Skip to main content

KÝ ỨC VỀ THẦY-CÔ* (11/04/2017)

Đăng ngày 04/11/2017 bởi Administrator

KÝ ỨC VỀ THẦY-CÔ*

Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017)

                                                                                                                                                                                               *Trích bài viết của cựu NCS Liên bang Nga- Dương Thanh Bình

 

Năm 2008, tôi là một giáo viên thực hành Bộ môn Cờ của Trường Đại học TDTT TP.HCM. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc lựa chọn các giảng viên cả nước để cử đi đào tạo nâng cao trình độ tại Liên bang Nga (theo đề án 322), tôi là người duy nhất của Trường được cử đi học cuối năm 2008. Đây là niềm vinh dự, tự hào và là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời tôi.

Trong hơn 4 năm học tập tại Trường Đại học TDTT, Thanh niên và Du Lịch LB.Nga.  Thời điểm này, nước Nga có rất nhiều sinh viên của các nước trên thế giới đến học tập, nhưng những sinh viên Việt Nam bao giờ cũng được yêu mến hơn cả. Tôi còn nhớ, trong khu ký túc xá có cả các bạn sinh viên Châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước Bắc Phi, các nước thuộc Liên Xô cũ…

Những người bạn Nga còn nhắc tới những tấm gương học tập xuất sắc của cựu học viên Việt Nam như: thầy Phạm Văn Xẹn, thầy Lê Quý Phượng, thầy Lưu Quang Hiệp, thầy Lâm Quang Thành… và nhiều người khác nữa.

May mắn cho tôi có giáo viên hướng dẫn đề tài là thầy Evgeny Pavlovich Linovitsky. Thầy là người Nga gốc Ukraina, cựu sĩ quan không quân có bằng Tiến sĩ khoa học quân sự, nếu tôi nhớ không nhầm thầy nghiên cứu về các quỹ đạo bay chống tên lửa bắn lên từ mặt đất. Sau khi nghỉ hưu ngành quân đội thầy chuyển sang công tác tại bộ môn Cờ vào giữa những năm 80. Thầy dạy nhiều thế hệ sinh viên, nghiên cứu sinh môn cờ vua của Việt Nam, trong đó chị Nguyễn Hương Giang hiện là doanh nhân thành đạt sống tại Q2, Tp.HCM, anh Hoàng Trọng Thắng hiện là doanh nhân ở Nga, anh Đặng Văn Dũng bây giờ là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Ông sinh năm 1935, hơn bố tôi 1 tuổi và thầy luôn coi tôi như là con. Thầy rất đôn hậu. Ngoài việc tận tình truyền đạt các kiến thức trong giờ học, thầy còn giúp đỡ, chỉ bảo chúng tôi từ rèn tác phong, uốn nắn ngôn ngữ đến việc làm cách nào để vượt qua những khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt và đặc biệt là cách để vượt qua mùa đông giá lạnh của nước Nga…

Một điều đặc biệt khi tiếp xúc với thầy, đó là ở ông luôn toát lên một phong thái điềm tĩnh, cẩn trọng, nghiêm khắc nhưng cũng rất đỗi thân thiện. Tôi rất cảm phục trước tài năng và phong cách của thầy. Thầy rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân từ với nghiên cứu sinh. Thầy nói rằng, trước kia Liên Xô giúp đỡ Việt Nam, bây giờ tôi phải có trách nhiệm giúp đỡ các bạn. Thầy cũng hay kể cho tôi về đất nước và nền văn minh Nga trong phát triển công nghệ thể thao và trường phái Cờ vua Nga…

Được sống và học tập ở đất nước Nga là những trải nghiệm vô cùng quý giá. Đó chính là hành trang để những nghiên cứu sinh như tôi tiếp tục gây dựng sự nghiệp, đóng góp công sức nhỏ bé của mình xây dựng nhà trường, xây dựng quê hương…

Nước Nga bốn mùa đều đẹp, nhưng với tôi mùa đông và mùa thu là đẹp nhất. Mùa thu, bầu trời Nga trong xanh và đậm sắc vàng rực rỡ của sắc lá phong, những hàng cây bạch dương… đẹp đến nao lòng. Còn khi mùa đông tới, ngắm những bông tuyết nhẹ bay qua cửa sổ… tâm hồn của những người con xa quê cũng trở nên nhẹ nhàng, khoáng đạt và ấm áp…

“Nước Nga là đất nước tươi đẹp với những con người tài hoa nhưng cũng rất đôn hậu, thủy chung. Phong cách Nga, tình cảm Nga luôn là miền ký ức khó phai trong tôi”.

Từ khi về nước, tôi chưa một lần được trở lại nước Nga, nhưng qua các phương tiện thông tin đại chúng, Tôi vẫn luôn cập nhật tình hình của đất nước xứ sở bạch dương và luôn đau đáu một dự định sẽ trở lại nước Nga để gặp gỡ và tri ân những người thầy, những người bạn Nga đôn hậu. Tôi mong muốn cùng nhân dân cả nước, các anh chị, các bạn cựu sinh viên, nghiên cứu sinh nỗ lực hết mình để tăng cường phát triển và giữ gìn mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, thủy chung, mẫu mực giữa hai dân tộc Việt – Nga…

kyuc thay co 3 jpeg

 

kyuc thay co 4 jpeg

kyuc thay co 5 jpeg

kyuc thay co 6 jpeg

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc