Skip to main content

Khai cuộc (tiếp theo Bách khoa toàn thư cờ vua) (10/14/2021)

Đăng ngày 14/10/2021 bởi Administrator

Khai cuộc (tr109): (Tiếng Pháp là debut, là chữ cái – thể hiện bắt đầu). Khai cuộc là giai đoạn đầu tiên của ván cờ (qui ước khoảng 10 – 15 nước) thể hiện tính chất huy động lực lượng của hai bên. Mối liên hệ xác định kế hoạch chơi với lối chơi trung cuộc. Trong khai cuộc, mỗi nước đi là – một nhánh của kế hoạch thống nhất, mà kế hoạch này có thể thay đổi phụ thuộc vào hành động của đối phương.

Những tác phẩm đầu tiên về lý thuyết khai cuộc hiện đại gồm có 3 cuốn sách – đó là cuốn sách của L. Lucena (gồm 10 khai cuộc), ghi chép của Gottingen (gồm 12 khai cuộc), hướng dẫn chơi Cờ vua của Dimiano – là những cuốn sách ra mắt bạn đọc vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16; trong đó những cuốn sách này bước đầu hệ thống hoá khái niệm về lý thuyết khai cuộc.

Đóng vai trò mới trong sự phát triển lý thuyết khai cuộc là cuốn “Cuốn sách về những ý tưởng phát kiến và nghệ thuật trò chơi Cờ vua” của R. Lopez (1561) trong đó có hàng loạt lời phê bình về những phân tích của Dimiano có những phương pháp tấn công mới, lần đầu tiên chỉ ra ý nghĩa của Tốt và trung tâm; những ghi chép luận điểm của Gi. Greco, ở đó đưa ra nhưng kinh nghiệm của các VĐV Cờ vua mạnh trong thời gian này: đó là cuốn sách của Philidor A.F. “Phân tích trò chơi Cờ vua” (năm 1749), ở đây lần đầu tiên xem xét chiến lược chơi trong khai cuộc, liên hệ chặt chẽ với cấu trúc Tốt, tạo ra trung tâm Tốt hùng mạnh. Ý tưởng của Philidor khác biệt hẳn với các nhà nghiên cứu thời đó (mặc dù còn có những sự chậm trễ) trong việc phát triển lực lượng ở khai cuộc, không tìm ra những diễn biến tiếp tục của chiến lược khai cuộc bao gồm các đòn chiến thuật sắc sảo của cuộc đấu tranh nhận được cơ sở chủ yếu trong công trình của trường phái Cờ vua Italia là Ercole del Rio, Gi. Lolli, D. Ponziani, họ đã có cách tấn công bằng quân nhanh chóng trong khai cuộc, liên quan với việc thí quân để nắm quyền chủ động.

Có nghĩa là đã đưa vào kho tàng lý thuyết khai cuộc vào nửa đầu thế kỷ 19: ra mắt hướng dẫn chung về khai cuộc, nổi bật trong đó là những nhận xét bình luận Cờ vua. Cuốn hướng dẫn Cờ vua của I. Allgaier (năm 1795) “Tổng thể các bài giảng về lối chơi Cờ vua” của W. Lewis (năm 1831), ở đó đã phân tích các loại khai cuộc gambit (Gambit Vua, Evans, Scotch và các loại gambit khác), cuốn sách giáo khoa khai cuộc của L. Laburdone (năm 1833), đó là cuốn “Sách hướng dẫn cho VĐV Cờ vua” của H. Stauton (năm 1847). Đó là hướng dẫn tổng hợp về lý thuyết khai cuộc “Cuốn sổ tay” có thể được coi như cuốn bách khoa toàn thư khai cuộc Cờ vua đầu tiên.

Có vai trò đặc biệt trong việc phát triển lý thuyết khai cuộc nửa đầu thế kỷ thứ 19 thuộc về các VĐV Cờ vua người Nga: A. Petrov và K. Ianhis đã cùng nhau xây dựng khai cuộc là phòng thủ 1.e4 e5 2.Mf3 Mf6 (kết quả được gọi là “Lối chơi Petrov”; xem thêm ván cờ Nga). Ianhis hoàn toàn có quyền cho rằng từ niên thiếu đã nghien cứu lý thuyết khai cuộc ở Nga; ông ta là tác giả công trình 2 cuốn sách “Những phân tích mới khai cuộc Cờ vua” (năm 1842 – 43), ở đó lần đầu tiên, xem xét phòng thủ Slav đưa ra những ý tưởng mới trong phòng thủ Pháp (3… f5), trong ván cờ Tây ban nha (3… Mf6) và vv… “Đối với tất cả những bạn yêu cờ”; “Những phân tích mới về khai cuộc Cờ vua” của K. Ianhis là cuốn sách cần có, bởi vì nội dung nó sẽ trang bị cho các bạn kiến thức về lý thuyết cụ thể về khai cuộc, mà nó còn hệ thống hoá các khai cuộc từ trước tới nay kể cả các khai cuộc mới. (Tạp chí “Ghi chép trong nước” năm 1842). Nhờ cuốn sách của Ianhis “Lý thuyết Cờ vua cuối cùng đã áp dụng tính chất khoa học, dưới dạng phân tích” (V.  Mikhailov). Những nghiên cứu trong lĩnh vực khai cuộc ở Nga được tiếp tục có những tác giả như I. Kerievsky, A. Kronenberg, I. Sumov và trước hết phải kể đến S. Urucov – tác giả cuốn sách thường dùng “Hướng dẫn nghiên cứu khai cuộc Cờ vua” (năm 1859 – 1861).

Việc phát triển nhanh chóng lý thuyết khai cuộc vào khoảng nửa đầu thế kỷ 19. Những khai cuộc chiến lược cơ bản trước hết là lối chơi phối hợp với việc thí quân và tấn công vào Vua. Các phương pháp phòng thủ trong khai cuộc nhường chỗ cho các thủ pháp tấn công. Những ảnh hường lớn và lâu dài trong việc phát triển lý thuyết khai cuộc được thể hiện trong những sáng tạo của P. Morphy, ông là người đưa vào thực tiễn những nguyên lý chiến lược được khám phá trong khai cuộc thoáng – đó là việc nhanh chóng phát triển sự hài hòa với việc tiếp theo là chuẩn bị cho tấn công vào Vua đối phương. Sức mạnh của Morphy bao gồm trước hết là “Suy nghĩ lối chơi thế trận sâu sắc có tính chất ưu thế lấn lướt” (A. Alekhine).

Trường phái lối chơi thế trận mà ông tổ được cho là V. Steinitz, đã đặt ra một thời kỳ mới trong việc phát triển lý thuyết khai cuộc. Nhắm tới việc tấn công trực tiếp trong khai cuộc, đồng thời chiếm các ô trung tâm, việc mạo hiểm thí quân được thay bằng cách chơi có kế hoạch và phát triển lực lượng Cờ vua hài hòa trong khai cuộc tiến tới nắm quyền chủ động lâu dài, tiếp theo là việc đóng đinh sự kiện ở trung tâm bàn cờ và vv…

Hoàn thiện phương pháp phòng thủ thể hiện bằng phương tiện hành động trung cuộc đấu tranh chống lại sự tấn công chưa được chuẩn bị trong khai cuộc. Cuối thế kỷ 19 và đặc biệt vào đầu thế kỷ thứ 20 việc chuyển từ những khai cuộc thoáng có tính chất gambit sang những khai cuộc nửa thoáng và kín. Ngay từ thời đại của Steinitz những khai cuộc nổi tiếng như gambit Hậu chiến lược chủ yếu của kế hoạch bao gồm việc chuẩn bị cho việc chơi công phá ở trung tâm sự xuất hiện hàng loạt các kiện tướng – đó là Z.Tarras, R.Teikhman, K. Slecter và những người khác, họ thường xuyên sử dụng khai cuộc nửa thoáng và khai cuộc kín trong thực tiễn thi đấu. Trong khi thực hiện chơi những khai cuộc này kế hoạch hành động đặt nền móng theo qui luật là chỉ khi phần lớn các quân đã được phát triển. Mối quan hệ giữa kế hoạch chơi ở khai cuộc và trung cuộc còn chưa có mối liên hệ chặt chẽ.

Những điểm mới trong lý thuyết khai cuộc mà Chigorin đề xuất đã đưa ra hàng loạt ý tưởng chiến lược (mối liên hệ hành động tương hỗ của các quân ở trung tâm, phong tỏa Tốt trung tâm, tấn công bằng Tốt ở bên cánh và vv…), xây dựng hàng loạt hệ thống khai cuộc mới (xem thêm phần ván cờ Tây ban nha, phòng thủ Pháp).

Chigorin tiến đến trong những khai cuộc phức tạp có cách chơi căng thẳng, kịch tính đối với hệ thống khai cuộc mà có mục đích (giành cho quân đen) – là việc làm chậm lại quá trình chiếm quyền chủ động của đối phương. Bước ngoặt mà Chigorin mang tới lý thuyết khai cuộc tạo ra tiếng vang cho việc hiểu biết: ý tưởng sáng tạo của ông ta đã được G. Pilsberi, R. Haruzek, R. Reti, A. Alekhine và nhiều người khác phát triển thêm.

Ý tưởng mới trong các luận thuyết chiến lược khai cuộc – là mối liên hệ chặt chẽ giữa kế hoạch chơi trong khai cuộc và trung cuộc, có sự phản công tích cực trong khai cuộc với sự hành động của các quân ở trung tâm và vv… đặc biệt thấy rõ sự xuất hiện sự sáng tạo của A.Rubinstein và A. Nimzowitsch. Vào đầu thế kỷ thứ 20 chiến lược khai cuộc có những nghiên cứu có giá trị phong phú đa dạng của Reti: trong đó là việc tiếp sau đó làm chủ nó bằng cách công phá và lỗ hổng (xem thêm phần khai cuộc Reti). Những luận thuyết năng động của khai cuộc thể hiện trong tính cách của A. Alekhine. Cách chơi của ông ta tiến tới cuộc đấu tranh căng thẳng ngay trong khai cuộc, thí chất giành quyền chủ động, dự liệu trước việc mất tempo, phục vụ cho ý tưởng cụ thể, và vv…, trong đó nhiều khả năng định hình chiến lược chơi khai cuộc tích cực.

Giai đoạn quan trọng trong lịch sử lý thuyết khai cuộc liên quan tới việc phát triển trường phái Cờ vua siêu hiện đại (xem thêm phần trường phái Cờ vua), sự phức tạp của các trường phái này ảnh hưởng tới ý tưởng của Chigorin và Alekhine. Ý tưởng khai cuộc mới còn được phát triển bởi những người trẻ như P. Romanovxky, V. Sozin, G. Levenfish, V. Nhenarocov, V. Rauzer và nhiều người khác. Ở đây có vai trò đặc biệt là M. Botvinnik. Ông ta đã xây dựng những thế trận điển hình nhờ sự hiểu biết rộng, có những nghiên cứu sâu về lý thuyết khai cuộc, có những kỹ năng buộc đối phương bằng những cách thức thuộc phạm trù tâm lý quan hệ với hệ thống khai cuộc và vv… Sự đóng góp cực kỳ to lớn cho lý thuyết khai cuộc hiện đại có sự đóng góp của nhiều VĐV Cờ vua hiện đại khác – đó là V. Smyslov, T. Petrosian, P. Keres, I. Boleslavxky, S. Furman, D. Bronstein, E. Geller, Iu. Averbakh, M. Taimanov. Những nghiên cứu của họ hướng tới – việc đầu tiên là xây dựng chiến lược khai cuộc, tìm kiếm cách thức mới lối chơi tích cực cho quân đen xây dựng mối liên hệ hài hòa giữa khai cuộc và trung cuộc.

Đối với khai cuộc hiện đại – đó là kết quả lâu dài ý trí của nhà lý thuyết Cờ vua – đó là sự kết hợp tính chất uyển chuyển với những nguyên tắc kinh điển của cuộc chiến Cờ vua có tính tới những đặc điểm cụ thể của thế trận. Trong Cờ vua hiện đại có thực tiễn khác nhau giữa khai cuộc và trung cuộc có những tính chất qui ước khác biệt, những tính chất mang tính giai đoạn của ván cờ vua liên hệ chung bởi lối chơi có kế hoạch. Những nguyên lý khám phá khai cuộc thoáng và khai cuộc kín, mặc dù có hàng loạt nguyên tắc chung, vẫn có sự khác biệt. Trong khai cuộc thoáng là nhanh chóng phát triển quân – đó là cơ sở đầu tiên để chiếm quyền chủ động và tổ chức tấn công, phương tiện hơn hẳn đối phương trong việc huy động lực lượng và tạo ra ưu thế lực lượng ở phần này hay phần khác của cuộc đấu tranh. Phát triển quân trong khai cuộc (đặc biệt là khai cuộc thoáng) cần phải hài hòa có nghĩa là phát triển đồng thời cả cánh Vua và cánh Hậu, khi làm điều này phải đề phòng đối phương huy động lực lượng.

Trong khai cuộc thoáng khi thực hiện nước đi của cùng một quân có vài nước đi liên tiếp, theo qui luật không có mục đích tổng thể (ngoại trừ là việc tạo ra những đe dọa), vì điều này dẫn tới việc mất thời gian (tempo); “Trong trường hợp có thể mất thời gian, nếu điều này cho phép làm chủ vững vàng một vài cứ điểm” (Alekhine). Việc đầu tiên là phát triển quân nhẹ, sau đó là các quân nặng (trong trường hợp ngược lại phát triển các quân nặng có thể bị các quân và Tốt của đối phương tấn công). Trong khai cuộc thoáng Vua cần nhanh chóng nhập thành một cách nhanh nhất, bao hàm điều này là quân Xe tham chiến tích cực. Đối với khai cuộc kín tính chất huy động lực lượng từ từ từng bước, tích lũy ưu thế thế trận, bằng cách di chuyển quân và vv…

Nội dung chủ yếu của cuộc chiến trong khai cuộc là cuộc đấu tranh giành quyền làm chủ trung tâm. Có sự khác biệt với khai cuộc kinh điển, là những luận thuyết của nó (là chiếm trung tâm bằng Tốt), khai cuộc hiện đại có xem xét việc bỏ trung tâm với mục đích có sự tương hỗ hành động của các quân lên nó (chẳng hạn phòng thủ Ấn độ cổ, phòng thủ Pháp). Ý nghĩa to lớn là việc bố trí các quân, đặc biệt là Mã ở trung tâm bàn cờ (xem thêm phần trung tâm hóa quân). Những quân như vậy sẽ khống chế số ô lớn hơn và có thể nhanh chóng tấn công bất kỳ phần nào trên bàn cờ.

Vai trò quan trọng trong chiến lược khai cuộc là việc di chuyển Tốt, sự di chuyển của chúng đảm bảo sự cần thiết để cho các quân di chuyển dễ dàng đơn giản, hạn chế tầm hoạt động của lực lượng đối phương. Trong khai cuộc cần tránh việc tạo ra Tốt yếu (Tốt cô lập, Tốt chồng hoặc Tốt lạc hậu), nếu tạo ra chúng mà không phục vụ cho kế hoạch chơi tổng thể. Hành động kịp thời trong khai cuộc đảm bảo trước hết là có sự hành động phối hợp của các quân và Tốt; phá vỡ tọa độ của chúng dẫn đến thế trận xấu của từng quân riêg biệt không đạt yêu cầu về vị trí các Tốt, mất quyền chủ động và vv…

Chuỗi xích Tốt có thể có khả năng sự tích cực của các quân hoặc hạn chế nó; đến lượt mình các quân không cần phải cản trở sự di chuyển của các Tốt. Tuy nhiên công phá vào Tốt bằng các quân rất nguy hiểm: các Tốt di chuyển không có các quân yểm trợ dễ dàng trở thành đối tượng của cuộc tấn công.

Quyền đi nước đầu tiên cho phép trắng có phần nào quyền chủ động trong khai cuộc và có khả năng to lớn để lựa chọn kế hoạch chơi. Trong quá khứ lối chơi của đen theo luận thuyết tóm lại là cuộc đấu tranh như thế nào để đạt thế cân bằng (xem thêm phần ví dụ về gambit Hậu, phòng thủ Caro –Kann). Trong khai cuộc hiện đại đen tiến tới không chỉ việc hạn chế quyền chủ động ban đầu của trắng, mà còn phải tạo ra đòn phản công tích cực; chúng ta thấy những khai cuộc nổi tiếng như thế đó là phòng thủ Ấn độ cổ, phòng thủ PircUfimtsev, Fianket Vua và nhiều khai cuộc khác.

Đối với trường hợp khi khám phá khai cuộc hiện đại có kết quả đòi hỏi phải có kiến thức hiểu biết về khai cuộc điển hình được xây dựng và có khả năng sử dụng thế trận ưu thế có kế hoạch, cũng như có kỹ năng sử dụng đòn chiến thuật nhanh chóng hoặc bắt đầu cuộc tấn công trực tiếp vào Vua đối phương. Trong trường hợp, khi không có một bên nào vó ưu thế trong khai cuộc, thì trong trung cuộc xuất hiện cuộc chiến có khả năng cân bằng, nó được chấp nhận theo qui luật, có tính chất mà thế trận được xem xét nhờ sự di chuyển hoặc cuộc đấu tranh căng thẳng với việc sử dụng hoặc cuộc đấu tranh căng thẳng với việc sử dụng khả năng chiến thuật. Các bạn xem xét như vậy trong phần khai cuộc kín, khai cuộc thoáng, khai cuộc nửa thoáng.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc