Skip to main content

Những nhân tố quyết định sự thành công trong cờ vua (lược dịch từ tài liệu M.Dvoretsky) (02/02/2018)

Đăng ngày 02/02/2018 bởi Administrator

Dvoretsky

Mark Dvoretsky (1947-2016)

Sinh năm 1947 tại Moscow, Mark đã khởi nghiệp với nghề huấn luyện viên cờ vua. Trong năm 1975, ông đã trở thành đại kiện tướng mạnh, nhưng chưa bao giờ đạt tới danh hiệu đại kiện tướng quốc tế mạnh nhất thế giới. năm 1974 ông dừng chân ở vị trí thứ 5 tại Giải vô địch Liên Xô và thắng thuyết phục trước ứng cử viên vô địch hàng đầu, Wijk aan Zee. Nhưng trong khoảng thời gian đó, ham muốn trở thành huấn luyện viên cờ vua của Dvoretsky đã trở nên mạnh mẽ và đó là lúc ông đã gặt hái những thành công vang dội nhất. Ông đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới trong hàng ngũ những đại kiện tướng mạnh nhất thế giới. Ông đã huấn luyện cho Kasparov, Anand và Topalov cũng như một số người khác, và đã viết rất nhiều sách về công việc của mình cùng với Sergey Dolmatov và Artur Yusupov. Sách của ông viết về mọi khía cạnh của đào tạo cờ vua, có những quyển ông đã viết cùng với Yusupov, những cuốn sách này rất cần thiết cho cả huấn luyện viên và những người chơi cờ vua. Dvoretsky ra đi năm 2016 là sự mất mát to lớn cho tài sản cờ vua thế giới!

Sau đây là một phần tác phẩm tuyệt vời của ông được viết những năm 2008:

………

Mikhail Botvinnik đã xác định những nhân tố chính để quyết định sức mạnh và triển vọng của một số người chơi:

  1. Tài năng cờ vua bẩm sinh.
  2. Sức khỏe, nguồn năng lượng dự trữ.
  3. Có chủ đích, ý chí, phẩm chất thi đấu.
  4. Sự chuẩn bị chuyên môn cờ vua.

Trong số 4 nhân tố trên, chỉ có nhân tố đầu tiên là nằm ngoài kiểm soát của chúng ta; đó là ‘món quà của Chúa’. Những nhân tố còn lại đều có thể được phát triển – ở đây gần như tất cả chúng đều phụ thuộc vào bản thân người chơi và những người trợ giúp anh ta (huấn luyện viên, cha mẹ, bạn bè).

Theo Botvinnik, sự chuẩn bị cho cờ vua đơn thuần thì chỉ là một nhân tố, tuy nhiên nó là một nhân tố rất quan trọng, nhưng không thực sự quan trọng hơn những nhân tốt khác. Tôi sẽ giải thích nhu cầu lĩnh hội sự phát triển của một người chơi, biểu đồ sẽ được dùng để cho thấy mối liên kết tương đồng với thời Napoleon Bonaparte.

Chúng ta sẽ vẽ một đồ thị, trên trục hoành biểu thị ưu thế cờ vua của người chơi và trên trục tung biểu thị phẩm chất của anh ta (tính cách, nguồn năng lượng dự trữ,…). Sức mạnh thực tiễn của người chơi và mức độ thành công mà anh ta có thể đạt tới tương ứng với chu vi của ô vuông với các cạnh là chỉ số của các nhân tố, chúng ta có thể dùng một số đơn vị bất kì.

Giả sử 10 đơn vị là giới hạn tối đa. Đối với người chơi có sự phát triển trung bình về tất cả các nhân tố là 5×5, mức anh đạt được là 25, trong khi đối với người chơi chỉ nổi trội ở những phẩm chất cờ vua và phẩm chất cá nhân lại thấp hơn, kết quả đạt được căn bản là thấp – 18.

Theo phương án lập luận trên, chúng ta có thể rút ra một điều quan trọng: đối với một người chơi như vậy, một bước tiến về trước (đơn thuần ở khía cạnh cờ vua) không may là rất khó khi trình độ hiện tại của anh ta đã ở mức cao, nước đi đó sẽ thêm vào một chút gì đó – chỉ cho nhân tố 2. Nhưng thậm chí chỉ một bước tiến về trước trong lĩnh vực chính của anh ta cũng sẽ tạo ra một tác dụng rất lớn và ý nghĩa (3×9=27).

uu the co vua

Dĩ nhiên, biểu đồ có thể được trình bày theo kiểu đa chiều, và một số kĩ năng có thể được kết hợp liên tục với nhau trong biểu đồ đó (trên những thuật ngữ tương ứng hay một nhân tố liên kết).

Logic này cũng được áp dụng nếu chúng ta biểu thị những nhân tố có ý nghĩa khác nhau trên các trục. Chẳng hạn trên trục hoành: kiến thức khai cuộc và trên trục tung: ưu thế tại các giai đoạn theo sau. Tôi nghĩ mình sẽ không sai khi công nhận nó trên một biểu đồ như vậy, đối với hầu hết mọi người – từ trẻ em đến các đại kiện tướng – nhân tố trên trục hoành sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn so với trên trục tung. Nhưng đề nghị có lý trên là một trục xiên khó tìm được sự cân xứng, nó cản trở sự phát triển của người chơi, và những cách cải thiện hữu hiệu nhất không nằm trong giới hạn của lý thuyết khai cuộc……

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc