Skip to main content

Giải đáp thắc mắc của phụ huynh Cờ vua (03/22/2016)

Đăng ngày 22/03/2016 bởi Administrator

Quá trình giảng dạy tại Câu lạc bộ cờ vua (BchessClub), chúng tôi gặp những câu hỏi và hàng loạt thắc mắc của các bậc phụ huynh khi cho con em mình chơi cờ vua. Cụ thể hơn là các câu hỏi như sau: Có thể bắt đầu dạy cờ vua cho trẻ từ độ tuổi nào? Chơi cờ vua trên máy tính có lợi hay không? Thành công phụ thuộc vào điều gì? Và nhiều câu hỏi khác nữa.

Hôm nay trong mục “Bài giảng cho sinh viên Cờ vua Đại học TDTT TP.HCM”, chúng tôi đăng lên một số câu trả lời và lời khuyên cho các bậc phụ huynh từ Huấn luyện viên quốc tế, Giám đốc điều hành CLB cờ vua BchessClub. TS. Dương Thanh Bình.

co nguoi co vua

Câu hỏi: Từ độ tuổi nào có thể bắt đầu dạy cờ vua cho trẻ? (phụ huynh bé Khánh Hưng).

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Việc dạy cờ vua sẽ tùy thuộc cá nhân của từng trẻ. Trong lịch sử có không ít người tinh thông cờ vua từ rất sớm: 3-4 tuổi (ví dụ: Capablanca, Keres, Kasparov, Karpov, Alekhine, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Hou Yifan…). Như một quy luật tất yếu, những vđv trẻ tài năng như thế này về sau đều gặt hái được những thành công xuất sắc cả trong lĩnh vực cờ vua lẫn hoạt động sáng tạo. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, trẻ em từ 5-6 tuổi đã có thể làm việc với một chương trình đầy đủ.
Câu hỏi: Trẻ em trước khi đến trường cần có khả năng gì để bắt đầu chơi cờ vua? (phụ huynh bé Hoàng Quân)

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Để bắt đầu chơi cờ vua không yêu cầu bất kì một khả năng đặc biệt nào. Tất nhiên, nếu trẻ đã được học đọc và viết thì điều này sẽ làm tăng quá trình học cờ vua. Nhưng nếu việc giáo dục trẻ bắt đầu bằng  những kiến thức cờ vua cơ bản thì kĩ năng có được sẽ giúp bé nhanh chóng thông thạo tính toán, đọc và viết.)

bo me tre choi co vua tre choi co

Câu hỏi: Cần bao nhiêu năm chơi cờ vua để cờ vua trở thành niềm đam mê của trẻ? (phụ huynh bé Thành Trung)

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Kinh nghiệm của chúng tôi chỉ ra rằng huấn luyện đến mức độ vận động viên cấp IV sẽ tạo ra cho trẻ niềm đam mê và hiểu biết về cờ vua, hiểu biết về vẻ đẹp tư tưởng nhân loại.

Câu hỏi: Con trai tôi biết các nước cờ và luật chơi nhưng lại lẫn lộn chữ cái và con số, bé dùng 1 ngón tay chỉ vô bàn cờ để tìm kiếm tọa độ ô cờ mỗi khi ghi biên bản ván đấu. Xin hỏi việc làm đó của con tôi có cần thiết hay không? Theo tôi, nó ảnh hưởng tiêu cực đến ván cờ. (phụ huynh bé Đại Quang)

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Đây là một ý kiến sai lầm. Kiến thức về bàn cờ không phải là thứ vặt vãnh vô ích. Từ kỹ năng chính xác và định hướng rõ ràng trên bàn cờ phụ thuộc việc quan sát thế cờ. Trẻ em chậm chạp trong việc làm chủ được việc ghi chép nước cờ thì trong tương lai chúng không thể tránh khỏi các lỗi khi di chuyển cờ. Để có được thói quen như thế này một cách nhanh nhất, có thể khuyến khích nên chơi cờ cùng với việc viết biên bản trên bàn cờ không có chữ cái và số.)

 

Câu hỏi: Con trai tôi bắt đầu học cờ vua với một niềm đam mê lớn. nhưng chúng tôi nhận thấy rằng, niềm đam mê này mất dần. Làm thế nào để giải thích điều này? (phụ huynh bé Nam Hải)

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Đây là một hiện tượng tự nhiên. Niềm đam mê đầu đời của trẻ thường không xuất phát từ chính trò chơi mà là sự ảo tưởng nào đó, chẳng hạn như sự hiếu thắng. Thái độ rèn luyện kiên định đối với trò chơi được dựa trên sự hiểu biết về nét đẹp của cờ vua và thái độ này phải trường tồn với thời gian, bởi vì sự hiểu biết này cũng cần phải học hỏi.

Việc suy giảm niềm đam mê xảy ra do khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức mới. Nếu trước đây trẻ chưa bao giờ vượt qua khó khăn, bé sẽ sợ và giữ khoảng cách với nó. Hãy giúp trẻ hiểu rằng để vượt qua khó khăn cần sự sẵn sàng chấp nhận rằng trong bất kì môi trường sáng tạo nào cũng đều có khó khăn mà chúng ta cần làm quen.
Câu hỏi: Làm thế nào để dạy trẻ giải các bài tập cờ vua? (phụ huynh bé Nhật Hoàng)

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Hãy xếp bài tập trên bàn cờ và bắt đầu làm quen với các thế cờ. Hãy đọc kĩ điều kiện của bài tập. Trẻ cần cố gắng giải quyết các bài tập mà không di chuyển quân cờ. Kiểm tra đáp án chỉ khi nào có phương án giải quyết.

Nếu có sự nghi ngờ nào về tính đúng đắn của đáp án, rất có thể nó sai sót. Bạn sẽ biết được quyết định đúng đắn ngay thôi!

Câu hỏi: Phương pháp giảng dạy cờ vua cho trẻ cùng một lúc các kỹ năng: tính toán, đọc, viết, chữ cái… liệu có đúng đắn hay không? Với khối lượng môn học nhiều như vậy liệu có quá sức đối với trẻ hay không? (Phụ huynh bé Lan Anh)

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng trẻ mầm non có khả năng căng thẳng về mặt tinh thần nhiều hơn cả những gì mà bé phải tiếp thu. Sự kém phát triển khả năng của trẻ như thế này dẫn đến những khó khăn trong việc nắm vững chương trình giảng dạy sau này, do đó, dẫn đến suy giảm niềm đam mê đối với học tập.

Cờ vua là trò chơi rất hiếm khi có thể cùng một lúc vừa phát triển vừa giáo dục trong mối quan hệ sư phạm. Nó không giống như những môn học khác. Khả năng có thể dạy cờ vua cùng lúc với các môn học khác giúp nắm vững tài liệu đã học nhanh hơn và chất lượng hơn, còn việc thay đổi các môn theo định kì như thế này sẽ bổ sung năng lượng cho não bộ của bé.
Câu hỏi: Con tôi hoàn thành chương trình tiểu học. Chúng tôi đã cảnh báo trước rằng bé sẽ phải bắt đầu chương trình PTCS mới phức tạp hơn. Tôi lo ngại và muốn biết có thể kết hợp vừa chơi cờ vua vừa đến trường được hay không? (phụ huynh bé Mai Khanh)

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Mặc dù cờ vua chiếm nhiều thời gian trong cuộc sống của trẻ, nhưng điều này không bao giờ có ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập! Trong số những học sinh đã học cờ vua ở CLB BchessClub của chúng tôi, các em vẫn nhận huy chương vàng không phải là hiếm!

Các chương trình học hiện đại có lượng thông tin rất giàu to lớn. Việc sở hữu một trí nhớ “logic” cho phép VĐV đẳng cấp cao dễ dàng lưu giữ một lượng lớn thông tin không chỉ về cờ vua mà còn về các lĩnh vực khác trong trí nhớ.

Cờ vua dạy cho trẻ em tìm kiếm giải quyết vấn đề bằng con đường lựa chọn nhiều lần các phương án, phát triển khả năng tự chuyển giao kiến thức và kĩ năng xử lí trong các tình huống mới, hình thành khả năng khái quát tài liệu học tập, khả năng sử dụng các tài liệu tương tự.

Các VĐV dễ dàng tiếp thu và xử lý khái niệm đặc trưng và tiêu chuẩn một cách tự nhiên dựa trên lý thuyết về cờ vua. Thói quen này giúp trẻ học bất kì các bài học tốt hơn, trong đó có cả các môn học ở trường.
Câu hỏi: Khi học cờ vua, trẻ nhỏ làm quen với các khái niệm toán học phức tạp từ lúc bắt đầu học như: chia, nhân, phân số, yếu tố hình học. Theo chương trình học ở trường thì các khái niệm này được học trễ hơn… (Phụ huynh bé Huyền Anh)

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Vâng, đúng vậy. Trên thực tế các nguyên tắc học tập tiên tiến đều được áp dụng. Như một quy luật, trẻ em đã có làm quen sơ bộ về hoạt động số học ở các lớp cờ vua, nhiều khái niệm đã được hình thành ở các em, những đứa trẻ này tự tin đã trừu tượng hóa chúng. Cờ vua giúp mở rộng phạm vi học tập ở trường và vượt lên phương pháp phát triển truyền thống.
Câu hỏi: Con trai tôi chơi cờ vua trên máy tính. Điều này có lợi hay không? (Phụ huynh bé Minh Toàn)

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Làm việc với máy tính là một trong những thành phần giáo dục hiện đại. Vai trò của nó phát triển cùng với sự tăng lên của đẳng cấp người chơi.

Đối với trẻ nhỏ đây là cách thức giao tiếp linh động quan trọng, nó dạy trẻ cách chống lại áp lực tâm lý của địch thủ, tự thân vận động, đưa ra quyết định giải vây một cách tự nhiên khi không có khả năng làm chủ trước nước cờ. Trẻ em không chơi máy tính thì có lợi hơn trong việc phân tích thế cờ cụ thể.

Bạn cần phải theo dõi thời gian mà trẻ ngồi trước màn hình cùng với việc có những khuyến nghị y tế cho trẻ ở độ tuổi này và loại màn hình vi tính mà trẻ sử dụng.
Câu hỏi: Con trai tôi đạt trình độ tương đương VĐV cấp IV. Đạt đẳng cấp nào và trong giai đoạn bao lâu thì có thể coi là thành công? (Phụ huynh bé Hoàng Long)

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Bất kì trẻ luyện tập cờ vua từ 5 đến 7 năm với điều kiện tham gia đầy đủ các buổi học và hoàn thành các buổi học từ 5 -7 năm  thì ít nhất sẽ trở thành kỳ thủ đẳng cấp I. Điều này nghĩa là trẻ nhận được một nền giáo dục bổ sung cho phép trẻ tự học. Vì vậy, trình độ chuyên môn đẳng cấp I- có thể coi là thành công mà không phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ.

choi co tren may tinh

Câu hỏi: Thành công trong môn cờ vua phụ thuộc vào điều gì? (phụ huynh bé Linh Đan)

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Giải thích điều này theo góc độ tâm lí học thì thành công của trẻ phụ thuộc vào các điều kiện được sắp xếp trình tự sau:

Đối với bé trai: năng khiếu, thái độ phụ huynh, nhân cách huấn luyện viên.

Đối với bé gái: nhân cách huấn luyện viên, thái độ phụ huynh, năng khiếu.

Tốc độ lĩnh hội kiến thức cũng phụ thuộc vào đặc điểm độ tuổi của trẻ, sức khỏe và tính cách trẻ.

Vai trò của phụ huynh trong việc đạt được thành công rất to lớn, chủ yếu là ủng hộ về mặt tinh thần. Những quan tâm thái quá đối với trẻ có thể dẫn hậu quả xấu, thậm chí là sự thất bại trong thành tích cờ vua.

Câu hỏi: Trẻ em chơi cờ vua thường bị thua trận. Tôi lo rằng, điều đó sẽ có hại đến sức khỏe về mặt tâm lý của trẻ… (phụ huynh bé Ngọc Nam)

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Ngay cả khi bố mẹ được hướng dẫn để trẻ giải các bài tập cờ vua (không liên quan đến thành tích thể thao). Thì 100% phụ huynh đều đưa ra tiêu chí đánh giá là con mình giải được bao nhiêu bài tập đúng.

Trong thi đấu của các kỳ thủ nhí thì kết quả ván đấu luôn luôn liên quan đến “những cái ngáp dài”. Điều này sẽ tiếp diễn theo từng lứa tuổi và chỉ khi khả năng tập trung cao hơn, chuyên môn cao hơn họ mới giảm cái gọi là “sự thất bại”.

Vấn đề đè nặng đối với trẻ không tồn tại ở chiến thắng mà là phản ứng của bố mẹ. Trong câu hỏi: “Sao hả, lại thua nữa à?” trẻ nghe thấy nỗi đau chân thực của cha mẹ và cảm thấy bản thân là nguồn gốc của sự bất hạnh. Điều này là một gánh nặng khó chịu đối với trẻ.

Hãy cố gắng tập trung vào chất lượng của trò chơi mà không phải là kết quả của ván cờ. Sau đó, các kết quả sẽ được cải thiện và các con bạn sẽ bình tĩnh hơn để vượt qua thất bại, và sức khỏe của bé sẽ không bị cái gì đe dọa.

 

Câu hỏi: Con tôi khi bị thua trận thường rất khó chịu. Trong trường hợp này tôi nên xử sự như thế nào mới đúng? (Phụ huynh bé Xuân Trường)

Trả lời của HLV Dương Thanh Bình: Hãy ủng hộ trẻ về khát khao và niềm tin vào chiến thắng. Thái độ đúng đắn đối với điều này cần như sau: hôm nay con không có được thế cờ tốt, và con không đủ kiến thức nên con thua, nhưng lần sau con nhất định sẽ chiến thắng.

Hãy giải thích cho bé rằng: để chiến thắng con phải học hỏi và chịu đựng sự thất bại; để chiến thắng thường xuyên hơn, con cần kiến thức, kỹ năng, tinh thần chiến đấu. Những kinh nghiệm của trẻ chỉ ra được những phẩm chất nào mà cậu ấy cần có. Còn kiến thức là vấn đề thời gian và công sức.

Hãy cố gắng đừng hỏi ngay cậu ấy về kết quả, mà hãy bàn về chất lượng của trận đấu, có bao nhiêu trận hòa, có cái ngáp nào sâu không…

Nếu bạn đang thi đấu với con bạn, hãy dành chiến thắng chỉ sau “một trận đấu cứng rắn”. Nếu bạn mạnh hơn hẳn con bạn thì hãy đưa ra hình thức “chấp” nào đó, nhưng cần chống lại cậu ấy bằng tất cả sức mạnh của bạn.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc