Skip to main content

LỊCH SỬ DANH HIỆU VÔ ĐỊCH CỜ VUA THẾ GIỚI (NAM) (10/07/2014)

Đăng ngày 07/10/2014 bởi Administrator

I/ THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1886

The World Chess Champion (nhà vô địch cờ vua thế giới) – danh hiệu mà bất kỳ một người kỳ thủ cờ Vua chuyên nghiệp ao ước. Xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, thế giới cờ vua luôn chứng kiến những tài năng thực sự và những trận đấu kinh điển kéo dài hàng tháng trời. Ở mỗi thời kỳ đều có một kỳ thủ được thế giới xem là mạnh nhất, có thể kể ra như Luis Ramirez de Lucena (năm 1490), Pedro Damiano (thời kỳ năm 1520), Francois-Andre Philidor (thời kỳ 1747 – 1795, cha đẻ của cờ vua hiện đại)…Tuy nhiên, họ vẫn không được xem là nhà vô địch thế giới vì lúc đó chưa tổ chức giải vô địch thế giới.

Huyền thoại Paul Morphy: Trong thập niên năm 1850, một thanh niên trẻ tuổi, người được xem là mạnh nhất nước Mỹ Paul Morphy đã thực hiện một cuộc chinh phạt châu Âu vào năm 1858. Từ Anh, rồi đến Pháp, Đức… liên tiếp những tướng mạnh nhất trong làng cờ vua đều không thể cản nổi bước chân của Morphy, có thể điểm qua những cái tên như Staunton (nhà vô địch Anh) qua 2 ván cờ qua thư tay, Adolf Anderssen (nhà vô địch Đức, được xem là mạnh nhất châu Âu lúc bấy giờ), Gavrise (nhà vô địch Pháp)..Những chiến thắng này đã làm cho châu Âu rung động. Sau chuyến chinh phục Châu Âu, Morphy quyết định trở về quê hương năm 1859. Cảm thấy không có đối thủ, Morphy đã tuyên bố giải nghệ vào năm 1862. Điều này để lại một khoảng trống lớn cho làng cờ thế giới..và câu hỏi “vậy ai là kỳ thủ mạnh nhất thế giới đây?” tiếp tục là câu hỏi không có lời giải suốt một quãng thời gian dài.

Tuy vậy, làng cờ thế giới cũng không phải mong chờ lâu, một kỳ thủ đến từ nước Áo với phong cách tấn công mạnh mẽ đã nhanh chóng chinh phục những người yêu cờ vua. Người ấy không ai khác chính là Wilhelm Steinitz. Người được mọi người đặt cho biệt danh là “Morphy nước Áo”. Adolf Anderssen – tinh hoa của làng cờ vua châu Âu, sau khi để thua trước Paul Morphy , ông cũng để thua nốt trước Steinitz này trong trận đấu năm 1866…

Năm 1870, một người Ba Lan nhập cư đến Anh tên là Johannes Zukertort đã gây một sự ngạc nhiên lớn. Nhiều người tin rằng Zukertort vượt qua được Steinitz. Điều này lại càng được củng cố khi tại giải London năm 1883, ông hạ knock-out hầu hết các tay cờ hàng đầu thế giới và vô địch giải này với 3 điểm cách biệt so với người xếp thứ hai là Steinitz.Vậy, giữa Johannes Zukertort và Wilhelm Steinitz, ai mới là SỐ 1?

Năm 1884, huyền thoại Paul Morphy qua đời. Hai năm sau (năm 1886), diễn ra một trận đấu quan trọng trong lịch sử cờ Vua thề giới. Theo giới chuyên môn, trận đấu giữa 2 kỳ thủ hàng đầu Châu Âu thời bấy giờ, Wilhelm Steinitz và Johann Zukertort vào năm 1886 được xem là trận đấu chính thức đầu tiên tranh chức vô địch của làng cờ Vua thế giới. Trận đấu được nhiều người hâm mô cờ vua chờ đợi bao năm đã diễn ra tại New York, St. Louis và New Orleans. Sau 5 ván đầu Zukertort dẫn Steinitz với tỉ số 4-1, nhưng sau đó với bản lĩnh của mình Steinitz đã thắng lại với tỉ số 12,5 – 7,5 (10 thắng, 5 hòa và 5 thua) chính thức trở thành nhà vô địch cờ vua thế giới. Trận đấu này mặc dù không được sự che chở, ủng hộ của bất kỳ tổ chức chính trị nào nhưng sau trận đấu này, nó đã mở ra một truyền thống về việc tổ chức 1 trận đấu tranh ngôi vô địch thế giới cho những năm sau: – Đây là một trận đấu kéo dài (thường thì 10-20 ván)– Người chiến thắng sẽ sở hữu danh hiệu “Nhà vô địch cờ vua thế giới” – Danh hiệu này chỉ dành riêng cho nhà vô địch tại thời điểm đó. – Những nhà vô địch chỉ để mất danh hiệu khi để thua người thách thức, hoặc do giải nghệ hoặc mất. – Theo thời gian, nhà vô địch phải có nghĩa vụ chống lại mọi thách thức của các đối thủ.

II/THỜI KÌ TỪ NĂM 1886-1943: 

1. Wilhelm Steinitz – nhà vô địch cờ vua thế giới thứ I (thống trị từ 1886–1894) Bắt đầu từ Wilhelm Steinitz, danh hiệu “World Chess Champion” tiếp tục truyền lại cho những người kế thừa nó như ngoạn đuốc Olympic. Năm 1889, theo điều lệ lúc đó, nhà vô địch sẽ phải thách đấu với 1 người mà ông xem là giỏi nhất để tranh chức vô địch. Và Steinitz thách đấu với Chigorin cho chức vô địch thế giới của mình. Ông thắng 10, hòa 1 và thua 6, tiếp tục giữ chức vô địch. 1892, ông gặp lại Chigorin một lần nữa và tiếp tục thắng với tỉ số 12.5 – 10.5 và đó cũng là lần cuối Steinitz giữ chức vô địch cho đến khi gặp Lasker năm 1894.

2. Lasker, nhà vô địch cờ vua thế giới thứ II (thống trị từ 1894–1918) Lasker là một nhà toán học, triết học người Đức. Năm 1894, loạt trận đấu thách thức danh hiệu vô địch cờ vua thế giới giữa Lasker và Steinitz diễn ra tại New York, Philadelphia, and Montreal (Mỹ). Với 10 thắng, 5 thua, 4 hòa, Lasker đã chính thức là nhà vô địch thế giới lần 2. Năm 1896–1897, 2 người tái đấu và Lasker vẫn là người chiến thắng (với tỉ số 10 thắng, 5 hòa, 2 thua).

3. José Raúl Capablanca – nhà vô địch cờ vua thế giới thứ III (thống trị từ 1921-1946) Từ khi lên ngôi vô địch năm 1894, Lasker luôn nhận được lời thách thức của không biết bao nhiêu tay cờ sừng sỏ thế giới và Lasker luôn biết trị những “phần tử nổi dậy” này. Có thể kể đến những cái tên như Frank Marshall, Siegbert Tarrasch, Dawid Janowski. Năm 1911, Lasker nhận lời thách đấu của anh thiên tài cờ Vua Cuba, Jose José Raúl Capablanca. Tuy nhiên, những điều khoản mà Lasker đưa ra rất bất hợp lý (như chi phí cho trận đấu lớn, thể thức thi đấu cho một trận thì ngắn, 12 nước đi/giờ, nhưng kéo dài đến 30 ván, đấu trong 6 tháng) và trận đấu tưởng chừng như không diễn ra. Thế nhưng, vào năm 1914, tại St. Petersburg, Capablanca đã đề xuất các điều khoản mới và Lasker đã chấp nhận. Năm 1920, Lasker bất ngờ tuyên bố từ bỏ danh hiệu mà mình đang sở hữu cho Capablanca. Tuy nhiên, điều này làm động chạm đến lòng tự trọng của Capablanca và Capablanca muốn có một trận đấu thật sự để tranh tài cao thấp. Từ 15/3 – 28/4/1920, trận đấu giữa José Raúl Capablanca và Lasker đã diễn ra. 4 ván đầu kết thúc với tỉ số hòa, ván 5 Capablanca thắng, 4 ván tiếp theo lại hòa, ván 10,11 Capablanca lại thắng, 2 ván tiếp theo lại hòa, ván 14 Capablanca lại thắng (tỉ số lúc này là 4-0). Cảm thấy sức khỏe không đảm bảo, Lasker chấp nhận dừng thi đấu, điều này đồng nghĩa với chấp nhận thua cuộc. Từ đây, Capablanca chính thức trở thành nhà vô địch thứ 3 thống trị làng cờ vua thế giới. Lên ngôi vô địch không lâu, Capablanca đưa ra nguyên tắc Luân Đôn (London Rules): người nào thắng 6 ván đầu tiên xem như thắng trận, một ván kéo dài tối đa 5h; phải hoàn thành 40 nước/2 tiếng rưỡi; nhà vô địch có quyền quyết định ngày diễn ra trận đấu; lệ phí tối thiểu cho người thách thức là 10.000 USD (con số này tương đương với 346.000 USD năm 2006) với 20% số tiền dành cho nhà tổ chức, 60% cho người chiến thắng, 40% cho người thua cuộc. Những tên tuổi như Rubinstein, Bogoljubow, Nimzowitsch không thể hạ nổi được tượng đài Capablanca.

4. Alexander Alekhine – nhà vô địch cờ vua thế giới thứ IV (1927-1935) và (1937-1946) Đến năm 1927, Alekhine đã phế truất ngôi vương của Capablanca tại Buenos Aires (Argentina) trong một trận đấu được xem là dài nhất trong lịch sử cờ vua (16-29/11/1927).

Để có tiền chi trả cho trận đấu với “bão biển vùng Caribe” Capablanca, Alekhine đã phải “cày ải” ở các giải lớn nhỏ suốt từ năm 1921 đến năm 1927. Trong những lần gặp nhau tại 4 giải trước đó, phần thắng nghiêng hẳn về Capablanca (với kết quả +5 -0 =7 tức 5 thắng, 0 thua, 7 hòa). Tuy nhiên, ở lần này thi khác. Alekhine đã thi đấu cực kỳ xuất sắc, sau 34 ván tranh tài quyết liệt, Alekhine đã giành chiến thắng chung cuộc với tỉ số 6-3 (25 ván còn lại kết thúc với tỉ số hòa) chính thức trở thành nhà vô địch cờ Vua thế giới lần IV.

Đầu những năm 1930, ông có rất nhiều thành công, tuy nhiên thời gian sau đó ông không đạt được giải nào, ông đổ lỗi cho chứng nghiện rượu là nguyên nhân làm ông giảm phong độ.

Keres, Fine, và Botvinnik cũng đã từng đưa ra lời đề nghị thách đấu với Alekhine nhưng đã không diễn ra bởi sự bùng nổ của thế chiến thứ II (1939-1945).

5. Max Euwe – nhà vô địch cờ vua thế giới lần V (1935-1937) Năm 1935, Alekhin đã không ngờ mình bị đánh bại bởi tay cờ tay nghiệp dư người Hà Lan có cái tên rất khó đọc là Max Euwe. Sau 30 ván, Euwe giành chiến thắng với tỉ số nhỉnh hơn Alekhin 1 tí (9 thắng, 13 hòa, 8 thua). Đoạt ngôi vương từ Alekhine, Euwe chính thức trở thành nhà vô địch cờ vua thế giới thứ 5. Tháng 10,11/1937, trận tái đấu giữa Alekhine và Max Euwe lại diễn ra tại Hà Lan. Lần này, với việc chuẩn bị chu đáo và không dám đánh giá thấp đối thủ, Alekhine đã đòi lại được món nợ 2 năm trước với chiến thắng 6-0 (thắng 10, thua 4, hòa 11). Như vậy, Alekhine đã lấy lại được danh hiệu cao quý mà mình đã bị mất 2 năm trước. Sau trận tái đấu này, Euwe đã viết về đối thủ của mình với sự ngưỡng mộ tuyệt vời: “kỹ thuật hoàn hảo, kỹ năng cờ tàn của ông ấy thật cao siêu, ông ấy có những nước đi táo bạo và đầy bất ngờ…” Đây cũng là trận đấu tranh danh hiệu cuối cùng của Alekhine. Ông nắm giữ danh hiệu cho đến khi mất (1946). *Trong suốt từ năm 1886 đến năm 1946, nhà vô địch có quyền đặt ra một yêu cầu dành cho những ai thách thức mình. Thường thì một trận đấu muốn diễn ra, người thách thức phải trả một số tiền khá lớn, điều này phải có sự hậu thuẫn rất lớn của 1 đại gia nào đó. Ngoài ra, việc thi đấu theo thể thức nào (đấu tại địa điểm nào, đấu đường trường hay sao, thắng mấy ván thì được xem là thắng tuyệt đối..).

6.Mikhail Botvinnik  – nhà vô địch cờ vua thế giới lần VI (1948-1963)

7.Vasily Smyslov nhà vô địch cờ vua thế giới lần V II (1957-1958)

8.Mikhail Tal  nhà vô địch cờ vua thế giới lần V III (1957-1958)

III/ THỜI KỲ 1963 -1993 

9.Tigran Petrosian – nhà vô địch cờ vua thế giới thứ 9 (1963–1969)

10.Boris Spassky – nhà vô địch cờ vua thế giới thứ 10 (1969–1972)

11.Bobby Fischer – nhà vô địch cờ vua thế giới thứ 11 (1972–1975)

12.Anatoly Karpov – nhà vô địch cờ vua thế giới thứ 12 (1975–1985)

13.Garry Kasparov- nhà vô địch cờ vua thế giới thứ 13 (1985–1993) 

IV/  DANH HIỆU BỊ CHIA TÁCH (1993 – 2006) Sau khi Liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE) được thành lập năm 1948, kể từ đó đến năm 1993, danh hiệu vô địch do FIDE quản lý. Năm 1993 có một sự kiện mà FIDE rất đau đầu, đó là việc đương kim vô địch thế giới Garry Kasparov có những bất đồng với FIDE và tách ra khỏi FIDE. Nguyên nhân là do Kasparov không hài lòng với FIDE trong việc đấu thầu chọn Website cho các trận đấu và việc FIDE cắt giảm 20% quỹ giải thưởng. Kể từ đó, thế giới cờ vua phân chia thành 2 thái cực: – Thái cực cũ do FIDE quản lý. – Thái cực mới do Kasparov lập ra với tên gọi Hiệp hội cờ chuyên nghiệp (PCA – Professional Chess Association).

Năm 1993, Kasparov tổ chức trận so tài tranh giải vô địch thế giới của PCA. Trong trận này, anh đã đánh bại Đại kiện tường cờ vua người Anh Nigel Short. Cùng lúc đó, FIDE tổ chức trận đấu tranh giải vô địch chính thức của họ. Anatoly Karpov đã chiến thắng trước Jan Timman. Do đó, cả Kasparov và Karpov đều tự cho là giành danh hiệu quán quân cờ vua thế giới. Trong lịch sử tồn tại của PCA (1993 – 2006), Gary Kasparov thống trị trong giai đoạn 1993 – 2000, trước khi để mất danh hiệu vào tay người kế tục là Vladimir Kramnik (giai đoạn 2000 – 2006)

Trước khi diễn ra Giải vô địch cờ vua thế giới hợp nhất giữa 2 tổ chức vào năm 2006 thì Giải vô địch thế giới của FIDE đã trải qua 6 nhà vô địch:

V. GIẢI VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI HỢP NHẤT (2006 – nay)

Vào tháng 10.2006 đã diễn ra Trận đấu tranh chức vô địch cờ vua thế giới hợp nhất giữa Nhà vô địch của PCA Vladimir Kramnik và Nhà Vô địch thế giới của FIDE Vesselin Topalov. Có nhiều tranh cãi về vụ Kramnik vào phòng vệ sinh nhiều trong cuộc đấu. Kramnik hủy bỏ ván thứ 5 khi từ chối chơi cờ do Ủy ban Thượng thẩm thay đổi điều kiện của cuộc đấu. Cuộc đấu ngang điểm 6–6 sau 12 ván thường và Kramnik thắng ván cờ nhanh giải quyết ngang điểm 2,5–1,5.

Khi Kramnik thắng trận đấu hợp nhất danh hiệu vô địch năm 2006, anh giành luôn vị trí của Topalov tại Giải vô địch thế giới 2007 với tư cách đương kim vô địch FIDE. Giải đấu này được tổ chức theo thể thức vòng tròn 2 lượt gồm 8 đối thủ mạnh nhất. Mặc dù theo truyền thống chức vô địch cờ vua thế giới được quyết định bằng một trận đấu tay đôi chứ không qua một giải đấu, Kramnik nhấn mạnh rằng anh sẽ công nhận quán quân giải đấu này là nhà vô địch thế giới.

Tại giải đấu được tổ chức vào tháng 9 năm 2007, Kramnik chỉ về đồng hạng nhì. Viswanathan Anand vô địch giải đấu (hơn Kramnik 1 điểm), đồng nghĩa với việc giành chức vô địch thế giới từ tay Kramnik. Sau đó Anand vẫn tiếp tục giữ vững danh hiệu vô địch thế giới cho đến trận tranh chức vô địch thế giới diễn ra vào năm nay – 2014 với Magnus Carlsen và Magnus Carlsen đã trở thành tân vô địch thế giới mới tính cho đến thời điểm này!

 

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc