Skip to main content

ĐỘNG CƠ VÀ ĐỘNG LỰC – MOTIVE VERSUS MOTIVATION (09/06/2021)

Đăng ngày 06/09/2021 bởi Administrator

Tình cờ nghĩ về 2 khái niệm trên – Động cơ và Động lực, cảm thấy có vài ý để chia sẻ và chắc rằng tôi và các bạn đôi lúc cũng có thể đặt câu hỏi về sự khác biệt, hay nói đúng hơn, dễ có sự nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này khi vận dụng hay “tranh luận”…

motiveĐầu tiên, chúng ta nên hiểu qua một chút về định nghĩa của cả hai. Thật ra, nếu sử dụng tự điển cả Anh lẫn Việt để diễn giải, e rằng, “rối càng thêm rối”, nên tôi sử dụng các phân tích của nhiều người cũng như bản thân để làm dễ hiểu hơn. Có thể gọi 1. Động cơ là Lý do tại sao (Why) chúng ta muốn làm một việc nào đó, còn Động lực nằm ngoài cả Lý do mà bạn muốn làm – Nói cách khác Động cơ là Start with Why, còn Động lực là Beyond the Why., cũng chính vì lẽ này, Động cơ là Cụ thể – Specific, còn Động lực là Tổng quát – General (khó hình dung, không thể cảm nhận ngay) 2. Động cơ là cần đến sức mạnh, năng lượng hay tác động ngoại vi – External Power/Energy trong khi Động lực tồn tại từ bên trong, do sức mạnh hay năng lượng nội tại tạo ra mà không cần đến yếu tố ngoại vi. 3. Động cơ là ngắn hạn – Short-term còn Động lực là lâu dài – Long-term. 4. Nếu Động cơ là “Thích/Muốn” – Like/Want thì Động lực là Đam mê/Nên – Desire/Should. 5. Sau cùng, nếu Động cơ là Tôi – I thì Động lực là Chúng ta – We.

Tiếp theo, nhiều người trong chúng ta thường nghĩ cứ hễ nói đến Động cơ thì nó mang nghĩa Tiêu cực – Negative, còn Động lực thì hiển nhiên là Tích cực – Positive. Trên thực tế thì không hẳn vậy, Động cơ và Động lực cũng có 2 mặt của nó, cả tốt lẫn xấu, quan trọng là nếu xem định nghĩa của Động cơ là Lý do – Start with Why thì chắn chắn nó cũng có cả lý do tốt lẫn lý do không tốt, và Động lực vì nương theo cái lý do từ động cơ nên cũng sẽ có cái tốt cái xấu tương thích. Nói cách khác, không có Động cơ thì không có Động lực, và ngược lại. Bây giờ, chúng ta cùng xem qua các ví dụ bên dưới để hiểu rõ hơn.

  1. Ai cũng muốn đi làm để kiếm tiền, lo cho cuộc sống – Động cơ, nhưng trong công việc, có toàn tâm toàn ý, làm tốt nhất trong khả năng của mình, và thậm chí ngoài khả năng – Động lực – là một việc hoàn toàn khác. Chúng ta đi làm, rất cần được Sếp khen (Động cơ) nhưng có tự tạo động lực để công việc mang lại kết quả tốt hơn và tốt nhất không thì hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh nội tại của người đó.
  2. Bạn là một người thầy/cô? Động cơ của bạn là gì: mưu sinh, được sinh viên ngưỡng mộ, được trường khen, được truyền đạt cho người khác, hay để mang lại kiến thức tốt nhất cho sinh viên? Tất cả sẽ được thể hiện qua bài giảng của bạn và đó là động lực được thể hiện trong bài giảng của bạn.
  3. Bạn muốn kinh doanh – Động cơ, và làm sau để có tiền thật nhanh mà không cần phải bỏ nhiều công sức thì điều đó sẽ dẫn dắt toàn bộ phương pháp kinh doanh của bạn sau đó.
  4. Bạn thấy một bài viết, một status trên facebook, bạn nhất nút like hay dislike – đó là động cơ, nhưng bạn đọc kỹ nó, nghiền ngẫm, biết cái gì cần phản hồi, và cái gì không cần – đó là động lực.
  5. Chúng ta hô hào, kêu gọi làm từ thiện, vì lý do gì – động cơ, nhưng những hành động tốt âm thầm, không cần kêu gọi, lôi kéo – động lực, đó mới là “từ” và “thiện”.
  6. Trong bất kỳ một mối quan hệ nào, chúng ta đểu có xuất phát từ một động cơ – có thể có cả tốt lẫn xấu. Một động cơ tốt, không đảm bảo sẽ duy trì một mối quan hệ lâu dài vì không có hay không đủ động lực, nhưng một động cơ xấu, chắc chắn sẽ giết chết mối quan hệ đó. Một mối quan hệ chỉ bền vững, như một ly nước – Động cơ, cần phải có nước – Động lực, và nguồn nước đó phải được chăm chút, bảo quản. Ngày nào ly nước cạn kiệt, ngày đó, mối quan hệ đó sẽ tự động kết thúc. Chúng ta dễ dàng làm một việc cho để được thích hay vì thích (thấy và nói rất dễ dàng) – Động cơ, nhưng để được nhớ, và nhớ (âm thầm hay lặng lẽ) – Động lực, thì đòi hỏi cả một sự hy sinh, và không cần chữ WHY. Đơn giản, đó không phải là “Tôi muốn…”, và “Chúng ta nên…”.
  7. Khi chúng ta Thích và Muốn làm gì, kết quả có thể ngắn hạn, mang lại giá trị trước mắt, nhưng khi đam mê, kết quả lẫn giá trị đều bền vững.

Có một tác giả đã ví như sau: Động cơ là chiếc máy bay, và Động lực là nhiên liệu. Chiếc máy bay không thể bay, nếu không có đủ nhiên liệu cần thiết. Về phần nhận xét của tôi, chúng ta không nhớ đến cái đèn vì vị trí hay kiểu dáng của nó – Động cơ, mà là ánh sáng – Động lực mà nó phát ra. Chúng ta có thể không thể duy trì một ngọn nến bằng cách bỏ nó vào trong góc tủ, mà nó chỉ hữu ích khi chúng ta thắp sáng nó. Khi thắp sáng nó, nó sẽ tàn, nhưng điều chúng ta vẫn nhớ, đó chính là ánh lửa mà ngọn nến đó mang lại.

motivationSau cùng, chúng ta có quyền làm bất kỳ điều gì, xuất phát từ bất kỳ động cơ nào. Bất kỳ ai cũng có thể ảnh hưởng, tác động, và làm “nguồn cảm hứng” để chúng ta làm một việc gì đó: công việc, quan hệ gia đình, xã hội, nhưng nếu không tự tạo cho mình một sức mạnh nội tại mạnh mẽ để làm tốt bất kỳ điều gì bạn đang cần làm, và tạo ra giá trị cho bản thân thì đó chỉ mãi sẽ là chiếc máy bay không bao giờ có nhiên liệu để cất cánh và thăng hoa…

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc