Skip to main content

Trải nghiệm khi làm việc với Magnus Carlsen (09/13/2022)

Đăng ngày 13/09/2022 bởi Administrator

Bài viết của Simen Agdestein: Trải nghiệm cá nhân và công việc của tôi khi làm việc với một thiên tài cờ vua trẻ

Tôi nhớ rất rõ lần đầu tiên gặp Magnus Carlsen. Khi đó cậu ấy 9 tuổi và đã chơi song xe để hạ một học trò của tôi nhưng không thành công. Rõ ràng cậu ấy là một đứa trẻ cực kỳ tài năng và sau đó tôi kể với cha cậu rằng Magnus có thể trở thành đại kiện tướng trước 14 tuổi.

Khoe khoang về kỹ thuật huấn luyện và công việc tốt với một tài năng trong tay bạn thì thật dễ. Có thể Magnus sẽ phá đổ mọi rào chắn và tiến bước mạnh mẽ trên con đường hướng đến đỉnh vinh quang.

Nhưng tôi vẫn tin môi trường xung quanh NTG (trường cao đẳng thể thao Elite Na Uy), ngôi trường nơi tôi đã làm việc toàn thời gian ở vị trí huấn luyện viên cờ vua, đã đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển của Magnus.

Magnus là cậu bé nhiều tài, cậu có thể dễ dàng dich chuyển sự quan tâm của mình đến những hướng khác. Nhưng chúng tôi đã cố gắng bắt lấy cậu ấy!

Lúc đầu, Magnus được huấn luyện mỗi tuần một lần cùng với Torbjorn Ringdal Hansen (sn 1979), một kỳ thủ có hệ số 2200 đang làm công vụ ở trường NTG lúc đó. Chúng tôi đã hiểu rõ tầm quan trọng của khía cạnh xã hội và sắp xếp hai kỳ thủ trẻ tuổi phi thường ở cùng độ tuổi vào chung nhóm để có không khí vui hơn.

Torbjorn là một người trẻ sáng dạ, đó là điều chắc chắn, nhưng việc huấn luyện đã diễn ra mà không cần theo hệ thống. Hai bạn trẻ cùng xem lại các ván đấu của mình mà chúng đã chơi qua, những ván đấu đại kiện tướng. Tất cả đều ngẫu nhiên. Nhưng hoàn toàn có hiệu quả! Magnus nâng cao chỉ số ratings của mình từ 904 lên 1907 trong một năm và năm 10 tuổi đã trở thành một trong những kì thủ trẻ giỏi nhất Na Uy.

Magnus đã hoàn toàn bị cuốn hút vào thế giới cờ vua ở thời điểm đó. Cậu chơi ở mọi vòng loại và có thể đọc những cuốn sách cờ vua nâng cao bằng tiếng Anh. Nên khi tôi bắt đầu việc huấn luyện với cậu, sau khi Torbjorn kết thúc công vụ của mình, đó quả là một cậu thanh niên giàu kiến thức mà tôi đã gặp được. Đó không phải là một chương trình có hệ thống hay một thứ gì tương tự. Chúng tôi chỉ phân tích các ván đấu mà cậu ấy đã chơi.

Phần lớn thời gian chỉ có Magnus và tôi, nhưng tôi tin chúng tôi đã có những buổi học tốt đẹp nhất khi có cả Johannessen, người sau đó đã trở thành đại kiện tướng thứ 7 của Na Uy, và một kỳ thủ giỏi khác ở địa phương. Khi chỉ có 2 chúng tôi, chúng tôi đã xem xét tỉ mỉ từng ván đấu trên máy tính một cách nhanh chóng. Nhưng khi làm việc với nhóm thì mọi thứ lại diễn ra chậm hơn rất nhiều. Chúng tôi dành gần một giờ đồng hồ cho mỗi ván đấu khi không có sự trợ giúp của máy tính. Các buổi học từng kéo dài 3 giờ và chúng tôi luôn ngạc nhiên khi cha của Magnus tới đón cậu.

Simen Agdestein

Sinh năm 1967. Trong thập niên 1980, đại kiện tướng người Na Uy này cũng là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp và là một thành viên của đội tuyển quốc gia. Ông đã giành 7 chức vô địch cờ vua Na Uy, lần đầu tiên là năm 15 tuổi! Năm 16 tuổi, ông trở thành kiện tướng quốc tế, và đại kiện tướng năm 18 tuổi. Năm 1985 ông trở thành nhà vô địch Bắc Âu. Khi đó ông từng đánh bại những kì thủ như Spassky, Hort và Larsen.

Cuối thập kỉ 90 Agdestein phải rời bỏ bóng đá vì chấn thương đầu gối và trình độ cờ vua của ông cũng bị suy giảm đôi chút. Nhưng trong thập kỉ vừa qua, ông đã trở lại với đỉnh cao, giành chiến thắng trước các đối thủ khác, là người mạnh nhất giải mở rộng Isle of Man Open năm 2003.

Sau đó, Agdestein ngày càng tập trung vào việc huấn luyện các tài năng cờ vua của Na Uy, đáng chú ý nhất là Magnus Carlsen phi thường. Agdestein đã viết cuốn sách ca ngợi về khoảng thời gian làm việc với Magnus tài năng năm 2004, và kể với chúng tôi nhiều hơn về tài năng độc nhất này qua bài viết của ông.

Tôi nghĩ rằng việc phân tích các ván đấu sẽ hiệu quả hơn với bàn cờ và các quân cờ, thậm chí bây giờ, ở trình độ đại kiện tướng giỏi. Tôi vẫn luôn rối với những thứ mà máy móc đề xuất. Tuy nhiên, làm việc với khai cuộc lại là một điều khác và bây giờ Magnus nhận được sự trợ giúp đắc lực từ Fritz hay bất kì chương trình máy tính nào cậu dùng trong thời gian luyện tập của mình.

Chúng tôi đã không huấn luyện nhiều về điều đó trong những năm gần đây, trung bình chỉ hai lần một tháng, chủ yếu là do Magnus đang phải chơi rất nhiều giải đấu khi đó. Sau khi Magnus trở thành đại kiện tướng, Garry Kasparov đã có mặt tại Na Uy trong một bộ phim về Magnus, sau đó ông đã đề nghị rằng Magnus nên tham gia các giải đấu ít lại và dành nhiều thời gian cho huấn luyện hơn.

Kasparov cũng cho Magnus một ít bài tập về nhà: “Phân tích bốn ván đấu thất bại và dành ít nhất bốn tiếng cho mỗi ván”. Có nghĩa là 16 giờ làm việc và cậu chỉ được cho 5 ngày để phân bổ cho hợp lý. Tôi đã muốn làm việc đó với Magnus, nhưng điều đó chẳng mấy hứng thú đối với Magnus và thực ra cậu đã từ chối lời đề nghị cho một chương trình huấn luyện toàn thời gian của Kasparov. Cậu muốn chơi để tìm kiếm niềm vui hơn.

Magnus nói: “Vì có cơ hội tham gia nhiều giải đấu như vậy nên tôi mới có thể phát triển nhanh hơn một số người cùng thời với tôi”. Magnus đã cố gắng chiến thắng ở một số giải châu Âu và Thế giới ở những nhóm tuổi thấp, nhưng vẫn không thành công, vậy mà những người đã đánh bại cậu sau đó lại có chỉ số xếp hạng thấp hơn nhiều so với Magnus.

Sau đây là 1 số ván cờ chúng tôi đã cùng phân tích.

Bela Badea Takacs

Magnus Carlsen

Oslo 2001

1.f3 f6 2.g3 b6 3.g2 b7 4.0-0 5 5.d3 e6 6.e4 d6 7.e1 e7 8.c4 0-0

Một nước đi hết sức bình thường, nhưng có lẽ …a6 là chính xác hơn khi mà đen có thể đặt quân Hậu của mình vào ô c7 với thế chủ động mà không bị mã tại b5 làm phiền.

9.c3 bd7 10.d4 cxd4 11.xd4

Bây giờ một cấu trúc nổi tiếng đã được thiết lập. Trắng đã đi tốt d nhiều hơn một nước so với bình thường nhưng điều đó không thay đổi tính chất của thế cờ. Đen kiên trì phòng thủ bằng một số sắp đặt thận trọng. 11…b8 trắng đe dọa 12.e5.

12.f4 c8 13.b3 f8 4.e3 a6 15.c1 a7 16.f2 a8

Magnus tập luyện vì mục tiêu huy chương vàng. Ý tưởng đó không lạ gì đối với các kỳ thủ kinh nghiệm, nhưng Magnus, một cậu bé 10 tuổi lại gắn bó với ý tưởng đó, điều này thực sự hấp dẫn tôi.

17.f5 e8 8.g4

18…exf5! Bình thường đen nhắm đến phản công bằng tốt d hoặc e, tuy nhiên thế cờ của đen còn chứa đựng nhiều khả năng khác.

19.xf5 c5 20.g3 ae7

Bỗng nhiên trắng bị rơi vào thế vô cùng nguy hiểm. 21.♘d5 rồi gì nữa? Sau 21.♕f3 đen chỉ có thể tiếp tục chiếm e4, và sau 21.♕c2 g4 đang lửng lơ.      

21…xd5 22.exd5 xe1+ 23.xe1 xe1+! 24.xe1 d3 25.d1  xc1

Trông như thể Magnus đã chơi hay hơn đại kiện tướng vậy, nhưng điều đó vẫn chưa thể qua đi nếu như trắng còn phản công vào cánh vua. 26.g5 xa2 27.gxf6 b4 trắng đe dọa 28.♕d2. 28.fxg7 xg7 29.e4 e4 30.g4 h8 31.f1 d8? Sau 31…♗e5 đen không nên ở thế bị nguy hiểm. 32.h5 e5 33.f5 g8 34.f6 bỗng dưng mọi thứ trở nên rất khó chịu. 34…xf6 35.xf6+ g7 36.d8+ g8 37.xd6 a5 38.xb6 e8 39.h6 1-0. Một kết cục buồn, nhưng ván đấu đã kiểm chứng kiến thức tuyệt vời của Magnus.

Kasparov cũng muốn nói rằng chơi trên Internet khiến bạn trở nên nông cạn và đó là lời khuyên mà Magnus đã nghe theo. Cậu cũng từng đã chơi rất nhiều trên mạng, và đạt đến một trình độ nhất định, đó có thể là một kiểu huấn luyện rất hữu ích. Và điều đó thật vui! Nhưng bạn phải thực sự cẩn trọng với nó và tránh xa những ván đấu 1 phút!

Với các tài năng, điều quan trọng nhất là không để phá hủy bất cứ gì. Cảm hứng là chìa khóa. Thật khó để dạy cờ vua cho ai đó – tôi biết rất rõ điều đó sau 8 năm làm việc với nhiều kỳ thủ bình thường – nhưng nếu bạn có thể truyền cảm hứng cho họ thì các phép màu có thể xảy ra.

Tuy nhiên, vì sự say mê của mình ở vị trí một huấn luyện viên hay có thể là cha mẹ, bạn lại dễ làm điều ngược lại hơn. Không nên ép buộc trẻ! Ít ra là không phải các trẻ Na Uy. Có thể nó có tác dụng ở các nền văn hóa khác, nhưng ở Na Uy, luôn cần sự vui vẻ, đó còn là điều mà chúng tôi tin. Và đó là trường hợp với Magnus.

Cậu đang đọc sách cờ vua và chơi cờ nhiều giờ mỗi ngày không phải để giành được kết quả đặc biệt hay một số mục tiêu đặt ra, nhưng chỉ đơn giản là bởi nó vui. Động lực đến từ bên trong.

Giữ tập trung vào ván đấu là một điều tốt. Magnus đã vô địch giải Na Uy dành cho các kỳ thủ trẻ, và năm lên 10 cậu đã cố gắng trở thành nhà vô địch trẻ Na Uy (U20), nhưng ở 11 tuổi, mục tiêu đã thay đổi. Sau đó cậu tham gia vào hội cờ vua Elite (lớp cao nhất dành cho người lớn), và đã không băn khoăn về bất kỳ danh hiệu trẻ nào. Mục tiêu luôn là cải thiện khả năng chơi cờ của mình chứ không phải để giành huy chương. Ít ra là chưa đến lúc. Bây giờ thì các danh hiệu quốc tế cũng không khác biệt (đây là những danh hiệu chẳng mấy khắc tên các kỳ thủ trẻ).

Danh hiệu cao quý nhất Na Uy là một ngoại lệ. Giải vô địch hiện tại là một vòng đấu loại ở đẳng cấp thấp hơn nhiều so với Magnus, nhưng cậu vẫn cố gắng để giành chiến thắng. Cậu đứng đầu cả 2 năm 2004 và 2005 nhưng thất bại cả 2 lần ở vòng playoff mặc dù cậu rất thích nó. Đến năm 2006 cậu mới được khắc tên lên chiếc cúp, cũng là sau vòng playoff. Cậu chỉ muốn trở thành nhà vô địch Na Uy một lần trước khi tập trung vào nhưng mục tiêu tham vọng hơn, nhưng cách suy nghĩ này là trở ngại chính ngăn cản cậu giành được nó.

Mục tiêu chính mà có thể các kỳ thủ nên tập trung vào cao hơn nhiều: làm chủ ván đấu! Rồi kết quả mới có thể như họ muốn.

Cách suy nghĩ này cũng có nghĩa là bạn phải biết biến tấu khai cuộc của mình. Đó có thể là cố gắng để học thật tốt một khai cuộc và bám vào nó, nhưng điều đó thật là tẻ nhạt! Và cũng là điều ngớ ngẩn trong một thời gian dài. Bạn chỉ không thể khai thác nhiều hứng thú của mình.

Dĩ nhiên ở trình độ của Magnus bây giờ, bạn cần đào sâu một số phân tích và chuẩn bị thấu đáo cho khai cuộc, nhưng bạn cần kiến thức bao la đó trước khi đạt tới trình độ của Magnus. Magnus đã đọc rất nhiều sách khai cuộc, và có thể chơi mọi thứ, điều này khiến cậu thành một đối thủ rất khó chịu.

Magnus đã rất thành công trong sự phát triển của mình, nhưng liệu cậu ấy có tiếp tục chơi vì niềm vui ở trình độ hiện tại không? Đó là vấn đề lớn nhất của ngày nay. Về mặt lý thuyết, vấn đề thi đấu đặc biệt được quan tâm trong giảng dạy và có rất nhiều kỳ thủ dành toàn thời gian cho khai cuộc. Khi Veselin Topalov thắng giải vô địch thế giới tại Argentina năm 2005, đội của ông đã làm việc không ngừng nghỉ, 24 trên 24h. Khi Topalov đang thi đấu, các huấn luyện viên-đại kiện tướng ngủ và ngược lại.

Hiện tại Magnus đang ở trình độ này. Nhưng phải mất rất nhiều để trở thành một kỳ thủ. Magnus có tiềm năng. Cậu có tài, và ở mọi khía cạnh khác của cuộc sống, điều đó quan trọng cho màn thể hiện ở trình độ cao nhất ở bất kỳ môn thể thao nào, cậu cũng được trang bị tốt. Cậu là một cậu bé hạnh phúc và khỏe mạnh, cậu chơi bóng đá và vui vẻ với bạn bè và cậu có một gia đình tuyệt vời.

Nhưng những sự chênh lệch đều nhỏ, thế còn tinh thần làm việc của cậu thì sao? Liệu có thể chỉ chơi để tìm kiếm niềm vui và tiến lên đỉnh cao không? Điều đó vẫn còn phải chờ xem. Nhưng dẫu sao, đó là một con đường phiêu lưu mà Magnus đang bước đi.

Magnus có thể đã dành trung bình 5 giờ mỗi ngày cho cờ vua từ 7 năm nay. Chẳng có gì là hoàn toàn nằm ngoài kế hoạch.

TS. Dương Thanh Bình lược dịch bài viết của HLV-Đại kiện tướng Simen Agdestein.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc