Skip to main content

Sức tập trung chú ý (10/06/2022)

Đăng ngày 06/10/2022 bởi Administrator

Dưới sức mạnh của sự chú ý, chúng ta hiểu được mức độ hay cường độ của sự tập trung và độ sâu của hoạt động. Sức mạnh của sự tập trung chú ý rất khác nhau. Trong cờ vua, có thể phân biệt các mức độ tập trung chú ý sau đây; hoàn toàn chú tâm vào ván cờ; tập trung vừa phải, đôi khi có sự xao nhãng từ bàn cờ bên cạnh và khán giả, v.v…; tập trung hình thức, ví dụ xem các bàn cờ với tốc độ nhanh mà không cân nhắc đầy đủ; và cuối cùng, tập trung yếu với trọng tâm không ổn định. Một sự tập trung chú ý không ổn định, lang man thường trở thành sự đãng trí.

Các mức độ của sự tập trung chú ý phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tính cách của người chơi cờ, sự phức tạp của thế cờ, ý nghĩa của kết quả cuộc thi, sự mệt mỏi, v.v… Người ta kể lại rằng, trong cuộc thi từ một giải đấu, có một cái bình toong đầy nước rơi xuống sàn nhà. Ai cũng điều giật mình, duy chỉ có kiện tướng người Anh A. Bern có thể tiếp tục bình tĩnh nhìn vào bàn cờ. Sau đó ông nói rằng ông đã không nghe thấy bất cứ điều gì. Và đây không phải là một ví dụ đặc biệt. Mặc dù chúng tôi đã chỉ ra trên bốn mức độ của sức mạnh chú ý, cần lưu ý rằng bản chất của việc thi đấu cờ vua đòi hỏi một kỳ thủ phải phát triển khả năng tập trung chú ý ở mức độ cao. Vì vậy, trong điều kiện giải đấu bình thường (trong trường hợp không có sự mệt mỏi nghiêm trọng), một kỳ thủ giàu kinh nghiệm thường có sức tập trung chú ý rất cao.

Điều quan trọng đối với hoạt động cờ vua là khả năng duy trì cường độ tập trung chú ý ổn định trong thời gian dài. Những ván cờ thường diễn ra trong một thời gian dài, và sự suy yếu mức độ tập trung chú ý ngay cả trong một thời gian ngắn có thể dẫn đến những hậu quả không thể khắc phục: một thế cờ thuận lợi có được từ sự cố gắng trong nhiều giờ làm việc có thể sụp đổ hoàn toàn chỉ trong một nước đi bất cẩn.

Một trong những điều kiện quan trọng để duy trì cường độ tập trung là sự đa dạng của suy nghĩ và ấn tượng. Bất kỳ sự đơn điệu nào cũng sẽ nhanh chóng làm giảm mức độ tập trung. K. S. Stanislavsky nói rằng để duy trì sự chú tâm, thì việc nhìn chằm chằm vào một vật thể là không đủ, mà cần phải quan sát nó từ các góc độ khác nhau, để đa dạng hóa nhận thức về vật thể đó.

Trong quá trình chơi cờ, suy nghĩ của một kỳ thủ, để vạch ra một nước đi, người ta thường trả lời một câu hỏi: điều gì đã giúp tôi đưa ra nước đi này? Ví dụ, câu trả có thể là: ăn quân tốt, chiếm một vị trí chiến lược cho quân mã, phòng thủ một nước chĩa quân v.v…, việc lựa chọn nước đi tiếp theo được xác định bằng cách phân tích và cân nhắc giữa những câu trả lời này.

Tôi nghĩ rằng, những câu hỏi tư duy cụ thể dẫn đến nước đi tiếp theo của chúng ta có thể hé lộ những phương án đáp trả và những khả năng mới mở ra cho đối phương. Những câu hỏi này cũng sẽ mở rộng và đa dạng hóa nhận thức về thế cờ. Trong trường hợp này, tình huống trên bàn cờ được xem xét từ các khía cạnh khác nhau, góp phần duy trì sự tập trung ở mức cao.

Có một lời khuyên trong thực hành huấn luyện – “trước tiên, hãy nhìn xem đối phương mang đến cho chúng ta sự đe dọa nào”. Có vẻ như lời khuyên ở đây giống với những chỉ dẫn trước đó, tuy nhiên về cơ bản chúng có một số điểm khác biệt. Trên cơ sở cân nhắc mối đe dọa của đối phương, chúng tôi gán thêm những tư duy theo hướng tiêu cực và sự đánh giá đơn phương về thế cờ, nói cách khác, chúng tôi đang phân tích thế cờ trên quan điểm của đối phương.

Sự đa dạng là điều kiện tiên quyết để tăng cường sự tập trung chú ý trong giảng dạy cờ vua. Việc học các thế trận khai cuộc thường như việc học vẹt nhồi nhét với khoảng 12-15 nước đi. Tôi đã có dịp quan sát những đối thủ có kinh nghiệm trình độ cao chuẩn bị cho cuộc đấu bằng những phương án đơn điệu như thế. Có lẽ, mức độ tập trung trong quá trình chuẩn bị nhanh chóng giảm đi, cũng như theo cách học này những kiến ​​thức thu được đã được chứng mình là nhanh chóng mất đi trong quá trình thực nghiệm.

  1. Romanovsky đã viết, việc học các nước đi khai cuộc sẽ hữu ích khi kết hợp với việc phân tích các thế cờ đặc trưng cho những nước đi khai cuộc này, và phân tích các ván cờ được chơi với lối khai cuộc đó. Lời khuyên P. Romanovsky cũng nhấn mạnh mức độ kiến ​​thức chuyên sâu có thể đạt được với hướng tiếp cận vấn đề một cách dạng.

Cùng với sự đang dạng của suy nghĩ và ấn tượng, tính chủ động của hoạt động cũng có đóng góp vào sự phát triển sức tập trung chú ý. B. Blumenfeld nói rằng những ván cờ ông đã chơi vẫn được ông ghi nhớ tốt hơn so với những ván cờ của người khác mà ông đã phải mất hai đến ba ngày để đưa ra những lời bình. Tuy nhiên, ở đây không có điều gì là bất thường. Quá trình chơi cờ đòi hỏi một sự tập trung chú ý cao hơn so với việc đưa ra những bình luận. Sự chủ động của hoạt động cho phép con người ghi nhớ tốt hơn.

Từ những quan sát của tôi có thể nói rằng, Những phương án mà tôi đã chuẩn bị trước ở nhà chỉ trong vài phút đã không còn tác dụng trên bàn cờ. Điều này một lần nữa chứng minh, tính chủ động của việc chơi cờ, sức tập trung chú ý rõ ràng cao hơn so với sự tập trung trong phân tích tại nhà. Có thể rút ra một điều rằng, như một quy luật, chỉ trong một khoảnh khắc thực tế tại bàn cờ, có thể đưa ra nhiều phương án hơn so với việc ngồi hàng giờ trong căn phòng yên tĩnh. Vì vậy, việc kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thực tế trong thi đấu là một việc làm đúng đắn và cần thiết. Trên chính những bàn cờ tại giải đấu, kiến ​​thức sẽ được củng cố và xác minh. Thiết nghĩ, việc xây dựng các chương trình đào tạo tương tự như vậy cho các lớp cờ vua, đặc biệt là các lớp trẻ em là một việc làm sai lầm. Cờ vua phải được thực hành và chơi. Tất nhiên, tôi không phủ nhận các giá trị của lý thuyết, nhưng tôi tin rằng sách vở không đủ khả năng để biến một người thành một kỳ thủ chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, trở lại với việc nghiên cứu lý thuyết và phân tích tại nhà nhà. Có thể thấy rằng hiệu quả của phân tích không phải lúc nào cũng giống nhau. Hiệu quả cao hơn khi công việc hoạt động tích cực hơn. Sức tập trung chú ý tại những thời điểm như vậy tăng lên đáng kể, và các kiến thức được hiểu và ghi nhớ tốt hơn.

Trong số rất nhiều lớp học tại các trung tâm huấn luyện, kiến thức cũng được tiếp thu tốt thông qua việc thực hành.

Các huấn luyện viên có nhiệm vụ giáo dục tính tự lập cho các học viên từ những bước đầu tiên, khơi gợi lên mong muốn làm một cái gì đó của riêng mình. Khi còn trẻ, tôi đã được theo học với kiện tướng N. Aratovsky. Còn nhớ khi ấy , tôi chỉ là một kỳ thủ đẳng cấp hai, và những nhận xét về những ván cờ của chính mình đã mang lại lợi ích cho bản thân tôi thế nào. Phải mất rất nhiều công sức và sự tập trung để tạo thành một ý kiến ​​về sự khởi đầu của bàn cờ, so sánh nó với các gợi ý từ các sách tham khảo khai cuộc cờ vua, và đi đến những điểm quan trọng khác của ván cờ. Trong công việc huấn luyện của tôi, tôi cố gắng đòi hỏi sự độc lập nhiều hơn từ các học viên và tôi coi đây là một phương tiện quan trọng để giáo dục tính cách của một người chơi cờ, bao gồm cả sự tập trung của anh ta. Xét theo quan điểm này, tôi tin rằng, ngoài việc làm bài tập bình thường, chúng ta cũng nhận được kết quả tích cực khi giao thêm cho những người mới bắt đầu chơi cờ thực hiện báo cáo theo các chủ đề như: phương pháp tấn công theo đường chéo, mã chống tượng, cô lập quân tốt, v.v… Có thể lấy một ví dụ trong: “Phương pháp xử lý một quân tốt d4 bị cô lập trong ván cờ T. Petrosian”.

Sự hiểu biết rõ ràng và chính xác về những gì bạn đang làm là một điều kiện cho sự tập trung cao. Do đó, một đánh giá khách quan chính xác về các biến cố trên bàn cờ sẽ làm tăng sự chú ý; khi mục tiêu rõ ràng và bạn biết phải làm gì, bạn sẽ suy nghĩ một cách tập trung và có mục đích hơn. Trong ván cờ của M. Tal N. Krogius mà chúng tôi lấy ví dụ ở trên, quân đen phạm lỗi là do không hiểu rõ về thế cờ. Vào lúc đó, khi tôi di chuyển quân mã đến vị trí chết người b6, tôi còn nhớ rằng tôi đã không hiểu rõ những thiếu sót trong tình thế của mình, và hơn hết là đã không hiểu rõ vị trí của quân mã trên d7. Điều này gây ra một sự xáo động tập trung, và trong một giây phút nào đó, nó đã gây mất tập trung dẫn đến một sự tính toán sai lầm.

Thường khi rơi vào một tình huống khó khăn, bạn bắt đầu chơi sáng tạo hơn, cường độ suy nghĩ và sự tập trung tăng lên. Bạn dành tất cả thời gian để tìm kiếm một lối thoát, một cơ hội phản công, một cái bẫy bất ngờ. Tại sao lại như vậy? Tại sao chúng ta không thể chơi với cùng một cường độ tập trung như thế khi không có một biến cố bất lợi nào trên bàn cờ?

Vấn đề ở chỗ là trước đây, thế cờ chưa được xác định một cách rõ ràng và chỉ được đánh giá trên bền mặt, và do đó nó được chơi mà không có bất kỳ kế hoạch và sự tập trung nào được phân phối đều cho các quân cờ và các phần của bàn cờ.

Nói về sự tăng cường tập trung khi hiểu được các sự kiện trên trên bàn cờ, không thể không nhắc đến T. Petrosyan, R. Kholmov và một số kỳ thủ khác, những người đã thực hiện kịp thời những phương pháp phòng ngừa chống lại các mối đe dọa của đối thủ. Họ đã tự dấy lên một “cảm giác nguy hiểm”. Đó không là gì khác mà chính là sự tập trung cao độ, dựa trên sự đánh giá cẩn thận về thế cờ và tính linh hoạt của tư duy, có tính đến quan điểm của đối thủ.

Có thể bạn đã rất nhiều lần nghe qua rằng một người chơi cờ vua dễ dàng thất bại nếu không nắm rõ được thế cờ của “chính mình”. Rõ ràng, có một mối quan hệ giữa phong cách chơi cờ và khả năng tăng cường sự tập trung. Phong cách của một kỳ thủ đó không chỉ là những nước đi, những quân cờ, mà là hoạt động tư duy của người chơi cờ. Phải chăng bởi vì làm việc trong điều kiện bình thường sẽ có hiệu quả hơn, nên chúng ta mặc định cho rằng với những thế cờ quen thuộc và dễ hiểu thì người chơi cờ sẽ tập trung hơn?

Giả định này không mâu thuẫn với quan điểm của chúng tôi về mối quan hệ giữa sự tập trung và việc đánh giá tổng thể, hiểu được thế cờ của một kỳ thủ.

Hình bên dưới thể hiện một thế cờ trong ván cờ KROGIUS – BARZA, giải đấu quốc tế tưởng nhớ M. I. Chegorpna, Sochi, 1964.

Có một vấn đề đặt ra cho bản thân tôi: sẽ dùng quân nào để ăn quân mã đen? Cả hai nước đi đều khả quan. Sau 10. Tc5 11. Tb5+ Ve7 12. Hc3 nguy hiểm cho quân trắng. Giả sử, quân đen đi 12 … T:f2+ 13. H:b5 bất lợi vì 14. Ha3+. Nếu đi 10. M:d4 H:d1 11. X:d1 quân đen sẽ có một kết cục không dễ dang. Nhưng chỉ được chọn 1 trong 2 lựa chọn!

Tôi quyết định trên 10. M:d4, vì nó phù hợp với phong cách của tôi hơn và bằng cách nào đó tôi thích nó hơn. Vậy cụm từ “phù hợp hơn với phong cách” là gì?

Điều này có nghĩa là hướng đi tiếp theo được chọn đã làm cho tôi cảm thấy tự tin và hài lòng với thế cờ đó. Có một trạng thái cảm xúc tích cực, như chúng ta biết, sẽ góp phần tăng cường sự tập trung. Tôi đã thi đấu phần còn lại của ván cờ với sự hào hứng, và cuối cùng tôi đã giành chiến thắng.

Có lẽ, quân trắng sẽ thắng ngay cả khi lựa chọn 10. H:d4, vì nước đi này, về mặt khách quan, rõ ràng là không yếu hơn 10. T:d4. Nhưng tại sao tôi từ bỏ sự lựa chọn với 10. H:d4? So sánh hai khả năng trên, tôi nhớ tôi sợ rằng, khi giữ quân hậu tôi sẽ dẽ dàng phạm lỗi hơn. Do đó, trạng thái cảm xúc cũng có ảnh hưởng đến quyết định. Trong trường hợp thứ hai, một màu sắc cảm xúc tiêu cực xuất hiện, có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và các quy trình suy nghĩ, suy cho cùng là ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc của ván cờ.

Phải chăng khi lựa chọn nước đi phù hợp với phong cách chơi cờ của bạn, bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn và nâng cao khả năng chiến đấu hơn? Thật vậy, đó cũng là kết luận mà tôi muốn đưa ra! Việc phân tích các ván cờ thua cuộc của tôi giúp tôi củng có quan điểm này! Khi tôi càng không tuân theo những nguyên tắc chơi cờ của bản thân, khuất phục trước uy thế của người khác, thì khi đó tôi càng dễ phạm lỗi, đồng thời sự tập trung cũng như sức chơi cờ của tôi cũng giảm đi.

Nhiều người yêu cờ say mê phong cách chơi tuyệt vời của M. Tal. Tôi cũng vẫn là một người hâm mộ của tưởng tượng tuyệt vời của ông ấy, nhưng tôi nghĩ rằng việc yêu cầu tất cả các kiện tướng cờ vua chơi cờ theo phong cách của M. Tal là điều không thể. Mỗi người đã phát triển tính cách của riêng mình, phong cách của sự lao động trí não, tự tạo cho bản thân mình một sự điều chỉnh tính cách, sự tập trung, trí nhớ và các quá trình tâm lý khác. Và do đó, ngay cả khi mọi người đều muốn theo đuổi một phong cách nào đó, điều đó cũng không mang lại lợi ích nào cho họ trong việc chơi cờ.

Hiệu suất và sự tập trung của người chơi cờ vua không giống nhau. Sự mệt mỏi làm giảm sức tập trung ở giai đoạn cuối của vòng đây, và ngược lại, vào lúc bắt đầu ván cờ đôi khi lại thiếu sự tập trung.

Giống như các hoạt động tinh thần khác, một ván cờ vua có thể được chia thành các giai đoạn sau: 1) khả năng làm việc sẵn có, 2) nâng cao khả năng làm việc, 3) suy giảm khả năng do mệt mỏi.

Các nghiên cứu của I.P. Pavlov cho thấy sự chuyển đổi từ hoạt động này sang hoạt động khác gây khó khăn về tâm lý cho con người. Không phải ngay lập tức, cũng không bất cờ, mà dần dần tư duy và cảm xúc của anh thích nghi và thậm chí là quen thuộc với nhịp điệu của công việc.

Việc tạo dựng một sự tập trung đủ mạnh ở giai đoạn đầu của ván cờ cũng không xảy ra quá nhanh. Phải mất một khoảng thời gian nhất định cho đến khi sự tập trung phân tác khỏi những suy nghĩ liên quan đến các hoạt động trước đó và hoạt động tích cực hướng vào bàn cờ. Đôi khi bạn có thể đọc trên báo các thông tin rằng M. Botvinnik vẫn giữ thói quen của mình – ông luôn có mặt tại phòng thi đấu mười lăm phút trước khi bắt đầu vòng thi. Sự kiên trì tuyệt vời của nhà vô địch thế giới cũ đáng xem xét. Việc ông tăng tăng thời gian thi đấu của mình thêm một phải phút không phải là ngẫu nhiên mà đã được ông tính toán cẩn thận. Khi đến sớm, ông được được giải phóng khỏi những cảm tưởng không liên quan trước đó và chuẩn bị tinh thần cho trận đấu sắp tới.

Rõ ràng, M. Botvinnik từ lâu đã hiểu được giá trị tích cực của yếu tố này. Nhưng cũng thật không hay khi đến hiện tại những người noi theo gương ông không nhiều. Bạn có thể thường xuyên bắt gặp những tin tức về những kiện tướng thở hổn hiển tại phòng thi khi đồng hồ báo hiệu giờ khai mạc, một số khác còn đến khá muộn. Anh ta phải mất một vài phút để hoàn hồn và việc tập trung vào ván cờ cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức của anh ta.

Để đạt được một mức độ tập trung đủ sâu vào giai đoạn đầu của ván cờ cũng cần có một khoảng thời gian nhất định. Do đó, thói quen thực hiện những nước đi khai cuộc nhanh như chớp của nhiều người chơi cờ dường như hoàn toàn sai. Nhiều người còn làm nhanh đến nỗi họ hầu như không có thời gian để nhấn nút đồng hồ.

Nhiều người có thể phản bác rằng: nếu các lựa chọn đã được nắm rõ, tại sao không thực hiện chúng một cách nhanh chóng để tiết kiệm thời gian?

Tất nhiên, bạn có thể tiết kiệm một vài phút nhưng chúng cũng chẳng mấy mang lại lợi ích gì. Hay quan sát ví dụ từ ván cờ của I. Boleslavsky. Ai cũng biết rằng, trong những ván cờ của ông rất dễ bắt gặp hệ thống Chigorin của phương pháp khai cuộc Tây Ban Nha. Tuy nhiên rất khó để bắt gặp I. Boleslavsky thực hiện những bước đi đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng. Nhưng đây không có nghĩa là chậm chạp. Đại kiện tướng Belarus có thể chơi những ván cờ chớp nhoáng tự tin hơn so với những màn khai cuộc “thần tốc”. Ở đây có nhiều lời giải thích khác nhau: những nước đi khai cuộc nhanh được tạo ra bởi quán tính chỉ tao được một mức độ tập trung yếu. Đó là một tâm trạng nôn nóng và sự tập trung yếu, và chúng thường kéo dài đến cả những giai đoạn sau của ván cờ. Sự điều chỉnh một cách phù hợp sức tập trung bị trì hoãn và việc mắc lỗi chỉ là điều sớm muộn. Có không ít những lỗi mắc phải vào chính giai đoạn này, khi phương án thực hiện màn khai cuộc nhanh chóng kết thúc và bước đầu tiên “độc lập” được thực hiện.

Chúng tôi cũng đã lưu ý rằng cờ vua đòi hỏi người chơi phải duy trì bền vững cường độ tập trung. Nói như thế không có nghĩa là cần phải duy trì một mức độ tập trung cao trong suốt nhiều giờ liền của một ván cờ.

Hãy để chúng tôi so sánh hai thời điểm quan trọng của một người chơi cờ trong một ván cờ: khi cân nhắc một nước đi nào đó, bạn sẽ cân nhắc nhiều ưu và nhược điểm trước khi đưa ra quyết định. Tại thời điểm này, bạn cố gắng tối đa hóa sự tập trung và tư duy. Ý chí và cảm xúc đôi khi căng thẳng đến giới hạn.

Một nội dung khác của quá trình suy nghĩ là khi chờ đợi nước đi đáp trả của đối thủ, đặc biệt khi không có áp lực thời gian và thế cờ có nhiều lựa chọn tương đương nhau cho nước đi tiếp theo. Trong những trường hợp này, tư duy tương đối thụ động, và sức tập trung giảm đi, bởi nước đi của đối phương không mang lại một kích động tinh thần nào. Chúng ta đang băn khoăn về những nước đi có thể có của đối thủ, trạng thái như vậy, gây thất vọng và lo lắng như một sự không kiên định trong cuộc sống. Và nó làm gia tăng sự mệt mỏi.

Vậy chúng ta có thể sử dụng khoảng dừng chờ bước đi của đối phương để thư giãn tập trung hay không?

Vẫn là vẫn đề cũ, ở đây tôi lấy ví dụ: bạn có muốn chơi liên tục các ván cờ mà không rời mắt khỏi bàn cờ không? Nhiều người biết rắng, M. Botvinnik đã chơi ở nhiều giải đấu mà không phải rời khỏi ghế trong năm giờ liền, ngay cả khi đến lượt của đối phương cân nhắc các nước đi khả thi. Do đó, huấn luyện viên và giáo viên truyền cảm hứng cho các học viên của mình rằng: “Hãy noi gương Botvinnik. Đừng dạo chơi khi người khác tính toán nước cờ mà hãy làm điều tương tự như họ”. Trong những năm gần đây, nhiều người giảng dạy và huấn luyện cờ vua ngạc nhiên khi chính M. Botvinnik không còn chịu nổi và bắt đầu có thói quen đi dạo quanh phòng thi đấu. Tuy nhiên, quy tắc “hãy chơi và đừng đứng bật dậy” vẫn còn được nhiều người tôn sùng.

Vấn đề này có thể giải thích thế nào? Mỗi người chơi cờ đều khác nhau về đặc điểm tính cách, sự tập trung và các phẩm chất tâm lý, sinh lý khác, do đó, không thể đưa ra một nguyên tắc tham gia thi đấu cờ vua chung cho tất cả mọi người. Tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến mà chúng tôi muốn trình bày ở đây.

Tất nhiên, trong lượt đi của đối thủ, đôi khi cần thiết để duy trì sự tập trung chú ý để suy nghĩ.. Điều này là tự nhiên trong những phút căng thẳng trên bàn cờ, những giai đoạn nước rút, hoặc khi có một ý tưởng lóe lên bất ngờ, v.v… Tất cả điều này là như vậy. Nhưng thường thì nên thư giản tạm quên đi ván cờ trong một khoảng thời gian hợp lý. Và đi dạo ở đây là một dạng thư giãn tích cực.

Ví dụ, G. Lisitsyn thường di chuyển đến góc của sân khấu và nhìn ngắm phòng thi đấu từ vị trí đó, V. Smyslov thì hăm hở đi dọc theo những bàn thi đấu, còn M. Tal và M. Taimanov có đủ thời gian để “chạy bộ” một vài cây số. Mặc dù có sự khác biệt về hành vi trong những khoảng thời gian nghỉ ngơi này, nhưng các đặc tính chung của việc thư giãn tập trung của người chơi cờ đều được ghi nhận. Thứ nhất, sự phân tâm tương đối, có một sự suy giảm nhẹ về sức tập trung, nhưng tư duy thì vẫn duy trì mục tiêu của nó. Một người chơi cờ tại những thời điểm như vậy có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện với một đồng nghiệp trong một giải đấu, nhưng không thích nghe người khác, đặc biệt nếu lời nói của người đối thoại có liên quan đến sự cần thiết phải nổ lực làm việc…

Vì vậy, có một khó khăn trong việc phân phối sự tập trung giữa suy nghĩ về một vấn đề và lắng nghe lý do của một vấn đề khác. Ý tưởng của người đối thoại được tiếp nhận chủ yếu theo hướng cơ bản thông thường và liên tục.

Với sự xao lãng như vậy, các kích thích không liên quan đóng một vai trò tiêu cực một cách rõ ràng. Câu hỏi của phóng viên, hay những lời hỏi vặn của người hâm mộ, là một cuộc trò chuyện lớn có thể gây ra sự phân tâm hoàn toàn đến mức quá trình tập trung tiếp trong nước đi của đối thủ trở nên khó khăn và đòi hỏi rất nhiều công sức.

Trong chừng mực nào đó, trong mỗi nước đi của bản thân và đối thủ, sự tập trung và giảm tập trung luân phiên nhau xảy ra, và trong từng giai đoạn mà sức tập trung thay đổi, vì thế người ta cần phải tính đến việc thiết lập một mức độ tập trung cao hơn trong chu kỳ tập trung tiếp theo. Thiết nghĩ, trong khoảng nghir để tâm trí rời khỏi ván cờ trong một khoảng thời gian nhỏ (khi đối phương thực hiện nước đi), việc sử dụng ký hiệu cờ vua đầy đủ để ghi lại những ý tưởng, thay vì viết tắt, là khá hợp lý. Thêm 2-3 giây dành cho một ghi chú như vậy sẽ giúp tăng cường sự tập trung và cho bản thân một lối thoát khỏi những suy nghĩ không liên quan xuất hiện trong khi chờ đợi nước đi của đối thủ.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc