Skip to main content

Mốt thời thượng hay là một tất yếu? (09/01/2017)

Đăng ngày 01/09/2017 bởi Administrator

Hội thảo khu vực và quốc gia về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (GDĐH), do ĐH Quốc gia TP.HCM và Chương trình Liên kết các ĐH Á – Âu (ASEAN-EU University Network Program – AUNP) tổ chức trong hai ngày 28 và 29-7-2005 vừa qua tại TP.HCM (ảnh), với sự tham dự của 70 nhà khoa học của chín nước ASEAN, đã xới lên nhiều vấn đề rất đáng quan tâm.

mSTLDJEY.jpg

mSTLDJEY.jpgmSTLDJEY.jpg

TTCN – Hội thảo khu vực và quốc gia về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (GDĐH), do ĐH Quốc gia TP.HCM và Chương trình Liên kết các ĐH Á – Âu (ASEAN-EU University Network Program – AUNP) tổ chức trong hai ngày 28 và 29-7-2005 vừa qua tại TP.HCM (ảnh), với sự tham dự của 70 nhà khoa học của chín nước ASEAN, đã xới lên nhiều vấn đề rất đáng quan tâm.Làm sao đảm bảo chất lượng GDĐH trong bối cảnh hội nhập quốc tế? Một chi tiết nhỏ: việc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chung của hội thảo, không qua phiên dịch, là một dấu chỉ tích cực của sự hội nhập. TTCN xin giới thiệu bài viết sau đây của TS Phạm Thị Ly, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, từ hội thảo.

Từ những năm 1980, vấn đề chất lượng cùng các chuẩn mực chất lượng bắt đầu trở thành vấn đề “trung tâm” của GDĐH và ngày càng trở thành một yêu cầu bức xúc. Trong khi tại nhiều quốc gia, hệ thống GDĐH ngày càng rộng mở, đa dạng, thì tại một số quốc gia, vì nhiều lý do khác nhau, lại thêm quá trình tư thục hóa ĐH còn là khá mới mẻ, đã nảy sinh không ít lo âu cho chất lượng của quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra.

Đối với ĐH VN, việc xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng cũng như một hệ thống định chuẩn và đánh giá chất lượng ĐH phải được xem như là một yêu cầu sống còn để bắt kịp các nước trong khu vực và đi xa hơn nữa… Kinh nghiệm của các đồng nghiệp ASEAN trong hội thảo quả có nhiều điều đáng suy nghĩ!

Đánh giá chất lượng từ trong nhận thức

Làm sao để ý thức về việc đảm bảo chất lượng trở thành một thứ “văn hóa chịu trách nhiệm” mang tính phổ biến, không chỉ trong giới lãnh đạo ĐH mà còn cả trong toàn thể cộng đồng? Đó là một thử thách mà các chương trình đảm bảo chất lượng GDĐH cần vượt qua để có thể được áp dụng thành công trong thực tế. Ý kiến này được hầu hết đại biểu các nước tán thành.

TS Ton Vroeijenstijn, chuyên gia tư vấn về đảm bảo chất lượng GDĐH của AUNP, nhấn mạnh rằng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (internal quality assurance

system) cần được coi là công cụ nhằm cải tiến hiệu quả hoạt động của trường ĐH, hơn là một công cụ của nhà nước nhằm kiểm soát hành chính, hoặc một công cụ của thị trường nhằm dán nhãn chất lượng cho trường ĐH. Lẽ tất nhiên, hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong có quan hệ chặt chẽ với sự giám sát từ bên ngoài mà kiểm định và công nhận chất lượng là một trong số các công cụ đó.

GS Lim Mong King (ĐH Kỹ thuật NanYang, Singapore) tiếp cận vấn đề từ góc độ mục tiêu. Ông cho rằng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong giúp chúng ta đối chiếu những gì mình đang thực hiện, với những mục tiêu cơ bản của trường ĐH và với điều mà chúng ta kỳ vọng ở ĐH.

Vì vậy, vấn đề đảm bảo chất lượng cần được nhìn lại trong thực chất của nó chứ không chỉ là một thể hiện “hình thức”, một mốt thời thượng. Muốn thế, phải nhận thức trở lại cho đúng vấn đề.

Tất nhiên đã có những tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường ĐH, dựa trên sự đối chiếu giữa các mục tiêu được kỳ vọng, các nguồn lực của nhà trường (cơ cấu tổ chức, chính sách, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất), quá trình thực hiện (chương trình đào tạo, các dự án nghiên cứu, các chương trình phục vụ cộng đồng) với kết quả hoạt động của nhà trường. Kết quả đó có thể được kiểm chứng cụ thể qua chất lượng của sinh viên tốt nghiệp: xã hội, thị trường lao động, bản thân các sinh viên, cựu sinh viên và cán bộ giảng dạy, đánh giá như thế nào về chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo của nhà trường…

Cũng đã có những chỉ báo đo lường chất lượng từng quen thuộc như: tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp hằng năm, số bài nghiên cứu được đăng báo chuyên ngành, số báo cáo khoa học được thực hiện…

Tuy nhiên, thực tế cho thấy các chỉ báo trên chỉ có một ý nghĩa tương đối, chẳng hạn, để đánh giá giảng viên, nếu người ta chỉ chăm chăm đếm số bài báo được đăng cho đủ tiêu chuẩn sẽ có thể thấy xuất hiện những bài nghiên cứu na ná nhau của cùng một tác giả nhưng xuất hiện với những tựa đề khác nhau trên những tạp chí khác nhau. Vì vậy việc xây dựng một hệ thống định chuẩn (benchmark) thích hợp là cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng.

Chuẩn mực đảm bảo chất lượng

Nhưng khi nói tới chuẩn mực của đảm bảo chất lượng, không thể không nghĩ tới một chuẩn mực chung cho các trường ĐH. Thế nhưng, theo TS Lê Văn Hảo (ĐH Thủy sản Nha Trang), xây dựng một chuẩn mực chung cho các trường ĐH trong phạm vi một quốc gia cũng đã là khó, vì mỗi trường có những yêu cầu và hoàn cảnh đặc thù, huống hồ… Liệu có thể xây dựng một chuẩn mực so sánh chung cho những trường thu học phí 20.000 – 40.000 USD/năm như ở Mỹ, hoặc 10.000 – 20.000 USD/năm như ở Singapore, với một trường thu học phí 100-200 USD/năm như ở VN?

Câu hỏi trên đây của TS Nguyễn Kim Dung (Viện Nghiên cứu giáo dục – Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chứng minh một thực tế cực kỳ khó khăn của các ĐH VN. Điều này cho thấy vấn đề đảm bảo chất lượng GDĐH không thể tách rời những chính sách chiến lược cấp nhà nước trong việc xây dựng ĐH VN theo những tiêu chuẩn quốc tế. Ở góc độ quản lý, TS Đỗ Văn Xê (ĐH Cần Thơ) cho rằng xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng sẽ đòi hỏi nhiều công sức và thời gian, nhưng không có cách nào khác để ĐH VN vươn lên đạt trình độ được quốc tế công nhận.

Theo TS Nguyễn Kim Dung, để tạo thành một cái khung chương trình đảm bảo chất lượng hiện nay trong các hệ thống giáo dục, chính phủ và các quan chức của các trường ĐH cần thiết lập một hệ thống chính qui nhằm đảm bảo chất lượng của nhà trường. Đặc điểm của hệ thống này là tính tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH trước cộng đồng về chất lượng giáo dục và đào tạo của mình.

Chính phủ có thể sẽ hỗ trợ các sáng kiến nhằm củng cố hệ thống GDĐH bằng cách tập trung vào kết quả. Ở các trường ĐH phương Tây, các khảo sát hằng năm theo dõi kết quả tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp chính là giúp đo lường mức độ hài lòng với chất lượng dạy và học từ các sinh viên và so sánh các trường ĐH với nhau một cách công khai (trường A “có uy tín” hơn trường B là ở tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm…).

Một vấn đề được đặt ra trong hội thảo là: nên dành ưu tiên tài trợ quốc tế cho các lĩnh vực nào nhằm phát triển chất lượng trong GDĐH? Theo TS Vũ Thị Phương Anh (ĐHQG TP.HCM) và PGS.TS Damrong (ĐH Chulalongkorn, Thái Lan), vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống đảm bảo chất lượng nên được đặt ưu tiên hàng đầu, kể cả việc in ấn, xuất bản nhằm tăng cường thông tin học thuật trong cộng đồng ĐH.

Điều này đặc biệt đúng trong hoàn cảnh thực tế hiện nay của VN khi nhiều khái niệm đã quen thuộc với giới học thuật các nước sang vẫn còn khá xa lạ với một số nhà hoạch định chiến lược ở VN. Một khi Nhà nước, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng như lãnh đạo các trường ĐH nhận thấy lợi ích thiết thực của một hệ thống đảm bảo chất lượng đích thực trong GDĐH, tự họ sẽ tìm được những nguồn lực cần thiết để thực hiện.

Trong thập niên qua, VN đã tạo được một hình ảnh tăng trưởng đầy ấn tượng trong mắt các nhà quan sát quốc tế, tuy rằng sự đổi mới về cơ chế thường là không theo kịp những chuyển biến đó. Đã đến lúc GDĐH thực hiện một cuộc chuyển đổi cơ bản nhằm đạt tới một bước phát triển về chất trong vấn đề chất lượng đào tạo. Làn sóng du học ngày càng tăng trong những năm gần đây phần nào cũng đã phản ánh tình trạng bất cập của ĐH VN trong việc đáp ứng các nhu cầu nhân lực.

Toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu trên nhiều lĩnh vực. Riêng đối với VN, tiến trình gia nhập WTO sẽ còn đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực. Cải cách GDĐH sẽ là một tất yếu, là vô cùng cần thiết để đưa ĐH VN đến trình độ đích thật và là bản chất thật sự của họ. Trình độ cao này là cần thiết cho nền kinh tế và là một đòi hỏi của xã hội. Đấy cũng là câu trả lời cho một số ý kiến đặt ra về “tính thời thượng hay tất yếu” của qui trình đảm bảo chất lượng ở VN.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc