Skip to main content

Trung Quốc đã làm gì để có nhiều nhân tài cờ vua? (03/02/2014)

Đăng ngày 02/03/2014 bởi Administrator

Thiếu nữ thiên tài Hầu Dật Phàm (Hou Yifan) 16 tuổi và thiếu nữ Đại học Thanh Hoa Nguyễn Lộ Phỉ (Ruan Lufei) 23 tuổi của Trung Quốc đã đoạt chức vô địch và á quân Giải vô địch cờ vua nữ thế giới năm 2010 kết thúc tại Thổ Nhĩ Kỳ cuối tháng 12. Hai nữ kỳ thủ có con đường trưởng thành khác nhau, đều đã giành được thành công, đằng sau sự thành công của họ là sự tuyệt vời khác nhau.

Rulei2Hou2

Nữ kỳ thủ Hầu Dật Phàm đến từ thành phố Hưng Hoá, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc có năng khiếu hơn người về mặt cờ vua, Liên đoàn cờ vua Trung Quốc có tầm nhìn xa trông rộng nhận biết người tài. Được sự đào tạo toàn diện, hai năm trước Hầu Dật Phàm 14 tuổi đã đoạt chức á quân Giải vô địch cờ vua nữ thế giới. Thêm hai năm rèn luyện, cô bé tạm thời nghỉ học, chuyên tâm vào việc đánh cờ này đã trở thành nữ hoàng cờ vua trẻ nhất trong lịch sử, cũng là nữ hoàng cờ vua thế giới thứ 4 của Trung Quốc tiếp sau Tạ Quân, Chu Thần và Hứa Dục Hoa. Như câu tục ngữ có nói, từ xưa anh hùng thường xuất hiện khi còn nhỏ tuổi.

Thiếu nữ thành phố Nam Kinh Nguyễn Lộ Phỉ tuy đoạt giải nhì, nhưng nội hàm của tấm huy chương bạc này không kém phần vinh quang so với tấm huy chương vàng của Hầu Dật Phàm. Điều hơn người của Nguyễn Lộ Phỉ là ở chỗ, cô là nữ kỳ thủ đầu tiên của Trung Quốc vừa theo học Đại học Thanh Hoa, vừa đi học bình thường, vừa trở thành kỳ thủ đội tuyển quốc gia và đoạt giải nhì thế giới. Thành quả tuy không phải là huy chương vàng nhưng còn quý hơn huy chương vàng. Phương pháp “săn hai thỏ”, “đánh cờ và học hành đều giỏi” của Nguyễn Lộ Phỉ còn khó hơn nhiều so với “Kỳ Thánh” Nhiếp Vệ Bình vừa đánh cờ vây vừa đánh bài Bridge.

Nhìn từ góc độ đào tạo nhân tài, thành công của Hầu Dật Phàm rất khó sao chép. Thiên tài xét đến cùng là rất hiếm, chỉ có thể gặp chứ rất khó tìm. Cho dù có thiên tài cũng chưa chắc được gặp Bá Nhạc, kỳ thủ như Hầu Dật Phàm được phát hiện từ nhỏ lại được huấn luyện viên nổi tiếng Diệp Giang Xuyên đào tạo trọng điểm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để trưởng thành, là điều càng hiếm hơn. Nhưng, kinh nghiệm thành công của Nguyễn Lộ Phỉ là có thể mở rộng trên trình độ nhất định. Không phải kỳ thủ nào cũng có thể vừa học trường Thanh Hoa, lại vừa đoạt á quân thế giới, tuy nhiên cũng có kỳ thủ giành được thành tựu khá cao trong khi vẫn bảo đảm thời gian học tập nhất định. Nói cách khác, Nguyễn Lộ Phỉ là trường hợp thành công “kết hợp giữa thể thao và giáo dục” đáng được đề xướng.

Trên thực tế, đa số các nước và khu vực Âu-Mỹ đều áp dụng “mô hình Nguyễn Lộ Phỉ” để đào tạo vận động viên trong nhiều môn thể thao, tức là trong khi khai thác tiềm năng thể thao của vận động viên trẻ thì vẫn để họ tiếp tục theo học giáo dục cơ bản với bạn cùng lứa tuổi. Lý do rất đơn giản, tuyệt đại đa số vận động viên sống dựa vào năng khiếu thể thao khi còn trẻ. Một khi giải nghệ, nếu thiếu trình độ học vấn cơ bản thì sẽ rất khó hội nhập trở lại với xã hội.

Ruan

Trong cơ chế kinh tế kế hoạch Trung Quốc trước đây, rất nhiều người cả đời sống dựa vào thể thao. Song, cùng với sự phát triển của thời đại và tiến bộ của xã hội, tình hình như vậy đã qua, không bao giờ trở lại nữa. Đúng như việc có một tấm bằng tốt nghiệp Đại học không nhất định tìm được một việc làm vừa ý, giành được chức vô địch một môn thể thao không có nghĩa là cả đời cơm áo không phải lo. Vận động viên Trung Quốc thời nay sau khi giải nghệ, rất nhiều người lại bắt đầu quay trở lại cuộc sống làm lụng bình thường như lực sĩ cử tạ nữ Trâu Xuân Lan, rất ít người chuyển ngành thành công như Đặng Á Bình, Tạ Quân.

Đối với các nhà quản lý thể thao, đương nhiên đều mong các vận động viên có năng khiếu chuyên tâm vào môn thể thao đó, để nhanh chóng giành được thành tích tốt. Nhưng đối với các phụ huynh, thì cần phải phân biệt rõ giữa sở trường và năng khiếu. Đinh Tuấn Huy chỉ có một, phần lớn trẻ em bỏ học cả ngày chỉ đánh bi-a chưa thể làm nên sự nghiệp gì. Hầu Dật Phàm cũng chỉ có một, trẻ em bỏ học chỉ đánh cờ cũng có rất ít người trở thành vô địch thế giới. Cho dù đã trở thành Đinh Tuấn Huy, trở thành Hầu Dật Phàm, đó cũng chỉ là khoảnh khắc rực rỡ trên chặng đường lâu dài của đời người. Đường đời còn rất dài.

Thế nào là thành công? Ý nghĩa cuộc sống là gì? Sự thành công trên đấu trường có liên quan gì với cuộc sống? Theo ý kiến thiển cận của người viết, ý nghĩa cuộc sống là ở giá trị bản thân được công nhận, được chấp thuận, thể thao chỉ là một trong những phương thức giành được sự công nhận và chấp thuận này. Đi học, tiếp thu giáo dục không có nghĩa là đảm bảo tìm được một việc làm tốt hoặc không phải lo cơm áo, mà là phương thức có thể mở rộng tầm nhìn, phát hiện càng nhiều sáng tạo và thực hiện giá trị của mình.

Ý nghĩa của cờ vua đối với nhân loại, cũng không chỉ ở chỗ tạo ra bao nhiêu ông hoàng, nữ hoàng cờ vua, điều quan trọng hơn là nó có thể phong phú tư tưởng, làm vui tính cách, trau dồi tình cảm, thúc đẩy giao lưu và hiểu lẫn nhau.

Sự thành công trong học tập và thể thao tồn tại song song của kỳ thủ Hầu Dật Phàm và kỳ thủ Nguyễn Lộ Phỉ là điều may mắn của cờ vua Trung Quốc. Thành công như nhau, con đường đi đến thành công lại khác nhau, có thể sẽ có những gợi ý đối với những tâm hồn tươi đẹp rung động vì cờ vua. Đương nhiên, giáo dục theo tình hình cụ thể là chuẩn tắc không được quên. Nếu bạn thực sự là “kỳ thủ Hầu Dật Phàm thứ hai”, thì đừng nên lãng phí; nếu bạn không cần cù và bền bỉ như kỳ thủ Nguyễn Lộ Phỉ thì cũng rất khó học “săn hai thỏ”. Nhìn nhận rõ mình, đi con đường của mình, mọi người đều sẽ có cuộc sống tuyệt vời của mình.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc