Skip to main content

Robot SAR-400 của Nga sẽ lên Trạm ISS làm việc và đấu cờ “giải trí” với phi hành đoàn! (12/29/2013)

Đăng ngày 29/12/2013 bởi Administrator

Phi hành gia-robot  đầu tiên của Nga sẽ được gửi lên Trạm ISS trong hai năm tới. Tại đó, robot gọi theo tiếng Nga là androids sẽ thực hiện những nhiệm vụ không phức tạp nhưng nguy hiểm đối với con người: thí dụ bốc dỡ tàu, sửa những vết nứt tại các điểm hàn nối ở bề mặt bên ngoài của Trạm. Còn trong thời gian rảnh rỗi, robot SAR-400 sẽ giúp phi hành đoàn trên Trạm giải trí trong trò chơi cờ  vua hoặc cờ nhảy.

Robot SAR-400 là phát minh độc đáo, sao chép đầy đủ mọi cử động của nhà điều hành hiện diện trên Trái đất. Nếu người giơ tay phải lên, robot cũng sẽ làm đúng như vậy, nếu “chủ nhân” cầm bút chì và bắt đầu viết thì bộ máy sẽ bắt chước hành động này. Tuy nhiên, ngay cả trong chế độ tự động robot vẫn có khả năng làm việc độc lập và thậm chí tự thông qua quyết định, tất nhiên nếu như đó là những phương án quyết định đã được đưa vào chương trình.

Robot mô phỏng người trong quỹ đạo vũ trụ là cần thiết, trước hết là dành cho những công việc nguy hiểm nhất, – ông Andrei Nosov lãnh đạo chi nhánh Matxcơva thuộc Hiệp hội sản xuất-khoa học “Kỹ thuật  robot” nhận xét khi đàm đạo với phóng viên đài “Tiếng nói nước Nga”.

“Điều quan trọng nhất  là cuộc sống của con người. Trong không gian vũ trụ có rất nhiều rủi ro và đủ thứ chuyện có thể xảy ra. Robot có thể thực hiện các thao tác nguy hiểm, lặp lại chuyển động của chuyên viên điều khiển robot từ Trái đất. Robot có thể hoạt động cả trong chế độ sao chép và chế độ tự động. Như vậy rất  thuận tiện, mà không nguy hiểm và không quá tốn kém”.

Robot này cho phép chi phí thấp nhất về tâm lý và năng lượng khi thực hiện các thao tác mà hệ thống robot thông thường không đảm đương nổi. Đó là cả những tình huống cấp bách cũng như họat động tiêu chuẩn. Để tránh gây cảm giác bất tiện khó chịu về tâm lý cho các nhà du hành vũ trụ, robot được làm với hình dáng giống người một cách tối đa, – Viện sĩ Aleksandr Zheleznyakov từ Học viện vũ trụ mang tên  Tsiolkovsky cho biết.

“Hình dạng của robot thuận tiện cho sự  tiếp nhận về tâm lý của những người mà robot cần hỗ trợ. Các nhà du hành sẽ thoải mái hơn và thú vị hơn khi làm việc với một trợ lý thiết bị kỹ thuật độc đáo như vậy. Ở mức độ nào đó, đây là sự đền bù cho tình trạng thiếu giao lưu với những người khác. Trước đây, chúng ta chủ yếu tập trung chế tạo cơ cấu máy móc. Vì thế bây giờ làm ra được robot có hình dáng và kích thước như người thật – hiển nhiên là một bước tiến về phía trước”.

Công tác trên Trạm ISS chỉ là giai đoạn chuẩn bị cho chuyến đi vươn tới những hành tinh xa hơn. Sau năm 2014 những robot androids sẽ bắt đầu được phái lên Mặt trăng, sao Hỏa và các hành tinh khác. Nhất là khi ngoài hình ảnh và âm thanh, robot còn có thể truyền về Trái đất cả cảm giác xúc giác nữa. Bên trong robot SAR-400 lắp đặt một chương trình đặc biệt, tính tóan áp lực trên bề mặt của găng tay cầm manip. Những dữ liệu được số hóa và truyền qua găng đến tay người điều hành.

Robot hình nhân đầu tiên do người Mỹ đưa lên Trạm ISS, tuy nhiên, bởi lỗi không hoàn hảo trong hệ thống điều khiển, robot này không được sử dụng. Hiện nay cả người Nhật Bản và người Đức cũng đang sửa soạn gửi các robot-phi hành gia của mình lên quỹ đạo vũ trụ.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc