Skip to main content

Từ điển giải nghĩa cờ vua (tiếp theo 3) (11/04/2021)

Đăng ngày 04/11/2021 bởi Administrator

Lối chơi phối hợp (tr164):

Lối chơi phối hợp bao gồm những hành động cụ thể chống lại lực lượng của đối phương, trong việc tấn công và tạo ra sự đe doạ, hướng vào đối tượng nào đó trong việc bố trí lực lượng của đối phương.

Lối chơi phối hợp đòi hỏi không chỉ sự chính xác (đôi khi phải tính toán xa) của việc tính toán, mà còn đòi hỏi sự lãng mạn, tưởng tượng (linh cảm), có nghĩa là trong thế trận phức tạp thường tính toán chưa chính xác. Điều này rất thường liên quan tới sự mạo hiểm, trong một vài trường hợp lối chơi thế trận còn có sự thí quân. Nhất trí với lý thuyết Cờ vua hiện đại, lối chơi phối hợp là khả năng chỉ có trong thế trận xác định, những dạng thức xác định; để có lối chơi phối hợp phải có tiền đề cần thiết. Cuộc cải tổ cách mạng Cờ vua (thế kỷ thứ 15) đã có bước tiến nhảy vọt về khả năng lối chơi phối hợp, do đó các VĐV Cờ vua thế kỷ 16-17 đã tiến tới đặt ra những cơ sở ban đầu cho lối chơi phối hợp, áp dụng chúng với mục đích phát triển các loại khai cuộc gambit và thí quân để nhanh chóng phát triển lực lượng và tấn công ngay vào Vua đối phương. Người đầu tiên đưa ra lối chơi phối hợp của thế trận là Fr. A. Philidor

A. Alekhine – H. Johner (Zurich, 1934)

44.e5 dxe5 45.d6 c5 46.Te4 Hd7 47.Hh6 1:0

Nhãn quan phối hợp (tr 164-3):

Nhãn quan phối hợp là phương pháp của VĐV nhìn ra khả năng của đòn phối hợp; thuật ngữ được Botvinnhic đưa ra. Đó là một trong những cách nhìn nhận mới của Cờ vua, khi tư duy: “Trước tiên là thử chơi thế trận, nhưng phải học hỏi sự phối hợp” (R.Reti). Theo qui luật nhãn quan phối hợp là – phẩm chất thiên phú của VĐV Cờ vua, tuy nhiên có thể phát triển nó bằng các ván cờ, những đòn phối hợp điển hình, giải bài tập, cờ thế và …

Nhãn quan phối hợp trong nhiều trường hợp phải đảm bảo việc tính toán phương án có chủ định; phải tính toán đúng và chính xác kiểm soát sự xuất hiện “Hình ảnh Cờ vua” đúng đắn – là việc nhìn thấu khả năng phối hợp của thế trận. Phân loại, phân chia được “Các hình ảnh lạc hậu và tiên tiến” (N.Krogius).

Việc đầu tiên liên quan tới nhãn quan phối hợp là việc đánh giá các kinh nghiệm đã trải qua trong hoàn cảnh, tình thế mới; việc thứ hai là – việc đánh giá linh cảm có vai trò của sự kiện tiếp theo trong ván cờ khi điều mong muốn thường đưa ra hành động.

Trong ván cờ giữa V. Mikenas – D. Bronstein (Giải vô địch Liên Xô năm 1965) đen sử dụng “hình ảnh lạc hậu” – là điểm yếu trên hàng ngang thứ nhất, chuẩn bị đòn phối hợp: 23…He5! 24.Xb4? (không cảm thấy nguy hiểm, trắng đã đi “nước đương nhiên”; cần phải chơi 24.Hd2 hoặc 24.Hd4) 24…Xxa3!! Trắng đầu hàng, bởi vì mất mát lực lượng là không tránh khỏi.

Ví dụ “hình ảnh tiên tiến” – là ván cờ giữa V. Tseshkovsky – L. Polugaevsky, (tại Riga, năm 1979).

Trong việc tìm kiếm đòn phản công đen, đưa ra phương án bó buộc: 25…Xe2+ 26.Xf2 Xxf2+ 27.Vxf2 Mxb2? 28.Txb2 Xxc2+ 29.Ve3 Xxb2, tiến tới thế trận này họ dự đoán rằng có hơn 2 Tốt cho phép họ có khả năng nghiên túc đạt kết quả (đánh giá tiên tiến khả năng của mình) 30.Xc1! – là ý tưởng tấn công bất ngờ của đen. Còn có sự đen doạ từ nước 31.Xc8 với nước tiếp theo Me7 không có cách phòng thủ.

Phong cách phối hợp (tr165):

Phong cách phối hợp là sự di chuyển quân trong lối chơi của VĐV Cờ vua thể hiện tính chất tiến tới sự phức tạp, căng thẳng linh hoạt của thế trận với sự tự do của các quân chơi và khả năng áp dụng phương tiện chiến thuật. Cách chơi như trong thế trận như vậy mang đến tính chất cụ thể và đòi hỏi sự tập trung chú ý cao, thấu hiểu sâu sắc những đặc điểm của tình huống, sự lãng mạn của mình. Với mục đích nhận được thế trận đa dạng giàu khả năng phối hợp, VĐV Cờ vua có phong cách phối hợp thường thích chơi các loại gambit và phản gambit, ở đó thường xuất hiện nhiều đòn chiến thuật phức tạp, đòn phối hợp cả sự thí quân.

Đòn phối hợp (tr165-2):

Đòn phối hợp (không thuộc nhóm Latinh, từ nguyên thuỷ là Combination – là sự kết hợp) trong Cờ vua là phương án bó buộc với việc sử dụng các thủ pháp chiến thuật khác nhau; thường kết hợp xoay quanh các yếu tố của đòn phối hợp – là có sự thí quan. Vấn đề là ở chỗ liệu có nhất thiết phải có thí quân hay không, đặc điểm của đòn phối hợp có nhiều tranh cãi. Chẳng hạn theo quan điểm của E.M. Lasker và P. Romanovsky thì việc thí quân không phải lúc nào cũng xảy ra khi tiến hành đòn phối hợp; theo quan điểm của Botvinnik thì Đòn phối hợp là – phương án bó buộc có thí quân. Tồn tại hàng loạt các định nghĩa khác nhau về Đòn phối hợp; còn theo hướng của Yu. Averbakh thì đòn phối hợp là sự kết hợp giữa các quân của cả hai bên. Theo thuật ngữ của Lasker những ý tưởng khác nhau tiếp theo của Đòn phối hợp còn có động cơ của nó. Sự đa dạng và phức tạp của Đòn phối hợp cho phép phân loại chúng theo các đặc điểm khác nhau – theo động cơ, sự tạo thành của Đòn phối hợp, theo kết quả cuối cùng của Đòn phối hợp, theo đối tượng hoặc thủ pháp tấn công, theo các thành phần chiến thuật và các dấu hiệu đặc điểm khác nhau. Các dạng thức đòn phối hợp có thể có dạng mở trực tiếp hoặc tình trạng Vua không được bảo vệ, hoặc vị trí không đạt của các quân và Tốt, các điểm yeu hoặc có Tốt thông xa và… Sự phụ thuộc vào mục đích và kết quả tồn tại khác nhau của đòn phối hợp dẫn đến thắng cờ hoặc hoà cờ; đòn phối hợp dẫn đến đạt kết quả, làm thế trận tốt hơn có mục đích, nhiều khi thay đổi hẳn thế trận trên bàn cờ, và có cả đòn phối hợp hơn chất, lực lượng, quân, chiếu hết, rơi vào thế pat, đòn phối hợp  tạo ra pháo đài, tạo ra nước chiếu vĩnh viễn, tạo ra những nghiên cứu tin cay, tạo ra thế phong toả và…

Phân loại theo đối tượng tồn tại những đòn phối hợp khác nhau nhắm vào Vua đối phương và chống lại các quân và Tốt còn lại; phân loại theo thủ pháp tấn công – là đòn phối hợp. Thực hiện theo hướng phối hợp hoặc tấn công đôi, công phá đôi, đánh đôi, phân loại theo chiến thuật, thủ pháp – là đòn phối hợp đánh lạc hướng, thu hút, lấp đường, giằng quân, phong toả, giải phóng ô hoặc cột, tiêu diệt sự phòng thủ và các chiến thuật khác… Vẻ đẹp từ phía Thực hiện theo hướng có cơ sở là ý tưởng mẫu mực, mục đích đa dạng và sự hài hoà của các quân, trên cơ sở các yếu tố dự phòng, trên cơ sở sự phức tạp và các đòn chiến thuật thủ pháp đa dạng; đòn phối hợp trong Cờ vua còn là cơ sở cho nghệ thuật.

Các nhà lý luận cờ vua đóng góp to lớn xây dựng khái niệm, thuật ngữ đòn phối hợp:

E.M. Lasker

P. Romanovsky

M. Botvinnik

Yuri Averbakh

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc