Skip to main content

Thủ pháp Đánh lạc hướng (10/18/2021)

Đăng ngày 18/10/2021 bởi Administrator

Đánh lạc hướng

Mục đích của thủ pháp này là hy sinh với ý tưởng đánh lạc hướng quân của đối phương khỏi việc thực hiện các chức năng bảo vệ hoặc đạt được mục tiêu.

-Đánh lạc hướng bảo vệ ô quan trọng. Quân bảo vệ duy nhất của Tốt b3 là Hậu trắng đang cản trở Đen thực hiện cuộc tấn công chiếu hết. Do đó, Hậu cần phải bị đánh lạc hướng (Hình 38).

Hình 38

  1. … Xb8 – a8! Trắng xin thua, bởi vì đối phương đáp lại việc mất Xe bằng đòn chiếu hết sau hai nước.

Và trong ván cờ Mikenas–Chechelyan, việc Hậu bị đánh lạc hướng là sự khởi đầu của một đòn phối hợp chiếu hết (Hình 39)

Hình 39

  1. Me2 – f4+! Hf5 : f4

Hoặc 1. … Vh4 2. Xg4+ với đòn chiếu hết.

  1. Hg7 : h7+ Hf4 – h6
  2. Hh5 – f7+ Vh5 – h4
  3. Xg2 – g4+.
  4. Đen xin thua. Nếu 4. … V : h3, thì 5. Hf3+, và chiếu hết ở nước đi tiếp theo.

Hình 40. Reti − Framem

Abbacia, 1912

Trắng đi

Hình 42. Panno – Bolbochan

Argentina, 1971

Trắng đi

Hình 41 Rybkin − Marchenko

Qua thư, 1973/1974 2 năm 1 lần

Trắng đi

 

Hình 43 Botvinnik Vidmar

Nottingham, 1936
Trắng đi

Chúng ta cùng xem xét một ví dụ phức tạp hơn (Hình 40).

  1. d5 – d6! …

Trắng hy sinh Tượng để một lần nữa tấn công ô e7 mà hiện tại Xe không thể tiếp cận được do 1. … H : e7.

  1. … Hd6 – f8

Trong trường hợp 1. … M : c4 2. Xe7! rõ ràng rằng Mã đen không thể đánh lạc hướng (2. … M : e7) vì 3. Hf6+

  1. Xe1 – e8!! …

Và trong nước đi này không chỉ mang ý tưởng đáng lạc hướng Hậu đen đang tấn công đồng đội mà còn mang ý tưởng thu hút đã được trình bày ở trên.

Đen xin thua, vì không thể đáp lại một cách phù hợp. Ví dụ: 2. … H : h6 3. X : g8× hoặc 2. … H : e8 3. Mf6! bắt Hậu và chiếu hết.

Xe đen cản trở sự phát triển tấn công của Trắng (Hình 41). Vì thế, tiếp theo sau đó: 1. Xe3 – e7!, và Đen xin thua vì sẽ nhận một đòn chiếu hết hoặc mất Hậu.

Một sự kết hợp kỳ lạ của các ý tưởng – thu hút và đánh lạc hướng, được tìm thấy trong ván cờ của Panno – Bolbochan, giúp Trắng tạo ra sự đơn giản hóa thế cờ thuận lợi (Hình 42).

  1. Xc1 – d1! Xd5 – b5

Sau 1. … Xad7 2. X : d5 X : d5 3. T : e5 X : e5+ 4. Vd3 một tàn cuộc không vui đang chờ đợi Đen, và trong trường hợp 1. … X : d1 2. Xc8+ Vg7 3. T : e5+ f6 4. T : f6+ V : f6 5. V : d1 Đen mất thêm một Tốt.

  1. Xd1 – d8+ Vg8 – g7

Và tiếp theo sau đó là kết cục theo chủ đề.

Hình 44. Wade − Kuipers

Trận đấu Anh Hà Lan, 1972

Trắng đi

Hình 47. Peev – Timoshchenko

Dechi, 1978

Đen đi

Hình 45. Rihter – M. Berlin

1975

Trắng đi

Hình 48. Douals − Staerman

Daugavpils, 1972

Trắng đi

Hình 46. Baryshev − Botvinnik Leningrad, 1926

Đen đi

Hình 49. Moebius − Hennings

GDR, 1973

Đen đi

 

  1. Xd8 – b8! Xb5 – d5
  2. Xc6 – d6! Đen xin thua. Nước đi tiếp theo 4. … X : d6 5. T : e5+ Xf6 6. T : f6+ (tệ nấy 6. Xb6? Vì 6. … Xe7! 7. f4 X : e5!, và Đen thắng). V : f6 7. Xb5 (với nước đi tiếp theo là Xa5) rõ ràng không giúp ích được gì.

Trong thế cờ trên Hình 43, dường như Đen không gặp bất kỳ sự đe dọa nào. Nhưng sau 1. Me5 : f7! ý tưởng đánh lạc hướng Xe f8 khỏi việc phòng thủ Xe f8 trong trường hợp này hoàn toàn khả thi.

  1. … Xf8 : f7

Hoặc 1. … V : F7 2. T : f6 T : f6 3. X : d5.

  1. Tg5 : f6 Te7 : f6

Cũng tệ nếu chơi 2. … M : f6 3. T : f7+ V : f7 4. X : f6+ và 5. H : c8.

  1. Xf5 : d5 Hd6 – c6
  2. Xd5 – d6! …

Đánh lạc hướng Hậu.

  1. … Hc6 – e8
  2. Xd6 – d7. Đen xin thua.

Trong ví dụ tiếp theo, việc đánh lạc hướng Tượng giúp Trắng có được chiến thắng nhanh chóng (Hình 44).

  1. Xh1 : h6+! Tg7 : h6
  2. He6 : e5+. Đen xin thua.

Và bây giờ chúng ta sẽ xem xét một trường hợp đánh lạc hướng Tốt (Hình 45).

  1. Xa1 – a6!. Đen xin thua. Sau 1. … ba (hoặc 1. … b6) 2. Dc6+ Đen sẽ nhận đòn chiếu hết.

-Đánh lạc hướng khỏi sự phòng thủ đường. Ở đây từ “đường” được hiểu là tập hợp của các ô cờ, nghĩa là nó có thể là cột, đường ngang hoặc đường chéo.

Trên Hình 46 Hậu trắng bảo vệ đường chéo rất yếu h1 – a8. Do đó, cần phải đánh lạc hướng Hậu.

  1. … Xc8 – c2!
  2. Hg2 : c2 …

Không thể cứu vãn được nếu đi 2. Tf2 vì 2. … e3 3. H : d5 ef+ hoặc 2. Xd2 X :d2 3. H: d2 e3.

  1. … e4 – e3
  2. Vg1 – f2 Hd5 – h1+
  3. Vf1 – e2 Hh1 – f3+
  4. Ve2 – d3 Tb7 – e4+.

Trắng xin thua.

Cũng giống như trong ví dụ trước, đường chéo có tính quyết định trong ván cờ của Peev – Timoshchenko.

  1. … Mb4 – c2.

Trắng xin thua. Nếu chơi 2. T : c2, thì sau đó 2. … Xf1+ với một đòn chiếu hết hoặc mất Hậu.

Tốt b7 bảo vệ Vua đen khỏi những đòn chiếu dọc theo cột “b”. Đó là lý do tại sao cần phải đánh lạc hướng con Tốt này (Hình 48).

  1. Md4 – c6+! B7 : c6
  2. Xf1 – b1+ Vb8 – a7
  3. Hf5 – f2 Đen xin thua.

Bị trói trên hàng ngang thứ 7 Tượng đen không thể ra đòn chiếu cuối cùng vào lúc này. Tuy nhiên, điều này không cứu được Trắng và sau 1. … Xg8 – a8! Trắng không thể kháng cự (Hình 49).

-Đánh lạc hướng khỏi mục tiêu dự định.  Mối đe dọa chiếu hết trên hàng ngang thứ 8 được cho là mang lại ưu thế vật chất cho Trắng (Hình 50). Tuy nhiên, tiếp theo là 1. … Xg1 – g2!, và Trắng bỏ cuộc vì không còn quân cờ nào.

Trên Hình 51 Vua đen đang gặp nguy hiểm, và không dễ để tiếp cận nó, vì mối đe dọa của chiếu vĩnh viễn từ phía Trắng (Hc1 – f4).

  1. Xa2 – b2! Hf4 – c1+
  2. Tg4 – d1!! …

Hy sinh Tượng, Trắng đánh lạc hướng Hậu của đối phương khỏi đường chéo c1 – h6 và thành công tránh khỏi đòn chiếu vĩnh viễn.

  1. … Hc1 – d1+
  2. Vg1 – h2, và Trắng thắng khi tiêu diệt quân nặng trong thế trận của Đen. Ví dụ: a) 3. … Xc8 4. Hd6+ Ve8 5. X : b7; b) 3. … Xf7 4. Hd6+ Ve8 (4. … Vc8) 5. X : c6.

Hình 50. Levi − Garcia

Thụy Điển, 1971

Đen đi

Hình 51. Spaztyns − Šeškis

Qua thư, 1975/1976

Trắng đi

 

 

 

 

 

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc