Skip to main content

Tìm hiểu giải phẫu người (01/11/2014)

Đăng ngày 11/01/2014 bởi Administrator

[IMG]

Công dụng của bộ xương rất trọng đại: nhờ nó mà thân thể con người có hình dạng, nếu không xương thì mình người như một con sâu; nhờ xương mà mấy cơ quan quan trọng được dấu kín: Sọ thì đậy kín bộ thần kinh, còn sườn thì che đậy tim phổi … Nhờ xương mà mình mới cử động được: bắp thịt từ xương này níu xương kia cho cả một chi cử động.

Các công dụng trên đây ta dễ nhận thấy. Còn 2 công dụng khác rất quan trọng nhưng ta không thấy được là: Nhờ xương mà chất vôi (Calcium) trong người lúc nào cũng có một số trung bình, không nhiều, không ít và chính ở trong xương mà phần nhiều máu đỏ được tạo ra.

A. CÁC THỨ XƯƠNG

Có ba thứ xương:

1. Xương dẹp: (Xương sọ) – Hai bên, hai lớp xương mỏng kẹp ở giữa một chất xốp.
[IMG]

2. Xương cục: (Đầu gối, xương sống) – Ở giữa xốp, chung quanh bao một xương đặc.
[IMG]

3. Xương ống: (Xương chân, xương tay) – Có 2 phần. Khúc giữa tròn (ống xương) trong ruột chứa lõi xương (tổ chức mềm như mỡ, đầy mạch máu, để sinh ra máu đỏ). 2 đầu là xương, cũng như xương cục (vòng xương mỏng ở ngoài bao kín một vòng xốp ở trong).
[IMG]

B. CÁC THỨ XƯƠNG CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG NGƯỜI

Bộ xương người chia làm ba phần: đầu, mình và tay chân.

1. ĐẦU: có bộ xương sọ và bộ xương mặt. Sọ có 3 xương trán, 2 xương chót sọ và 1 xương ót. Xương mặt có xương hàm trên và quai hàm dưới.
[IMG]

2. MÌNH: gồm có xương sống, xương sườn, xương ức và 2 bộ xương đai. Xương sống gồm từng đốt chồng chất cái này trên cái kia, thành hình 2 chữ S, bao quanh kín mít bộ tủy xương sống để bảo vệ cơ quan ấy.

[IMG]

Có tất cả 30 đốt xương sống:

– 7 đốt xương cổ.
– 12 xương lưng.
– 5 đốt ở vùng thận.
– 5 đốt liền, cứng làm thành xương cùng.
– 1 xương cụt.

Xương sườn hình bán nguyệt. Xương ức dẹp và dài hình lưỡi dao. Xương đai ở chả vai và ở háng nối liền tay chân vào mình. Xương đai ở vai có xương bả vai và xương đòn gánh. Xương đai ở háng có 3 xương ráp thành hình cánh dơi.

[IMG]

3. TAY CHÂN

[IMG]

Ở tay có xương cánh tay, 2 xương bắp tay, 8 xương cườm tay. Còn bàn tay có 5 xương, dài như 5 chiếc đũa, mỗi ngón tay có 3 lóng xương nhỏ và ngắn; ngón tay cái chỉ có 2 lóng.
Ở chân, có 1 xương đùi, 1 xương bánh chè, 2 xương ống chân, 7 xương cườm chân và 5 xương ngón chân. Mỗi ngón chân có 3 lóng, trừ ngón cái chỉ có 2 lóng.

C. KHỚP XƯƠNG
Khớp xương là chỗ ráp đầu của 2 hoặc nhiều ống hay là miếng xương. Tùy theo hình dáng của mấy ống xương ráp đầu hay mấy miếng xương ráp mối, ta sắp mấy khớp xương ra làm 3 thứ:

1. Khớp xương bất động
[IMG]

Hai ống xương đụng nhau rất khít, ở giữa có một lớp sụn như một lớp hồ dán dính hai khúc xương lại với nhau, tỷ như khớp xương cùng và xương mông. Có khi thì lại ăn chịu với nhau do nhiều răng cưa nhỏ, không có lớp sụn ở giữa, tỷ như đường giáp mí xương sọ.

2. Khớp xương bán động

Hai đầu xương dính với nhau do nhiều bó sớ thật ngắn, khớp xương này cử động rất ít, tỷ như cườm chân và mấy lóng chân.
[IMG]

3. Khớp xương cử động

Mấy ống xương giao đầu với nhau có bao một lớp sụn trơn láng, sáng ngời.

Trong khớp xương, thường có một chất nước nhờn kêu là “nước khớp xương” hay là “hoạt dịch” nhờ nó mà hai mặt xương dễ cử động.

Sở dĩ phải nói rành mạch các bộ phận xương trong thân thể con người để các bạn ý thức được địa vị và cách hoạt động của nó đặng các bạn dễ nhận định khi mà tôi sẽ nói đến các bệnh thông thường mà các bạn hay gặp phải như: Trặc, lọi, gãy, …

Đầu xương mà không trật khớp với nhau là nhờ có một ống sớ bao bọc chung quanh gọi là bao khớp xương. Ba sớ này có chỗ thật dày và thật cứng gọi là dây chằng.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc