Skip to main content

Học liệu cờ vua (mùa Covid – 19) n2 (04/19/2020)

Đăng ngày 19/04/2020 bởi Administrator

Đặc điểm chuẩn bị tâm lý cho trẻ em (5 7 tuổi) tham gia các giải đấu cờ vua

VĐV cờ vua thiếu nhi từ 5 – 7 tuổi là trẻ em có 1 và 2 năm tập luyện. Họ chính là những người tham gia vào các cuộc thi phổ biến nhất dành cho VĐV cờ vua phong trào và không có đẳng cấp. Tất nhiên, các giải đấu có nhiều cấp độ khác nhau: câu lạc bộ, giải ở trường phổ thông, giải cấp quận, giải vô địch thành phố hoặc giải mở rộng. Đối với một đứa trẻ lần đầu tiên tham gia các cuộc thi đấu, đặc biệt là khi chơi có ghi chép biên bản, việc giành thứ hạng đối với đứa trẻ không quan trọng lắm nếu huấn luyện viên và cha mẹ không chú ý đặc biệt đến tầm quan trọng của giải đấu.

*Nâng cao trách nhiệm của trẻ đối với cờ vua

Vấn đề đầu tiên đặt ra khi chuẩn bị cho trẻ em từ 5 đến 7 tuổi tham gia các cuộc thi đấu là trách nhiệm của trẻ. Hợp tác tam giác: huấn luyện viên, cha mẹ và con cái sẽ có hiệu quả nếu VĐV cờ vua trẻ tiếp cận giải đấu với mức độ trách nhiệm cho phép các bạn ấy chơi cờ cẩn thận theo hướng dẫn của huấn luyện viên. Nếu mức độ trách nhiệm được đánh giá quá cao (đối với từng cá nhân trẻ), thì nỗi sợ mắc lỗi, nhầm lẫn một cái gì đó (ghi chép, thời gian, đi quân không chính xác), các ý kiến ​​của đối thủ, của trọng tài càng nâng mức độ lo lắng lên làm ngăn chặn quá trình tư duy. Mức độ căng thẳng cao không cho phép đưa ra quyết định hiệu quả, và trẻ sơ suất nhiều, bắt đầu thực hiện những nước đi vô nghĩa, vội vã hoặc chỉ ngồi, thả cờ rơi xuống. Khi giảm mức độ trách nhiệm, những người chơi cờ trẻ tuổi không nỗ lực đủ để giành chiến thắng và tất nhiên, chất lượng của trò chơi giảm xuống.

Dưới đây là những hình thức tác động có hại làm tăng mức độ trách nhiệm trước cuộc thi:

  • Nâng cao vị thế của đứa trẻ (có thể được phong đẳng cấp, tăng rating, trở thành nhà vô địch của quận, thành phố …);
  • Giải thích về tầm quan trọng của giải đấu;
  • Lời hứa về một giải thưởng cho chiến thắng hoặc một ván cờ hay;
  • Hình phạt khi kết quả thi đấu tệ hại.

Có một nhóm trẻ em, có những đặc điểm tính cách nhất định, vô cùng lo lắng khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Khi đề xuất tham gia các cuộc thi, cần giảm mức độ trách nhiệm, lo lắng; giải thích rằng cậu ta sẽ chơi cờ theo cách tương tự như trong các buổi tập và cho phép bạn ấy mắc lỗi (giảm mức độ quan trọng của việc mắc lỗi). Huấn luyện viên và phụ huynh phải cùng nhau thiết lập mức độ trách nhiệm tối ưu cho mỗi đứa trẻ.

*Tính nhạy cảm của trẻ em trong cờ vua

Trẻ em từ 5 – 7 tuổi rất dễ bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc. Mức độ huấn luyện cờ vua vẫn chưa cao, vì vậy cần chú ý chính vào thói quen hàng ngày. Tuân thủ chế độ hàng ngày luôn có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và trạng thái cảm xúc của trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng, vì khi thực hiện cuộc thi có lượng vận động không như ngày thường. Từ lâu, người ta đã lưu ý rằng nếu một đứa trẻ lo lắng về điều gì đó (chiếc răng đang lung lay, đau bụng, có một vết thương nhỏ, hoặc đơn giản là bạn ấy không ngủ đủ giấc), anh ta không thể hoàn toàn tập trung cho trò chơi trên bàn cờ; nếu 2-3 ngày trước cuộc thi, đứa trẻ trải qua những ấn tượng cảm xúc mạnh mẽ (tham dự các sự kiện đông người, trượt patin, công viên nước, chương trình hoạt hình rất tuyệt vời, v.v.), thì cần 2-3 ngày để “tiêu hóa” thông tin này, và, do đó, đứa trẻ cũng không được tập trung. Vì vậy, trẻ em không nên tham gia hoạt động nào. Dựa trên những điều đã nói ở trên, trước giải đấu cần phải loại trừ các sự kiện có tác động cảm xúc mạnh mẽ. Nếu đứa trẻ khẩn khoản yêu cầu một cái gì đó, tốt hơn là hứa (và làm!) điều này vào cuối cuộc thi. Chế độ ngủ, chơi, thức ăn bình thường quen thuộc và không có ấn tượng cảm xúc mạnh mẽ sẽ đảm bảo cho người chơi cờ vua trẻ tuổi một cơ sở thuận lợi để đạt được kết quả mong muốn.

*Sự tự đánh giá của trẻ em trong cờ vua

Thành phần quan trọng thứ ba của việc chuẩn bị thi đấu cho các vận động viên trẻ là sự tự đánh giá trong vai trò người tham gia. Như đã đề cập, mức độ huấn luyện cờ vua ở trẻ em có 1-2 tập luyện vẫn chưa cao, do đó, các phẩm chất tâm lý trong tính cách của người tham gia là ưu tiên hàng đầu. Trong huấn luyện, không thể chấp nhận được việc coi thường một đứa trẻ, làm nhục cậu ta, mà phải nói rằng cậu ta sẽ không thành công nếu cậu ta tiếp tục chơi như vậy, như thể khuyến khích cậu ta nỗ lực nhiều hơn. Điều này chỉ phù hợp với đứa trẻ lúc nào cũng muốn trở nên tốt hơn. Những ai có thái độ như vậy dù sớm hay muộn sẽ hoàn toàn ngừng tin vào chính mình. Lỗi chơi cờ nên được huấn luyện viên giải thích và chỉ ra cách để sửa chúng. Có thể giải thích rằng mọi người đều có thể phạm sai lầm, nhưng không được tái phạm. Biết được lý do tại sao một đứa trẻ chơi cờ vua là rất quan trọng: tự mình thích chơi, thấy thú vị khi được giao tiếp, cha mẹ ép buộc… Dựa trên điều này, hãy nói chuyện với đứa trẻ. Vấn đề tự đánh giá của đứa trẻ như một cá nhân và như một người chơi cờ vua là rất quan trọng. Chẳng hạn, trong tập luyện, đối thủ đã chơi một biến khai cuộc lạ lẫm và người chơi cờ trẻ tuổi nhanh chóng thua cuộc. Khi liên kết một khai cuộc xa lạ với một thất bại, có thể có sự không chắc chắn trước mỗi ván đấu: “Đột nhiên con lại không biết chơi như thế nào”. Trong trường hợp này, huấn luyện viên cần phải làm quen cho vận động viên với biến thế khai cuộc này (một số nước đi và kế hoạch) và học sinh bắt đầu chơi những khai cuộc không quen thuộc khác sau khi được giải thích về nguyên tắc trong khai cuộc. Ở lứa tuổi (5 – 7 tuổi) này, điều quan trọng hơn nhiều là người chơi cờ trẻ tuổi thiết lập được niềm tin trong ván cờ, rằng bạn ấy tin vào chiến thắng hơn là vào sự lựa chọn biến thế khai cuộc nào đó.

Huấn luyện cờ vua cho cuộc thi đấu đầu tiên nên bao gồm:

  1. Phát triển sự chú ý đến các mối đe dọa từ một nước cờ của đối phương.
  2. Quy trình tạo thói quen suy nghĩ và thực hiện nước đi để dẫn đến tự động hóa trong tương lai: sau khi đối thủ di chuyển cần phải ghi lại nước đi của anh ta, xem tại sao anh ta đi nước đó, dựa trên mối đe dọa và kế hoạch của mình, di chuyển nước đi của mình, bấm vào đồng hồ, ghi lại nước di chuyển của mình và … có thể xao lãng khi đối thủ đang suy nghĩ.
  3. Khả năng chơi bất kỳ biến thế khai cuộc nào.
  4. Quy tắc chung chơi ở trung cuộc: tấn công.
  5. Nguyên tắc cơ bản trong tàn cuộc: quân vua trở thành quân cờ chính, nó phải rời khỏi nơi trú ẩn và đi hướng tới trung tâm.

*Hành vi của cha mẹ với con cái giữa các ván đấu cờ vua

Một khía cạnh khác của hiệu suất thành công tại các cuộc thi là hành vi của cha mẹ với con cái giữa các ván đấu. Trong điều kiện hiện nay của các giải đấu cờ vua cho người chơi cờ cấp độ phong trào là trẻ em (5 đến 7 tuổi) phải chơi 2-3 ván một ngày. Tất nhiên, đây là lượng vận động rất lớn và điều cực kỳ quan trọng là phải phân phối sức lực một cách chính xác. Cha mẹ muốn con cái thành công thì giữa các ván đấu cần phải lắng nghe trẻ khi hỏi về diễn biến của ván cờ, bởi vì trẻ em rất dễ xúc động trong quá trình chơi. Và, để nhường chỗ cho những ấn tượng vào ván đấu mới, hãy chắc chắn tìm ra những cảm xúc về ván đấu trước đó. Điều rất quan trọng là lắng nghe mà không đánh giá đứa trẻ, để nó cảm thấy được ủng hộ bất kể kết quả như thế nào và sẵn sàng chơi tiếp. Các trò chơi vận động chỉ tốt khi diễn ra trong khoảng không gian rộng, thoáng  và thời gian nghỉ giữa các ván đấu lớn (từ 1 tiếng trở lên). Tốt hơn là vẽ, tô màu hoặc nghe đọc một cuốn sách quen thuộc (không bắt buộc phải có thông tin mới). Sẽ rất hữu ích khi chơi cùng  huấn luyện viên nếu huấn luyện viên là người không quá xúc động khi phân tích những sai lầm, dạy nhiều hơn là khen ngợi hoặc la mắng. Không khí hiệu quả nhất là làm việc không cảm xúc. Trò chơi trên máy tính hoặc điện thoại tốn rất nhiều năng lượng, đặc biệt là nếu đứa trẻ có cảm xúc và đồng cảm với các anh hùng, mặc dù các trò chơi logic giúp một số người bình tĩnh hơn hoặc tâm trạng tốt hơn nhờ các nhân vật vui vẻ. Cha mẹ nên biết tác động của trò chơi trên máy tính hay điện thoại di động cụ thể đối với con cái của họ và dựa trên điều này, chọn một trò chơi nào đó ít hại nhất hoặc cấm sử dụng các trò chơi điện tử trong khi thi đấu. Không nên cho trẻ ăn ngay trước ván đấu. Các nhà tâm – sinh lý học đã chỉ ra rằng cơ thể (hệ thần kinh trung ương) sẽ hoạt động chủ yếu vào quá trình tiêu hóa thức ăn, và các phần nhỏ còn lại đi vào hoạt động trí tuệ.

Kết luận

Nếu huấn luyện viên và phụ huynh muốn chuẩn bị cho VĐV cờ vua trẻ tham gia các cuộc thi đấu, thì họ nên chú ý đến:

  1. Mức độ trách nhiệm của trẻ và điều chỉnh nó.
  2. Chế độ trong ngày.
  3. Sự tự đánh giá của trẻ như một cá nhân và như một VĐV cờ vua.
  4. Huấn luyện kỹ thuật cờ vua, kỹ năng ghi chép biên bản ván cờ.
  5. Sử dụng thời gian giữa các ván đấu.

Tất nhiên, sau giải đấu, đứa trẻ phải có được những gì mà chúng đã được hứa trước cuộc thi. Sau khi hoàn thành xuất sắc giải đấu (tiêu chí thành công được xác định cho từng người chơi cờ), trẻ phải sẵn sàng tiếp tục các bài học.

 

 

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc