc chắn, như trong môn đánh golf, môn bắn cung, bắn súng tự do, và môn bowling, có thể được coi là thực hiện tốt nhất khi ở các mức độ kích động thấp. Trái lại, các bài tập đòi hỏi về tốc độ hay sức mạnh hơn, như trong môn đẩy tạ, hành động cản bóng trong môn bóng đá, hoặc trong môn ném – đẩy tạ, dường như được thực hiện tốt nhất khi ở các mức độ kích động cao. Tuy vậy, ngay cả trong các bài tập sức mạnh và tốc độ nếu quá nhiều kích động vẫn có thể làm cản trở tới thành tích.

Một nhân tố thứ hai được cho là hỗ trợ các VĐV đạt được mức kích động tối ưu đó chính là hoàn thiện tính cách cá nhân của bản thân VĐV đó.

Ví dụ, một số VĐV thực hiện bài tập rất tốt khi bị kích động cao hoặc bị tác động với một áp lực nào đó, trong khi đó số khác có xu hướng trở nên căng thẳng hoặc bị “sốc” dưới một áp lực nào đó. Điều này cho thấy người HLV cần phải nhạy cảm đối với những phản ứng của những VĐV khi bước vào đấu trường thi đấu để làm sao có thể đưa ra được một quyết định đúng. Một HLV phải hiểu rõ VĐV của mình khi dựa vào những phản ứng của họ trước cuộc thi đấu và phải tách họ ra hai phòng riêng biệt trước khi thi đấu.

Phân biệt sự hồi hộp với sự kích động

Robert Sontroem xác định 3 thuật ngữ và phân biệt giữa các khái niệm quan trọng này. Ông đã giới thiệu một tổng quan về các học thuyết chủ yếu và cố gắng giải thích mối quan hệ giữa sự hồi hộp và động cơ thành tích, cũng như những thay đổi của hoàn cảnh và của cá nhân tác động lên mối quan hệ này. Hơn nữa, ông đã đánh giá mối quan hệ giữa sự hồi hộp và sự chú ý, do điều này rất quan trọng trong việc quyết định đến thành tích. Và đặc biệt là mối quan tâm đến trạng thái như thế nào là hồi hộp quá mức mà có thể gây nên điểm bất lợi cho sự chú ý, làm cho VĐV thực hiện bài tập một cách sút kém trước một áp lực nào đó.

Trạng thái hồi hộp được xác định như là một trạng thái mang tính xúc cảm đã được mô tả như sự sợ hãi và căng thẳng – với thực chất là một sự phản ứng “ngay bây giờ” và nhất thời thuộc về bản chất mà thôi.

Đặc điểm hồi hộp liên quan tới một khuynh hướng thiên về nhận thức các tình huống trạng thái nào đó như sự đe doạ và phản hồi lại những tình huống trạng thái này bằng việc thay đổi các mức độ hồi hộp.

Do đó, trạng thái hồi hộp của một VĐV nào đó trước hoặc trong một sự kiện nào đó sẽ được quyết định bằng một sự tương tác giữa mức độ hồi hợp chung hay thông thường này (nghĩa là đặc điểm hồi hộp) với những ép buộc mang tính tình huống trạng thái đặc trưng của sự kiện (nghĩa là trạng thái hồi hộp). Ví dụ, các cá nhân có cả hai đặc điểm hồi hộp cao và thấp có thể sẽ thể hiện các mức độ cao về trạng thái hồi hộp khi thi đấu tại giải đấu vô địch so với trong quá trình tập luyện, mặc dù người có đặc điểm hồi hộp cao có thể sẽ cảm thấy bị bất ổn trong giải đấu vô địch hơn so với người có trạng thái đặc điểm hồi hộp thấp và sẽ phản ứng với các mức độ cao hơn của trạng thái hồi hộp.

Khả năng điều chỉnh trạng thái hồi hộp hoặc kích động của một VĐV nào đó trong suốt quá trình thi đấu là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc duy trì một mức độ cao về thành tích tối ưu. Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng chút nào; các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, và quần vợt có thể đòi hỏi sự tập trung cao độ trong thời gian rất dài, và do đó việc duy trì sự kích động ở mức độ tối ưu khi có sự thay đổi về môi trường là điều vô cùng khó.

Sự kích động, sự hồi hộp và thành tích

Weinberg lập luận rằng những kế hoạch chuẩn bị về mặt tinh thần như sự tưởng tượng, sự chứng tỏ bản thân, sự tập trung chú ý, và sự kích động ban đầu mà những VĐV thể hiện để đạt hay duy trì một mức độ kích động tối ưu. Tuy nhiên, mỗi HLV và VĐV phải có một quyết định vận dụng kỹ thuật phù hợp nhất căn cứ vào thể loại của nhiệm vụ phải thực hiện, trình độ kỹ năng của VĐV và kinh nghiệm đã trải qua.

Smith đưa ra thảo luận về những chiến lược trong việc làm giảm hoặc đương đầu với các mức độ hồi hộp cao. Khi tầm quan trọng của việc chiến thắng càng làm cho sự căng thẳng tiếp theo đó trong thi đấu thể thao, thì áp lực và sự hồi hộp khi thực hiện bài tập tốt cũng sẽ tiếp tục tăng lên. Mặc dù vậy, vấn đề làm sao để các VĐV sẵn sàng bước vào thi đấu thông thường là giữ cho họ được bình tĩnh, chứ không phải là nâng tinh thần họ lên.

Sự kích động và sự hồi hộp sẽ chắc chắn xảy ra trong thi đấu thể thao. Thách thức được đặt ra ở đây chính là làm sao giúp cho các VĐV nhận biết được những phản hồi về trạng thái hồi hộp và sự kích động, để họ có thể đương đầu với các mức độ trạng thái không mong muốn.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc