Skip to main content

Những tổng kết về cờ vua học đường tại LB Nga 20 năm trước! (10/07/2022)

Đăng ngày 07/10/2022 bởi Administrator

Những cuộc tranh cãi lớn về khó khăn trong việc dạy cờ vua ở trường đã giả định rằng tác động của những bài học vào trí thông minh của học sinh cũng như sự hình thành tính cách và thành tích học tập tăng lên là không nhiều như đã nói. Người ta lập luận rằng tính hoài nghi về quan điểm của mình thiếu sự có mặt của các cuộc nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này và đòi hỏi xác nhận bằng các thực nghiệm. Trên nguyên tắc, các giả thuyết mặc dù không phủ nhận tác động giáo dục của cờ vua. Ngày nay không có cuộc nghiên cứu khoa học nào hay hoạt động dạy cờ vua ở trường học được đưa ra.

Nhận thấy sự thiếu quan tâm của các nhà khoa học cho các vấn đề cờ vua học đường, tất cả đều đồng ý rằng lập luận đó là không đúng. Trước hết là bởi vì cuộc nghiên cứu thực nghiệm ở các trường đã được đưa ra. Tiếc thay, kết quả của nó rất ít được công khai và thường thì không có bất kì tài liệu tham khảo nào về vấn đề này. Vì vậy, trong danh mục của trung tâm thư viện quốc gia có mục kỹ thuật dạy cờ vua ở trường, nhưng mục hệ thống này lại trống rỗng, chuyên mục điện tử ở thư viện cũng giống như trường Đại Học Tổng Hợp Moskva và trường Đại Học Thể dục Thể thao và Du lịch quốc gia Nga. Kết quả là rất ít thông tin có sẵn, nó chỉ có thể được phát hiện chỉ qua thử nghiệm và lỗi sai.

Thứ hai, bỏ qua phương pháp lĩnh hội phương pháp khoa học này như là một quan sát sư phạm bất hợp pháp. Kinh nghiệm dạy cờ vua tập trung ở trường đã được phản ánh và được tóm tắt trong việc quan sát sư phạm – di sản khoa học.

Theo những gì mà cuộc nghiên cứu văn hóa đã chỉ ra, các nhà khoa học, các kỳ thủ, giáo viên thấy được chức năng của trò chơi cổ đại này trong việc phát triển trí thông minh và chức năng tâm lý của trẻ. Điều quan trọng nhất đó là khả năng suy luận, nhận biết tầm quan trọng, trí nhớ, trí tưởng tượng và khả năng dự đoán, khả năng chuyển hướng và kiểm soát sự tập trung. Đó là sự thông minh, tư duy logic và trừu tượng, khả năng lên kế hoạch và lựa chọn phương án quyết định với niềm tin vào kết quả của nó, giao tiếp sáng tạo và tính độc lập. Sự hình thành nên tư duy độc lập sáng tạo và tính cách chủ động, tự chủ thời gian, có trách nhiệm với hành động của mình, sự ảnh hưởng đến tính cách là chí hướng, tính kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, sức làm việc, thái độ tôn trọng đối phương. Các nhà thực nghiệm chú ý đến tác động của cờ vua lên sự phát triển ngôn ngữ cả bên trong lẫn bên ngoài, tư duy mưu mẹo, ý chí, tính năng động, khả năng thích ứng, tính kiên định trong các tình huống xấu, cách chỉ trích phê phán, khả năng tự đánh giá và tự phân tích, tự học, tư duy độc lập, biểu hiện sở thích cá nhân,…

Mức độ phát triển chung được tăng lên, tạo nên một quá trình hình thành ẩn về giáo dục tâm lý mới. Những theo dõi của các nhà khoa học và nhà thực hành thường rất rộng và chính xác. Chúng được dựa trên nền tảng kiến thức tốt về học sinh, bộ môn, khả năng so sánh và phân tích (N. Alekseev, L. Bednyagina, S. Volkov, B. Gerschunsky, N. Grekov, G. Kasparov, A. Karaban, V. Knyazeva, Z. Tarrash, A. Kotov, N. Krogius, E. Linovitsky, G. Nastasev, T. Petrosian, Ya. Rokhlin, V. Sukhomlinsky,…).

Một phân tích của tờ tạp chí “Cờ vua ở Liên Xô” (bắt đầu từ năm 1950), “Cờ vua ở Nga”, “Cờ vua” và “Toàn cảnh cờ vua” (từ lúc sơ khai) và một vài phân tích về sư phạm, tâm lý học và cờ vua được chúng tôi đưa ra và thực hiện trong bản thảo luận án, cho thấy rằng, theo nội dung của tờ báo thì chúng đề cập đến đề tài cờ vua học đường và được chia có điều kiện ra thành một vài nhóm.

Nhóm thứ nhất (đông nhất) thống nhất bài báo và các bài viết xây dựng phạm vi bài học cờ vua trong trường giáo dục phổ thông, quy tắc của giờ học, những nhận định về vai trò và ý nghĩa của nó (V. Knyaztva, G. Minyaev, M. Noakh, G. Spiridonov, A. Frankin, D. Khvan,… ).

Phân tích tài liệu tham khảo chứng minh rằng các tác giả khi chú ý đến ảnh hưởng có căn cứ của các buổi học cờ vua lên việc nhân cách người học, lên tính kỷ luật, thành tích học tập các môn học khác tăng lên thì đều nói về niềm đam mê mạnh mẽ đối với cờ vua ở trẻ em: những buổi học này công nhận sự cần thiết khách quan của giáo viên đối với trường học. Mặc dù kéo dài đúng với thời gian buổi học trong các tiết học cờ vua nhưng đa số giáo viên có thâm niên dạy học rất ít thì có ít kinh nghiệm trong dạy 1 loại hình trò chơi cổ đại này cho học sinh.

Những cách sắp xếp phức tạp của điều kiện tương đối không đủ thời gian đã được đưa ra đối với các buổi học trong nhiều tiết. Theo nguồn tài liệu tham khảo, những bài học cờ vua đầu tiên đã bắt đầu dạy ở các lớp tiểu học lớn (lớp 5-6). Trong các giờ thực hành cũng đã mở các lớp dạy cờ vua, dần dần được dạy ở lớp 1,2,3 và thậm chí ở các lớp nhỏ hơn.

Chẳng hạn, người ta dạy cờ vua ở trường số 1 Payd (Estonia) và hàng loạt trường ở Moskva từ lớp 1. Ở trường số 4 Pskov, trường Pavlyshsky của V. Sukhomlinsky bắt đầu dạy từ lớp 2. Trong lĩnh vực Chelyabin bắt đầu đào tạo cờ vua từ lớp 3, nhưng trong thời gian học người ta đã đưa ra kết luận rằng nên bắt đầu dạy cờ vua cho trẻ sớm hơn. Đó cũng là ý kiến của giáo viên trường số 70 Voronezh.

Ở trường số 6 Serpukhov bắt đầu dạy cờ vua từ lớp 4, các môn tự chọn ở các trường Moskva cũng diễn ra từ lớp 2-5. Có nghĩa là quy định dạy cờ vua đã được hình thành một cách tự nhiên, được thực hiện và đã được dẫn dắt bởi sự tích lúy kinh nghiệm dạy học của giáo viên, cũng như bởi việc hình thành và thử nghiệm các phần mềm chương trình dạy cờ vua trên máy tính.

Vì vậy, kinh nghiệm giảng dạy tăng dần thì độ tuổi người học giảm dần và cờ vua dần góp mặt trong thời khóa biểu chính của học sinh lớp 2.

Nguồn tài liệu cũng chỉ ra rằng, mặc dù có 40 năm kinh nghiệm  trong các lớp dạy khác nhau nhưng cho đến nay các khái niệm về bài học và chương trình thường bị nhầm lẫn, ý tôi là nhầm lẫn các buổi học cờ vua trong chương trình.

Đến với nhóm thứ 2, chúng tôi đã phân loại tài liệu tổng kết hoạt động thực tiễn, và đưa ra kết quả thực nghiệm (V. Knyazeva, A. Kormischkin, I. Netis, B. Stetsenko, I. Tsiov,…).

Người ta giải thích theo nhiều cách khác nhau về mục tiêu trong những buổi học đặc biệt: từ cách thức đối lập với sự quá tải, sự tăng khả năng lĩnh hội, chương trình học hiệu quả (I. Tsiov), phát triển óc quan sát chung, cho đến khóa học dự bị bộ môn Lý luận học (I. Sabelnikov). Ngay cả những giáo viên xem những bài học cờ vua như là phương tiện bổ sung hữu hiệu cho các bộ môn thể thao. Một phẩm chất mới trong bộ môn này khi so sánh với các bộ môn khác đó là sự tác động toàn diện. Sự nhận biết này được hình thành qua nhiều thế hệ và được quy ước trước bởi các nghiên cứu khoa học diễn ra trong quá trình thực nghiệm. Một trong những mục tiêu quan trọng là giúp trẻ hiểu được chính mình.

Phó giám đốc Viện Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Tổng Hợp số 1 Tovolsk đã thiết lập Trường tâm lý cờ vua với mục đích tìm kiếm con đường phục hồi sự phát triển của trẻ yếu thế trong xã hội. Sự lựa chọn là cờ vua bởi vì “ảnh hưởng về nhận thức của các bài học cờ vua lên việc hình thành nhân cách là không thể chối cãi” [317, tr.93]. Cuộc điều tra tâm lý học được khảo sát từ lớp 1-9 chỉ ra rằng “có 62% học sinh bị rối loạn trí nhớ vô ý thức, còn một nửa có trí nhớ logic. ¾ số người học ở trong tình trạng bị kìm hãm và bị phân tán, còn một nửa số trẻ không biết đếm bởi vì yếu môn toán. Cờ vua tốt hơn bất kì một loại trò chơi nào có khả năng làm bình thường hóa những quá trình tâm lý như thế này và phát triển tư duy logic”[317, tr.94].

Kết quá dưới đây có thể xem là tấm gương phản ánh tình trạng dạy và học ở trường hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng này là xã hội bất ổn và chất lượng cuộc sống kém của hầu hết dân số đã và đang tiếp tục tăng cao.

Nhóm thứ 3 là sự chuẩn bị và đề cử một số phương pháp (A. Avramenkov, I. Barsukov, V. Goncharov, B. Zinin, V. Kibizov, V. Knyazeva, M. Hoakh, I. Sabelnikov, V. Yatsenko,…). Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã thấy sự khác nhau của các bài đăng của Volkov về danh sách nhà đạo tạo cờ vua cho trường số 218 [82; tt.39] Moskva với bài báo của Ilenkov. Theo ý kiến riêng của chúng tôi, việc dạy cờ vua ở trường cần hình thành 3 mục tiêu thống nhất đó là mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo và phát triển và sau đó mới là mục tiêu thể thao. O. Ilenkov cho rằng trong chương trình đào tạo phổ thông cần có những khóa học sát nhập liên kết với các môn học khác như Toán, văn học Nga, địa lý [139,tr.13] – một cách hợp pháp với chủ trương sư phạm nhưng ưu tiên cho việc chọn lựa cách thức giảng dạy cờ vua. Một vấn đề quan trọng của việc phổ cập bộ môn cờ vua trong giáo dục phổ thông thể hiện trong sự vắng mặt của các khía cạnh ngành sư phạm. Có lẽ là nó còn liên quan đến hình thức đào tạo chủ yếu bộ môn trò chơi cổ đại không bắt buộc và không có quy định chặt chẽ.

Một vài quan điểm khác về sự liên kết của bộ môn cờ vua được giáo viên cờ vua trường trung học cổ điển số 1512 Moskva A. Timopheev tán thành [307, 308]. Trong bài báo “Mối quan hệ giữa các môn học với cờ vua như là một bộ môn ở trường tiểu học”, ông đã tranh luận về mục đích giáo dục của việc sử dụng bộ môn cờ vua, về sự hợp tác với môn địa lý mặc dù trước đây chính ông đã chứng minh khả năng kết hợp của lý tưởng cờ vua và địa lý. Theo quan điểm của chúng tôi, lập luận của ông không thuyết phục lắm. Địa lý khó có thể kết hợp với cờ vua và thực tế nhiều giáo viên cụ thể như V. Goncharov [70]  đã thể hiện quan điểm rõ ràng trong các buổi dạy của Volkov và của nhà sư phạm V. Flaminga đến từ Tân Uregoy, người đã sử dụng bản đồ địa lý “các nhà vô địch thế giới” [234]. Trong thực tiễn giảng dạy, các vấn đề cờ vua và địa lý được liên kết bằng những hình ảnh liên quan mật thiết [ 55, 57, 77]. Sự liên kết của các môn học là vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu, như là “mối quan hệ tương tác của các môn học và nhân cách của trẻ”, “Địa lý và cờ vua”, “Tính nhân văn của giáo dục đối với địa lý thông qua cờ vua” (1991). Những câu chuyện học đường đã được ghi chép lại với sự hỗ trợ của trẻ khi lĩnh hội cờ vua và kiến thức địa lý cùng một lúc.

Cùng lúc đó, khi xác định mối quan hệ tương tác của toán học và cờ vua, A. Timopheev tin rằng sự cần thiết hình thành chương trình tư duy logic cụ thể dựa trên tài liệu về cờ vua là bước đầu quan trọng. Và mặc dù nội dung liên kết giữa cờ vua và toán học trong tài liệu so với các môn khác được chuẩn bị sẵn nhiều hơn so với các môn học tương đối độc lập của cờ vua còn phải vận dụng nhiều điều nữa. Khi đánh giá mối quan hệ hỗ tương giữa toán học và cờ vua, A. Timopheev đã nhận ra tính cấp thiết của trò chơi cổ đại này như là một môn học, còn những câu chuyện về cờ vua được coi là liên quan đến giáo dục cảm xúc tự nhiên gắn liền với vẻ đẹp là điều tất yếu và đúng đắn.

Theo đó, nhiều nhà hoạt động sư phạm và giáo viên coi những câu chuyện về cơ vua là phương tiện hữu hiệu cho việc nuôi dạy và phát triển trẻ. Những câu chuyện về cờ vua được sử dụng rộng rãi tại trường V. Sukhomlinsky [215].

Ngoài trường này, trong các buổi học cờ vua, G. Nastasev [215] đã sử dụng nó một cách linh động, sau này còn có cả Vasilia Alexadervich. Dưới sự lãnh đạo của Vasilia ở trường, một cuộc họp liên quan đến việc sử dụng những câu chuyện cờ vua trong hoạt động giảng dạy đã được triệu tập. Khi đào tạo bộ môn cờ vau, I. Sukhin cũng đã áp dụng nó. Chúng tôi cũng có những câu chuyện riêng trong tài liệu về cờ vua [151-153].

Mối quan hệ của những câu chuyện với việc dạy cờ vua thường rất phong phú. Cần chú ý rằng trên thực tế cũng có nhiều giáo viên dạy trò chơi cổ đại đặc biệt xuất thân từ các nhà huấn luyện viên, họ đánh giá thấp việc dùng câu chuyện như là phương pháp lý luận dạy học nên đã không sử dụng nó. Nhưng không có các bài đăng về tác động tiêu cực của hoạt động sư phạm này hay bài báo phủ định tính hiệu quả của những câu chuyên về cờ vua trong dạy học.

Nhóm thứ 4 thống nhất bài báo về bản chất lý thuyết (N. Alekseev, B. Gerschunsky, V. Knyazeva, N. Krogius,…). Đối với các nghiên cứu khác, cần phân tích bài báo của N. Alekseev [22], trong đó ông đã đưa ra một kết luận quan trọng về tính không tương thích của mục tiêu thể thao và cờ vua học đường. Ông đã xem xét một vài vấn đề tổ chức giảng dạy và cũng thấy được những khó khăn của Malkin về việc giảng dạy cờ vua cho trẻ và sự cần thiết của việc kiểm soát tình trạng sức khỏe của B. Gerschunsky và N. Krogius về ý nghĩa giáo dục và xã hội của cờ vua, mối quan hệ của chúng với nhà trường [96, 171, 335].

Nhóm thứ 5 liên quan đến một vài nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên cứu, việc thể hiện trong thực tiễn như giáo trình, chương trình học, lần bảo vệ luận án đầu tiên, và dù cái này hay cái khác, chúng đều liên quan đến vấn đề cờ vua học đường (A. Avramenkov – 1997, 1998, A. Bartaschinkov – 1988, V. Zakharov – 1987, V. Knyazeva – 1985-1992, V. Kupraschvili – 1987, M. Noakh – 1986,1972, G. Sukhin – 299, 300, …). Cần phải nêu bật những công trình khoa học tương đương rằng cho đến nay học viên cờ vua được giảng dạy gián tiếp ở trường thì không có những công trình như thế. Và những gì được tạo ra trong sách giáo trình thì không tránh được những yêu cầu của bộ môn và nhà trường.

Vì vậy, phân tích tài liệu tham khảo giúp chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề bộ môn cờ vua học đường trong trường giáo dục phổ thông được xem như là cấp thiết và cần được giải quyết một cách toàn diện. Trong khoa học không có vấn đề lý thuyết hay thực tiễn nào của bộ môn cờ vua học đường được nghiên cứu toàn diện. Trong hướng đánh giá này có những bước đi đầu tiên của A. Avramenkov, A. Bartaschnikov, V. Zakharov, V. Knyazeva, V. Kupraschvili, B. Stetsenko, họ xem xét những vấn đề hình thành tư duy giải quyết cờ thế trong những bài học cờ vua, hiệu lực phát triển của trò chơi, đẩy mạnh hoạt động tư duy và nhận thức, nuôi dưỡng những thói quen đạo đức. Nhưng mặc dù phía sau phạm vi của những cuộc nghiên cứu khoa học trước đây tồn tại nhiều vấn đề giáo dục bộ môn cờ vua đồng thời cần giải quyết một trong những vấn đề quan trọng của chúng là thiết lập điều kiện độ tuổi bắt đầu giảng dạy. Những cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra sự cần thiết của cờ vua từ lớp 1 của V. Kupraschvili đã thiết lập điều kiện này bằng phương pháp quan sát sư phạm phía sau quá trình giảng dạy cờ vua trong nhóm học thêm buổi tối ở trường [176]. V. Knyazeva đã chứng minh suy luận của mình trong thực nghiệm tự nhiên dựa trên phân tích về toán học [152].

Tuy nhiên, cần chú ý rằng từ 4 nghiên cứu của các luận án xem xét vấn đề cờ vua học đường thì có ít nhất một nghiên cứu đảm bảo được khái niệm của môn học cờ vua đó là “đẩy mạnh hoạt động nhận thức của người học ở trường giáo dục phổ thông” (trên các thí nghiệm của việc giảng dạy cờ vua) của V. Knyazeva [152]. Bản luận án hoàn toàn dành cho vấn đề cờ vua. Cuộc nghiên cứu của V. Kupraschvili “ý nghĩa giáo dục chung và ý nghĩa phát triển của việc dạy chơi cờ vua ở tiểu học” [176] được tiến hành ở nhóm học thêm buổi tối, có nghĩa là lớp ngoài buổi học chính thức và được quan sát sư phạm. Trong một số nghiên cứu của A. Bartaschnikov “đặc tính tâm lý và sự hình thành bộ nhớ hoạt động ở học sinh và người chơi cờ” [43] và của V. Zakhapov “Trò chơi trí tuệ như là một phương tiện để hình thành hoạt động nhận thức của người học” [127] là không rõ ràng, cờ vua được giảng dạy theo hình thức nào, theo nhóm hay loại hình môn học. Điều này tất nhiên đặt ra nghi vấn về tính minh bạch của kết quả phương pháp chúng ta dùng để nghiên cứu vấn đề. Nhưng, mặc dù tất cả có thể công nhận rằng, những bản luận án đầu tiên ở thời kì quan trọng của việc chứng minh khoa học các vấn đề cờ vua học đường liên quan đến nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.

Nhóm thứ 6 bao gồm các bài đăng về môn học cờ vua ở nước ngoài (A. Zlotnik,…).

Phân tích lịch sử mà chúng tôi tiến hành đã chứng minh rằng sự phát triển của môn học cờ vua có dạng hình sóng, với những đường lên xuống liên tục.

Ngày nay, ý tưởng giáo dục phổ thông cờ vua đặc biệt cấp bách. Vào cuối thế kỷ 20 cờ vua lại một lần nữa đã thu hút sự chú ý như một môn học có khả năng giúp giải quyết hàng loạt vấn đề giáo dục phổ thông. Hiệp hội câu lạc bộ cờ vua học đường Nga – ASSC trở thành ngôi trường và câu lạc bộ trung tâm được thống nhất của Nga. Nơi đây tích lúy nhiều kinh nghiệm đã được công nhận: tiến hành nghiên cứu lễ hội trong khu vực, chẳng hạn như “ Cờ vua và Tây Ban Nha”, hoạt động “Di sản Cờ vua”, những cuộc thi về ngôn ngữ. Dưới sự bảo trợ của ASSC, trong tờ báo “Thể thao trường học”, người ta đã cho in nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động của hiệp hội viết về những kinh nghiệm làm việc của các huấn luyện viên và công tác giáo dục cờ vua của họ, về tương tác của các môn học với trò chơi cổ đại này, về sự phát triển của giáo dục cờ vua phổ thông ở nước ngoài, kết quả của những cuộc nghiên cứu khoa học, các phương án đề cử, nội dung, loại hình, và cách thức đào tạo cũng đã được đăng báo. Cần nhấn mạnh rằng, trong mối quan hệ với sự vắng mặt của cơ quan in ấn, đề tài được căn cứ vào những vấn đề toàn diện,  không chỉ về thể thao, mà còn về cờ vua học đường, sự có mặt của tiêu đề “Giáo dục cờ vua phổ thông” đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của hiện tượng đặc biệt môn học cờ vua ở trường.

Tập trung vào những nghiên cứu liên quan đến khả năng tác động của cờ vua đến sự phát triển nhân cách. Trong việc xem xét những nguồn cơ bản bao gồm: năm nghiên cứu, họ, tên tác giả, đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về những tính chất và thông số: bản tính nhân cách, nét tính cách, kết quả thực nghiệm; thành phố, trường, lớp nơi nghiên cứu vấn đề, loại hình thực nghiệm. Những nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở một môn học, cờ vua đã được nhấn mạnh.

Năm 1986 Talyzina N., Yakovlev Yu. “Đặc điểm hình thành khả năng cờ vua trên các loại cờ khác nhau của hoạt động định hướng”. Lối tư duy logic. Được thể hiện như sau: lối tư duy đầy logic không được hình thành một cách tự nhiên, cần hình thành chúng một cách đặc biệt. Nhiều sự chuyển đổi rộng của hoạt động tư duy được tìm thấy khi được hình thành trong các tài liệu về cờ vua: kỹ năng suy nghĩ tổng quát, khả năng thấu hiểu của người học cho phép họ giải quyết không chỉ bài tập về cờ vua mà còn các môn học khác.

(Moskvsa, thực nghiệm xác định và hình thành).

Năm 1968 – 1973 Tsiov I. “Cờ vua – phương tiện giáo dục học sinh”. Ảnh hưởng của cờ vua lên chất lượng học tập. Thành tích học tập đã tăng 1,5 điểm và cao hơn nữa. Thực nghiệm được lặp lại nhiều lần ở nhiều trường khác nhau và thành tích tăng dần đều.

(Moskva, trường số 13, 54, 55, 58, 61, 71, 94, 464, 718, lớp 1 – 10, thực nghiệm giảng dạy và xác định) [323-324].

Năm 1976 Stetsenko B. “Ảnh hưởng của cờ vua lên khả năng làm việc”. Ảnh hưởng của độ dài các tiết học lên hình thức dạy cờ vua trong thời khóa biểu, lên khả năng làm việc và thành tích học tập của học sinh lớp 2 đã được nghiên cứu. Điều này được thể hiện tốt hơn so với trong nhóm thực nghiệm, khả năng lao động lên bài học và thành tích tăng lên 4 lần.

(Zchitomir, trường số 25, 2 lớp, thực nghiệm xác định) [292].

Năm 1982-1922 Knyazeva V. “đẩy mạnh hoạt động nhận thức của người học tại trường giáo dục phổ thông (trong công tác dạy cờ vua)”. Nghiên cứu thực nghiệm bài học cờ vua như là một nền tảng phát triển nhân cách nhằm đẩy mạnh hoạt động nhận thức người học. Những khả năng của cờ vua được nghiên cứu như là những phương tiện làm tăng việc đẩy mạnh nhận thức của học sinh, động cơ nhận thức và niềm đam mê đối với bài học cờ vua, tác động của cờ vua lên việc đẩy mạnh nhân cách trong suốt quá trình dạy học. Kết quả của các cuộc nghiên cứu: những giờ học cờ vua là phương tiện hữu hiệu để đẩy mạnh hoạt động nhận thức , tăng thành tích học tập nhờ vào viêc hình thành nét tính cách tốt của người học. Mối quan hệ tương quan giữa cờ cua và đẩy mạnh nhận thức được thể hiện rõ qua thành tích tốt trong môn tiếng Nga, đọc, toán. Phạm vi cờ cua trong nội dung đào tạo học sinh tăng cường độ tin cậy của việc giải quyết 2 nhiệm vụ thống nhất: khám phá và phát triển khả năng cá nhân tương đương và hình thành quá trình định hướng nhân cách chúng. Tổ chức giờ dạy cờ vua nhất định, hiểu tổng quát về cờ vua là điều kiện cơ bản được cung cấp bởi việc hình thành trọn vẹn khả năng đẩy mạnh nhận thức. Cùng với việc đẩy mạnh nhận thức, các giờ học cờ vua thể hiện bằng yếu tố nhân quả tác động lên chất lượng học tập. Người ta đã đề cử cờ vua vào giảng dạy từ lớp 1 trong chương trình bắt buộc của trường giáo dục phổ thông bên cạnh môn đọc, tiếng Nga và toán như là một hình thức bài giảng chứa đựng nhiều yếu tố của nhiều môn học và đặt ra nền tảng cho sự phát triển nhân cách toàn diện, hình thành kiến thức và thói quen trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động nhận thức.

(Angren, lĩnh vực của Taschkentsky, trường số 20, 21, lớp 1-7, thực nghiệm thử nghiệm, hình thành – giáo dục và đào tạo, xác định, tự nhiên) [152].

Năm 1985 Avramenkov A. “cờ vua là một phương tiện của giáo dục và đào tạo”. Sự thay đổi hiệu quả trong tư duy được gọi là những bài học mà cờ vua mang lại. Ông kết luận rằng: thậm chí những bài học cờ vua không được kéo dài vẫn phát triển khả năng tổng hợp của trẻ tiểu học.

(Moskva, trường số 723, lớp 1, thực nghiệm tự nhiên và xác định) [337].

Năm 1985 Vasyukova E. “Mức độ phát triển nhu cầu nhận thức và cách biểu lộ của nó trong hoạt động tư duy. Nhu cầu nhận thức của người chơi cờ vua, trong đó có cả học sinh. Kết quả: nhu cầu nhận thức là yếu tố động lực của cờ vua. Sự phát triển nhu cầu nhận thức của người chơi cờ vua liên quan đến sự phát triển sức mạnh của trò chơi thể loại này gọi là chỉ số gián tiếp nhu cầu thống trị những kiến thức mới trong thực tế.

(Moskva, thực nghiệm xác định, hình thành) [76].

Năm 1987 Zakharov V. “trò chới trí tuệ là phương tiện hình thành hoạt động nhận thức của người học”. Những khả năng của trò chơi cờ vua trong việc hình thành lối tư duy logich. Kết quả: có thể hình thành hoạt động nhận thức thông qua trò chơi cờ vua. Lối tư duy logich trong cờ vua đòi hỏi việc phân tích và hình thành chúng một cách đặc biệt. Trong quá trình đào tạo cần sử dụng cả động cơ nhận thức và sự cầu tiến. Việc chuyển lối logich của hoạt động tư duy qua nhiều nhiệm vụ học tập có thể đạt được thông qua điều kiện lĩnh hội của người học về khả năng, áp dụng lối thấu hiểu các công việc bằng trí tuệ trong các loại hình hoạt động.

(Moskva, trường số 324, câu lạc bộ cờ vua trường đại học tổng hợp Moskva, Voronezch, câu lạc bộ cờ vua, thực nghiệm hình thành) [127].

Năm 1987 Kormischkin A. “Đào tạo cờ vua với trẻ trước và trong độ tuổi tiểu học”. Trí nhớ ngắn hạn, tư duy, độ tập trung, và làm việc độc lập được nghiên cứu. Kết luận: quy tắc chơi cờ có sẵn ở trẻ từ 4-5 tuổi. Khuyến khích nên đào tạo từ lúc 6 tuổi.

(Ulyanovsk, trường mầm non, thực nghiệm xác định) [337].

Năm 1987 Kupraschvili V. “Ý nghĩa giáo dục phổ thông và ý nghĩa phát triển của việc dạy chơi cờ vua trong các lớp tiều học” ảnh hưởng của cờ vua tới nhân cách của trẻ. Những ảnh hưởng của trò chơi này thể hiện trong sự phát triển trí tuệ của trẻ và tính cách của chúng: chúng được rèn luyện tính cần mẫn, tính kiên định, bình tĩnh, có ý thức kỷ luật, kiên nhẫn, dũng cảm, mạo hiểm, loại bỏ sự dối trá, cứng đầu, và hèn nhát, được dạy các nguyên tắc và sự nhanh trí. Tác giả đã đề cử bắt đầu dạy cờ vua từ lớp 1 đồng thời với các môn học như thể dục, hát, vẽ, đưa cờ vua vào chương trình chính của trường giáo dục phổ thông.

(Tbilisin, trường số 1, lớp 1-4, thực nghiệm tự nhiên) [176].

Năm 1988 Bartaschnikov A. “Bản chất tâm lý và hình thành trí nhớ ở học sinh và người chơi cờ”. Cờ vua và trí nhớ hoạt động , suy nghĩ thực tế, thành tích tốt trong học tập. Kết quả cho thấy: ở trẻ độ tuổi tiểu học, trí nhớ được phát triển đáng kể. Trình độ chuyên môn của các kỳ thủ liên quan tích cực đến độ chính xác của trí nhớ hoạt động xuất hiện trong quá trình hoạt động nó thường ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động. Độ chính xác của chương trình giáo dục phổ thông và thành tích môn toán có liên quan với nhau.

(Lvov, trường số 35, 54, học sinh từ lớp 2-10, sinh viên, đội tuyển Moskva và Ukraina – từ cấp độ 1 đến chuyên gia, thực nghiệm hình thành) [43].

Năm 1990 Alekseev N. “Cờ vua và phát triển tư duy”. Quan điểm về dạy học cờ vua của huấn luyện viên và giáo viên, mục tiêu của việc giảng dạy cờ vua thể thao và cờ vua học đường được xem xét. Kết quả là: cờ vua học đường khác cờ vua thể thao về mục đích là phát triển trí lực của trẻ em. Phương châm của việc bồ dưỡng thể thao có thể trở thành sự kìm hãm phát triển. Cờ vua là mô hình phát triển các khả năng hoạt động của trí tuệ, sự thấu hiểu có phản xạ các hoạt động riêng lẻ. Trong phạm vi môn học cần một phương pháp dạy học đặc biệt bởi vì sự phát triển tư duy có 1 quá trinh nhân tạo-tự nhiên.

(Moskva, nghiên cứu lý thuyết) [22].

Năm 1993 Polgar L. “Đặc điểm phương pháp chuẩn bị và giáo dục kỳ thủ chuyên môn cao trong điều kiện gia đình”. Quan điểm của tác giả về giáo dục tính thiên tài, về hệ thống giáo dục. ở trẻ em có sẵn niềm đam mê cờ vua và động lực tích cực. Xu hướng đào tạo hướng đến thành công. Kết quả: cờ vua là phương tiện truyền đạt hoàn hảo. Trẻ em học cách học, phát triển khả năng học tập. Giáo dục nhân cách thiên tài là con đường đúng đắn duy nhất dẫn đến giáo dục một con người hạnh phúc, tiên tiến và hài hòa.

(Vengria, gia đình Polgar, thực nghiệm tự nhiên) [244].

Năm 1994 Gnatko N. “Tiền giáo dục sáng tạo có tiềm năng là cấp thiết trên con đường chiếm lĩnh cờ vua”. Những điều kiện chuyển đổi tính sáng tạo tiềm năng sang thực tế đã được nghiên cứu. Kết quả: 1) cờ vua đưa ra giai đoạn mô phỏng hoạt động sáng tạo, 2) nó là điều kiện tiên quyết cho giáo dục phát triển cao nhất trong hoạt động, 3) nó nêu bật sự phát triển được thể hiện của hoạt động đó và 1 trong vài giai đoạn phát triển liên tục.

(Moskva, học sinh tự chọn ngẫu nhiên và theo nhóm, thực nghiệm xác định) [99].

Năm 1994 Nhóm nghiên cứu với trưởng nhóm là M. Vilensky: “Ảnh hưởng của bài học cờ vua lên nhân cách người học”. Tính tập trung, trí nhớ logic, tính kiên nhẫn, và khả năng làm việc được nghiên cứu. Kết quả cho thấy: trong quá trình quản lý hệ thống môn học cờ vua, những bài học bày được nói đến một cách tích cực trên sự phát triển của những khía cạnh riêng về hoạt động trí tuệ của người học: những bằng chứng về tính tập trung, trí nhớ logic, tính kiên nhẫn, khả năng làm việc tăng lên, còn khả năng ưu tiên có thể xuất hiện gián tiếp trong kết quả của hoạt động học tập nhờ sử dụng chúng. Nó được khuyến khích áp dụng 1 cách hợp lí những bài học cờ vua đối với sự phát triển giáo dục toàn diện và phát triển văn hóa của học sinh ở trường tiểu học và các trường căn bản.

(Moskva, trường số 218, lớp 3-6, thực nghiệm xác định).

Năm 1997 Kuchumova E. “Phát triển hoạt động phản xạ qua đào tạo kỳ thủ trẻ”. Nghiên cứu về phương pháp tổ chức hoạt động phản xạ trong việc lên ý tưởng đào tạo phát triển đối với phát triển có mục địch tư duy về lý thuyết của kỳ thủ trẻ. Kết quả được đưa ra rằng, tính quy luật chung của quá trình nhận thức và tư duy, thành tựu cơ bản của các kết quả sáng giá trong sự phát triển phản xạ của các kỳ thủ: giáo dục nhân cách, giáo dục hoạt động và sự sáng tạo của nhà giáo. Những điều kiện cụ thể của sự tối ưu hóa để phát triển khả năng phản xạ khi dạy cờ vua cho trẻ đã được phân tích: sự toàn vẹn của các vị trí mô phỏng cờ vua, dạy về các vấn đề, lập bản đồ phản xạ của quá trình tương tác giữa học và chơi. Phương pháp lý luận dạy học đặc biệt được bồi dưỡng.

(Moskva, Trung tâm hướng dẫn du lịch thanh thiếu niên của huyện hành chính phía Nam ở thành phố Varobey, công ty trách nhiệm hữu hạn “Giải trí”, huyện hành chính miền Nam, thực nghiệm xác định và đào tạo) [179].

Năm 1997. Naydosky Tony. “Quy tắc tâm lý như là phương pháp tăng tính hiệu quả của hoạt động đào tạo kỳ thủ trẻ”. Vấn đề các quy tắc tâm lý bên trong ảnh hưởng đến tính hiệu quả của đào tạo và bảo vệ sức khỏe cho kỳ thủ trẻ đã được nghiên cứu. Tác giả nhận ra ảnh hưởng của hoạt động trí tuệ chịu áp lực của tính hiệu quả cảu việc đào tạo từ tình trạng trước khi được đào tạo, bồi dưỡng những phương pháp tuyển sinh vận động viên cho việc thấu hiểu dữ liệu của môn học và bảo dưỡng sức khỏe.

(Moskva, cung tuổi trẻ và nhiệt huyết của quận Pervomaysky, vận động viên từ 10-14 tuổi, thực nghiệm xác định và đào tạo) [214].

Năm 1998 Feldman M. “Cờ vua và hạnh phúc”. Trí nhớ logic và máy móc, trí nhớ thuộc về thính giác và thị giác, tính ổn định và độ tập trung, mức độ dễ bị kích thích, lo lắng, trạng thái hôn mê và phân tán, thói quên học tập và ảnh hưởng của cờ vua lên trạng thái của quá trình tâm lý này, sự tăng thành tích học tập, độ điềm tĩnh. Nghiên cứu cho thấy: cờ vua phát triển khả năng cá nhân của học sinh khi thể hiện những khả năng của nó giúp cho trẻ cảm thấy tự tin hơn về bản thân.

(Tobolsk, học viện giáo dục khoa học số 1 – trường tâm lý cờ vua 3 năm, lớp 1-10, thực nghiệm tự nhiên) [317].

Năm 1998 I.Sukhin “Cờ vua buổi sơ khai hay những quân cờ đen trắng kỳ diệu và đầy bí ẩn” “Cờ vua buổi sơ khai, tôi học được bạn cũng thế”. Tổng số học sinh được quyền tự chọn, được thiết kế cho 33 tiết học nằm trong cuốn sách bài tập dành cho lớp 1 và giáo trình phương pháp chỉ tập trung vào giáo viên thì không có khả năng chơi cờ vua.

(Moskva) [296-299].

Quan sát chung này của nghiên cứu khoa học vạch ra 3 định hướng nghiên cứu về tác động của trò chơi đến nhân cách: 1) “Cờ vua thể thao”, 2) “Môn học cờ vua”, 3) “Cờ vua học đường (trong thời khóa biểu).

Kết quả cho thấy:

Với định hướng “Môn học cờ vua”, cờ vua thúc đẩy:

  1. Tăng thành tích học tập (V. Knyazeva, B. Stetsenko, I. Tsiov).
  2. Khả năng làm việc (M. Vilensky,…, B. Stetsenko).
  3. Đẩy mạnh hoạt động nhận thức (V. Knyazeva).
  4. Phát triển khả năng tổng hợp (A. Avramenkov).
  5. Giáo dục nét tính cách tích cực (V. Knyazeva).
  6. Độ tập trung cao, trí nhớ logic, tính kiên nhẫn (M. Vilensky,…).
  7. Mục tiêu – phát triển khả năng trí tuệ (N. Alekseev).

Với định hướng “Cờ vua học đường” (trong thời khóa biểu), cờ vua thúc đẩy:

  1. Phát triển trí nhớ hoạt động (A. Bartaschnikov).
  2. Tăng khả năng cá nhân (M. Feldman).
  3. Giáo dục nét tính cách tích cực (V. Kupraschbili).

Với định hướng “Cờ vua thể thao”, cờ vua thúc đẩy:

  1. Giáo dục nhu cầu nhận thức (E. Vasyukova).
  2. Phát triển khả năng học tập (L. Polgar).
  3. Phát triển khả năng phản xạ (E. Kuchumova).
  4. Phát triển chức năng tâm lý và thể chất (T. Naydosky).

Ngoài những điều ở trên, những kết quả theo đúng tiêu chí quan trọng với cả 3 định hướng đã được khoa học công nhận. Các nhà khoa học đã chứng minh những điều sau dựa trên những kiến thức mới được hình thành. Trong đó:

  1. Lối logic trọn vẹn cần được hình thành 1 cách đặc biệt (V. Zakharov, N. Talyzina, Yu. Yakovlev).
  2. Điều kiện chuyển đổi tính sáng tạo có tiềm năng sang thực tế (N. Gnatko).
  3. Tính dễ hiểu về cờ vua đối với trẻ 4-5 tuổi (A. Kormischkin).
  4. Đẩy mạnh hoạt động nhận thức nhờ môn học cờ vua (V. Knyazeva).

Theo như yêu cầu từ quan sát, nguồn tài liệu, thể thao và cờ vua học đường (như đã quy định và không quy định) có liên kết với nhau. Ý tưởng nguồn gốc chung và liên quan với nhau, chúng thể hiện ảnh hưởng tích cực đến giáo dục nhân cách. Đồng thời sự quan sát văn học theo đề tài nghiên cứu, chứng minh rằng vấn đề của môn học cờ vua vốn dĩ rất ít được đề cập. Hiện tượng đặc biệt của môn học cờ vua chưa được nghiên cứu, cấu trúc và nội dung của nó chưa được xem xét. Trong nghiên cứu cơ bản về vấn đề môn học tồn tại song song với nghiên cứu theo nhóm, nó là một phần được tạo ra từ cờ vua thể thao. Đồng thời, khi được đưa ra bởi các nhà khoa học, nhà sư phạm và các huấn luyện viên, các cuộc nghiên cứu nói về ý nghĩa của vấn đề rằng đối với thành tựu cho mục đích giáo dục phổ thông của môn học cờ vua đó là hiện tượng cấp bách.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc