Skip to main content

Từ điển giải nghĩa cờ vua (10/13/2021)

Đăng ngày 13/10/2021 bởi Administrator

Thuật ngữ và khái niệm cơ bản cờ vua:

Phân tích ván cờ (tr16):

            Phân tích ván cờ là nghiên cứu các ván cờ đã chơi (của mình hay của người khác). Khi tiến hành phân tích ván cờ không được phép bỏ qua sai lầm của các đấu thủ, các nguyên nhân xuất hiện chúng, để tạo ra khả năng hoàn thiện chuyên môn cờ vua.

Phân tích thế trận (tr16):

            Phân tích thế trận là nghiên cứu (tính toán) các khả năng biến thế (phương án) và đánh giá thế trận được tạo thành có kết quả của biến thế đó. Sự khác biệt với phân tích thế trận ở nhà, là nghiên cứu thế trận mới xuất hiện, tập hợp các ván cờ đã chơi, sự chuẩn bị trước thi đấu . Trong thời điểm diễn ra ván đấu VĐV Cờ vua tiến hành phân tích thế trận, không được phép di chuyển quân, trong điều kiện giới hạn về thời gian, đòi hỏi phải có kỹ năng nhanh chóng và chính xác nhìn nhận các hình ảnh khác nhau của thế trận, từ những kỹ năng này (ngay lập tức kiểm soát tình trạng khủng hoảng của đối phương) phụ thuộc vào đẳng cấp chơi cờ.

Tấn công trong cờ vua (tr23-1): (Tiếng Pháp là Attaque – có nghĩa là tấn công). Có hai khái niệm về tấn công là:

Tấn công chiến thuật là – trực tiếp tấn công vào quân đối phương.

Tấn công chiến lược là – cuộc tấn công vào Vua trên một phần bàn cờ hoặc trên toàn bộ bàn cờ, tình trạng cuối cuộc tấn công là việc có ưu thế, có hiệu quả cao được nghĩ ra thông qua kế hoạch chiến lược.

Cuộc tấn công có hiệu quả phụ thuộc vào các yếu tố thế trận: cột mở, bố trí quân tích cực, thống lĩnh sức mạnh trong tấn công trên bàn cờ của đối thủ, hiện diện trong thế trận của đối phương điểm yếu…Các loại tấn công chính: tốt, quân, hỗn hợp (thông qua quân và tốt), năng động, tiềm tàng cùng với thí quân. Đối tượng của cuộc tấn công có thể khác nhau, nhưng cơ bản là Vua đối thủ. Tấn công vào vua có thể tiến hành trên một cánh (ưu thế tiềm tàng của các quân ở đó), nhập thành khác phía (thông thường với sự hỗ trợ của các tốt), cũng như ở trung tâm khi vua mắc kẹt, tước đoạt khả năng trú ẩn ở cánh….Đối tượng tấn công trên cánh có thể là tốt yếu, điểm yếu kém trong thế trận của đối phương và vv…

Trong quá trình phát triển cờ vua, khái niệm tấn công được tiến hóa.  V. Steinitz đã xem xét việc tấn công trước hết là phương tiện để đạt được ưu thế. Nó cần hoàn thành các hành động tấn công khác nhau như: quyền chủ động, áp lực thế trận, hạn chế hoạt động của quân bị mắc kẹt… Ở đây quan điểm của Steinitz: có ưu thế nhất thiết phải tấn công. Trong lý thuyết cờ vua hiện đại khái niệm tấn công luận giải rộng lớn hơn. Trong một loạt tình huống tấn công- kết cục không phải tất cả là chiến lược, mà còn là phương tiện đấu tranh, cần thiết để nhận được thế trận có lợi này hay thế trận khác. Thông thường, tấn công không kết thúc ván cờ, mà ngược lại, là bắt đầu cuộc đấu tranh mới để giành ưu thế. Mục đích chủ yếu của tấn công theo cách hiểu hiện đại bao gồm không chỉ là việc tiêu diệt lực lượng đối phương mà cả trong việc thực hiện ưu thế thế trận. Đối tượng tấn công có thể không chỉ là trung tâm, cánh, mà còn là điểm yếu riêng lẻ và thậm chí đối tượng di động (“gián tiếp” Tấn công theo H. R. Capablanca, ngắn gọn cho rằng ở trung cuộc, tấn công thường theo quy luật là đối tượng riêng lẻ, quân hoặc tốt). Trong thế trận trên hình vẽ trích từ ván cờ giữa Nimzowitsch  – Capablanca (tại Peterburg, 1914) bên đen kém hơn Tốt. Tuy nhiên áp lực của họ vào cánh Hậu nhanh chóng thể hiện cuộc tấn công tối đa:

Hình 1

19…Xa8 20.a4 Mxd2 21.Hxd2 Hc4 22.Xfd1 Xeb8 23.He3 Xb4 24.Hg5 Td4+ 25.Vh1 Xab8 26.Xxd4 [buộc phải như vậy vì có sự đe dọa là 26…Txc3] 26…Hxd4 27.Xd1 Hc4 28.h4 Xxb2 và đen thắng cờ.

Trong thực tiễn cờ vua hiện đại có sự chuyển biến về tấn công có sự khác biệt về tính năng động linh hoạt.

Hình 2

Trong ván cờ giữa Tal – Gurgendze (tại giải vô địch Liên Xô, 1968/1969) đã tiếp tục chơi: 21.Rxh7 (bắt đầu cuộc tấn công) 21…Qxe5 (nếu 21…Kxh7 đáp lại bằng 22.Rh1+ Kg8 23.Bf6 Nxf6 24.exf6 Qe5 25.Bxg6 Qxf6 26.Bh7+ Kh8 27.Qg8#) 22.Rxf7 Kxf7 23.Bxg6+ Kg8 [23…Kxg6 24.Bf4+] 24.Bxe8 Bg7 [24…Rxe8 25.Bf6+] 25.Bd7

(trắng tiếp tục tấn công vì ưu thế lực lượng) 25….Nc7 26.Bxc6 Rf8 27.Rd1 Qc5 28.Bf3 Qxc2 29.Rd7 Rf7 30.Rd8+ Rf8 31.Bf6 Qh7 32.Be4 Qh6 33.Bg5 Qh8 34.Rd7, 1-0 (nếu 34…Rf7 tiếp tục 35.Rxc7).

Đòn tấn công được hoạch định có thể không chỉ nhắm vào Vua mà nó còn hướng tới các đối tượng khác.

Hình 3

Trong ván cờ giữa Botvinnik – Smyslov (trận đấu tranh chức VĐTG năm 1954) đen đã đáp trả nước đi 11.h3 bắt đầu có cuộc tấn công sắc bén nhắm vào trung tâm của trắng là:  11…exd4 12.Na4 Qa6 13.hxg4 b5 14.Nxd4 bxa4 15.Nxc6 Qxc6 16.e5 Qxc4 17.Bxa8 Nxe5 18.Rc1 Qb4 19.a3 Qxb2 20.Qxa4 Bb7 21.Rb1 (Theo hậu quả tác động tâm lý của cuộc tấn công của đen nhất thiết phải chơi 21.Bxb7 Qxb7 22.Rc3 Nf3+ 23.Rxf3 Qxf3 24.Be7 Rc8 25.Bxd6=) 21…Nf3+ 22.Kh1 Bxa8 23.Rxb2 Nxg5+ 24.Kh2 Nf3+ 25.Kh3 Bxb2 26.Qxa7 Be4 27.a4 Kg7 28.Rd1 Be5 29.Qe7 Rc8 30.a5 Rc2 31.Kg2 Nd4+ 32.Kf1 Bf3, với việc thắng cờ thuộc về đen.

Liên quan tới việc tấn công với các đối tượng khác nhắm vào Vua đối phương thường bằng cách thức thực hiện ưu thế thế trận, chẳng hạn ưu thế thế trận ở trung tâm cho phép bắt đầu cuộc tấn công cánh nhắm vào Vua đối phương. Thỉnh thoảng tấn công cũng liên quan những quân tốt đặc biệt yếu che trở Vua, xuất hiện ở giai đoạn sớm của ván cờ, vv…

Thuật ngữ “tấn công” trong lý thuyết cờ vua có nghĩa là “phương án”, chẳng hạn tấn công Maks-Lange trong phòng thủ 2 Mã, tấn công Panov trong phòng thủ Caro-Kann và vv…

(Còn tiếp)

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc