Skip to main content

Đọc sách cờ vua hay giúp bạn: “Secrets of attacking chess” cuốn 4 (09/21/2021)

Đăng ngày 21/09/2021 bởi Administrator

Việc vẽ nên bức tranh toàn cảnh Secrets of attacking chess (tạm dịch: Bí quyết tấn công trong cờ vua: hiểu được tấn công khi nào, ở đâu và bằng cách nào, Gambit 2005) của Mihail Marin còn khó hơn gấp bội.

Mihail Marin là đại kiện tướng mạnh, một nhà nghiên cứu tài ba và đặc biệt là một người rất yêu mến cờ vua. Cuốn sách là một tuyệt phẩm, được viết ra với sự cảm thông sâu sắc. Nhiệt huyết của Marin đối với cái đẹp, sự sâu xa và tính logic của cờ vua truyền cảm hứng.

Ở cùng thời, không có cuốn sách nào cung cấp cho huấn luyện viên những ví dụ rõ ràng để phục vụ cho bài dạy của họ. Marin chỉ xem xét chưa tới 30 ván đấu, nhưng chắc chắn chúng đem lại cho người đọc cảm giác thỏa mãn khi mà sự thật đã hoàn toàn được tỏ lộ.

Dựa trên chiều sâu trong phân tích và những phức tạp mà Marin chỉ ra, tôi có thể nói rằng đối tượng độc giả của ông là những người chơi trình độ cao. Những người muốn dành chút thời gian nghiêm túc cho cuốn sách này sẽ tận dụng được rất nhiều. Những VĐV ham muốn cải thiện mình sẽ cố gắng hết sức để tiếp thu bài viết của Marin và tự làm bài phân tích của mình về thế cờ, sau đó đem so sánh với nỗ lực của Marin.

Chương đầu tiên của Marin dành cho logic trong cờ vua. Marin đã lựa chọn Efim Geller làm kiểu mẫu cho chủ đề này. Tôi chỉ có thể thuật lại một phần bình luận của Marin về ván đấu tuyệt vời tiếp theo, vì ông đã dành khoảng 9 trang cho ván đấu Geller-Velimirovic, với mục đích chỉnh sửa những phân tích trước đó của Zaitsev và Geller.

Geller-Velimirovic

Havana 1971

1.f3 f6 2.d4 g6 3.c4 g7 4.g3 0-0 5.h2 d5 6.0-0 c5 7.c3 c6 8.d5 a5 9.d2 e5 10.e4 g4?! 11.b3 f5 12.exf5 e4?! 13.f6! xf6

Hình 1

Để không bị đen bắt lại quân, trắng nên chơi ♘dxe4.

Trắng nên làm gì bây giờ? Đường chéo đen dài nhất trông có vẻ hơi yếu và 14.♗b2 có lẽ là lựa chọn phổ biến nhất. Đen sẽ làm gì để bảo vệ tốt e của mình? Thực ra anh ta không cần làm điều đó; anh ta có thể chơi 14…e3!. Sau 15…fxe3 ♘g4 đen đã bố trí để thay đổi tính chất thế cờ theo hướng có lợi.

Liệu những điều trên có chứng tỏ rằng đen đã xử lý được vấn đề khai cuộc của mình không?

14.dxe4!!

Không! Với nước đi tuyệt vời này, Geller đã khai thác triệt để lợi thế từ sai lầm trong chiến lược của đen ở giai đoạn khai cuộc của ván đấu. Kết quả tất yếu là biến thế bó buộc đã xảy ra, những quân đã rời vị trí ban đầu của đen sẽ biến mất khỏi bàn cờ, đặc biệt là sự vô vọng của mã tại a5. Mọi thứ nghe có vẻ rất hợp lý, xong mặt khác, trắng cần điều một số lượng quân đáng kể.

14…xe4 15.xe4 xa1 16.g5 f6 17.xf6+ xf6 18.a1 f7

Khi đen gần như dâng hẳn xe lên, Marin giải thích rằng Geller chắc chắn đã nhìn thấy trước nước đi tiếp theo.

Hình 2 

19.e1!! b8?!

Nước đi này làm nhẹ nhiệm vụ mà Marin đã chỉ ra đối với trắng. Sau một trang phân tích về 19…h6, Marin kết luận rằng nó chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn cho đen. Rồi anh ta tiếp tục:

“Một năm sau ván đấu, Igor Zaitsev đã nghiên cứu ván đấu qua một bài phân tích triệt để và đã tìm ra một cách phòng thủ tốt hơn cho đen là 19…♕h8!?. Ý tưởng đằng sau nước đi này rất khó tìm ra. Tôi đoán đen tin cậy vào thực tế rằng trong một số phương án, ghim trên đường chéo dài nhất thì yếu hơn trên đường chéo h5-d8.”

Sau đó Marin chỉ ra rằng kết luận của Zaitsev cho rằng trắng chỉ có thể đạt kết quả hòa bằng 20.♕c3 là chính xác. Phương án chính diễn tiến như sau: 20.♕c3 b6 21.♖e6 ♖xe6! 22.dxe6+ ♗xe6 23.♕f3+ ♗f5 24.♕d5+ ♗e6 25.♕f3+ ♗f5. Zaitsev và Geller đã kết luận rằng 20.♖e3 chỉ đơn thuần đem lại lợi thế cho đen. Nên ở đây dường như chúng ta đã đạt đến một thứ gì đó mâu thuẫn. Vì làm sao đen có thể phạm sai lầm ở những nước đi thứ 10 và 12 của mình, trong khi những gì trắng có thể làm là giành kết quả hòa bằng cách chiếu liên tục sau khi thực hiện cuộc tấn công xuất sắc.

Ở đây chúng ta thấy nhà lý luận đã làm việc, Marin muốn thuyết phục độc giả của mình là hoàn toàn có thể đạt tới toàn bộ chân lý. Cuối cùng Marin kết luận rằng ông ta không thể đồng ý với những đánh giá của Geller và Zaitsev. Marin đã đi sâu hơn vào một trong số những phương án chính của họ để chỉ ra rằng trắng có thể giữ lợi thế trong khoảng thời gian dài. Phương án xác đáng là: 20.♖e3 h6 21.♗xf6 ♕xf6 22.♖f3 ♗f5 23.♕xf6+ (sau 23.♕e1 ♖e8 24.♕xa5 ♕a1+ Zaitsev đã kết luận đen tốt hơn, nhưng Marin lại chỉ ra một nước chiếu vĩnh viễn bằng: 25.♗f1 ♖e1 26.♕c7+ ♔g8 27.♕b8+ ♔g7 28.♕c7+ – chứ không phải là 28.♔xb7+? ♔f6!) 23…♔xf6 24.g4 ♖e8. Ở đây Zaitsev đã viết ghi chú rằng đen đang có lợi thế. Marin tiếp tục tàn cuộc này bằng 25.♔f1! a6 (25…h5 bị loại bỏ sau nửa trang phân tích) 26.gxf5 gxf5 (26…g5 không thể dẫn đến 27.♖h3 ♔g7 28.f6+ ♔g6 29.♗f3) 27.♖h3 ♔g7 28.♖g3+ ♔f6 để đáp trả:

“Liệu có cách nào để trắng gia tăng sức ép hiện tại của mình không? Có, đó là 29.h4!.

Hình 3 

Với quân mã tạm thời nằm ngoài chiến trường, những kế hoạch tương đối như tiến tốt tới h5 và sau đó là ♖g6+ cũng đủ để tăng rắc rối cho đen.”

Và bây giờ thậm chí Marin còn tiếp tục bài phân tích của mình với một số phương án mẫu. Tôi đã chỉ ra chiều sâu trong cách tiếp cận của Marin và bây giờ tôi sẽ tiếp tục ván đấu bằng một số chú giải ngắn gọn.

20.♖e3! b6 21.♖f3 ♗f5 22.g4 ♕h8 23.♗xf6! 23.♗h3 bị đáp trả bởi 23…♖g8!. 23…♕xf6 24.♕xf6+ ♔xf6 25.♖gxf5 gxf5 26.♖e3 ♘b7 27. ♖e6+ ♔f7 28.♗f3! ♖g8+ 29.♔f1 ♔f8 29…♖g5 đối mặt với 30.h4. 30.♗h5 ♖g5 31.♖e8+ ♔g7 32.♖e7+ ♔h6 33.♖xb7 ♖xh5 24.♖xa7 ♖xh2 35.♖d7 ♔g5 36.♖xd6 ♔f4 37.♔e2 b5 38.cxb5 ♔e5 39.♖d7 ♖h4 40.a3 Marin trích dẫn lời của Geller, ông thấy rằng 40.b6 ♖b4 41.b7 h5 42.a4 h4 43.a5 h3 44.a6 h2 45.♖h7 thì chính xác hơn về mặt kĩ thuật. 40…h3 41.f3 d42.b6 h2+ 45.e1 h1+ 46.f2 h2+ 43.e1 h1+ 44.f2 h2+ 45.e1 h1+ 46.f2 h2+ 47.g3 b2 48.b7 xb3 49.a4 c4 50.a5 c3 51.a6 b8 52. c7 1-0

Chương viết về chiều hướng logic của ván đấu cờ vua được theo sau với khuôn mẫu cụ thể có thể thực hiện một cuộc tấn công khả thi (Bí quyết tấn công trong cờ vua, tr. 7). Những chương này được đặt tên là: Những giai đoạn cơ bản của kế hoạch tổng quát, Chơi trên hai cánh và Ưu thế phát triển. Ba chương cuối cùng này của cuốn sách có thể được gọi là các bài viết thuộc những chủ đề đặc biệt (với chút liên quan đến chủ đề tấn công trong cờ vua) ở một thời kì đặc biệt. Chủ đề trong thế kỉ 19 của Marin là sự so sánh giữa Adolf Anderssen và Paul Morphy, ông đã nghiên cứu giống như đã làm với ba ván đấu của họ tại Paris năm 1858. Ở đây Marin không sợ mâu thuẫn với những luật lệ về tôn trọng điểm mạnh và điểm yếu của người chơi. Theo Marin, cảm giác thế cờ của Anderssen là tốt hơn đáng kể so với Morphy (tr.150), điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm được chấp nhận cho rằng Anderssen chỉ là một nhà chiến thuật tài ba và Morphy là một thiên tài về thế trận.

Marin đã đặt tên cho chương tiếp theo là ‘Nghịch lý thế kỉ’, dường như ông đã lạc đề. Ở đây ông phân tích 4 ván đấu giữa người chơi tấn công giỏi nhất (Tal) và người chơi phòng thủ giỏi nhất (Kortchnoi). Tal đã chịu nhiều tai tiếng giữa những năm tháng đỉnh cao của mình vì có nhiều vấn đề nghiêm trọng khi đối đầu Kortchnoi. Trong tuyển tập của Marin, người chơi phòng thủ ghi điểm ba lần, trong khi người chơi tấn công chỉ thắng ván đấu cuối (Marin đưa ra một số lý giải về vấn đề tâm lý cho điều này).

Chúng ta cùng xem xét ván đấu tiếp sau đây – một lần nữa tôi chỉ có thể trích dẫn một phần bình luận của Marin:

Tal-Kortchnoi

Curacao Candidates 1962

1.e4 e5 2.f3 c6 3.b5 a6 4.a4 f6 5.0-0 xe4 6.d4 b5 7.b3 d5 8.dxe5 e6 9.c3 e7 10.e3 0-0 11.bd2 d7 12.d4?

Có lẽ Tal đã hy vọng sau khi bắt tốt, các quân cờ của đen sẽ bị lộ ra ở khu vực trung tâm, nên đã cố gắng để tấn công dựa vào f4-f5-f6. Tuy nhiên ông đã thất bại trong việc xem xét mọi mánh khóe chiến thuật.

12…xd2! 13.xd2 xe5 14.f4

Dựa vào kinh nghiệm từ lần đối đầu trước đó với Kortchnoi, Tal đã tránh phương án 14.♗c2 ♘c4 15.♕d3 g6 16.♗h6 ♘xb2, khi trắng đang gặp vấn đề vì cánh hậu của ông đã bị tàn phá và thiệt hại đáng kể. Ông có thể xây nên một thế cờ chủ động bằng 17.♕g3 ♖fe8 18.♖ae1 ♗f6 19.f4, khi mọi quân cờ của ông đã được đặt ở vị trí tối ưu. Tuy nhiên 19…♕d6! ghim tốt f và thoát khỏi mọi đe dọa…

14…c4

Giành tempo mang tính quyết định. Ở đây chúng ta thấy những hạn chế của việc bắt quân bằng hậu tại d2.

15.xc4

Rõ ràng là bị ép buộc. Sau 15.♕f2 ♘xe3 16.♕xe3 c5

15…dxc4 16.f5 d5 17.f6!? xf6 18.xf6 18.f5 h8! 19.ad1 c6 20.d4 xd4+ 21.xd4 a7.

18…gxf6 19. g5!?

Hình 4 

Tôi kết luận rằng vì lợi ích của nước đi ngoạn mục này mà Tal đã lựa chọn thí rất nhiều quân. Điều gì đã thực sự biến ông thành người độc nhất trong lịch sử cờ vua, thông thường ông đưa ra lựa chọn dưới áp lực của cảm giác nghệ thuật hơn là dựa trên nền tảng của hiện thực khách quan trên bàn cờ.

Rất tò mò là thế cờ này đã được thấy ở trong thực tiễn. Ván đấu đó đã diễn ra với 19.♗h6 ♖fe8 20.h3 ♕d6 21.♖f1 ♖e4 22.♘f5 ♕e5 và ưu thế quân số của đen được chứng tỏ là mang tính quyết định trong ván đấu Enevoldsen-Unzicker, Oldenburg 1949. Tôi không biết liệu Tal đã từng thấy ván đấu đấy chưa, nhưng rõ ràng là ông đã hiểu rằng theo quy tắc thì một dòng chảy chậm rãi của các sự kiện như vậy không cho ông bất kì cơ hội nào và ông đã hy vọng rằng nước đi này sẽ cho ông tốc độ tấn công cần thiết.

19…g4!

Một nước đi tuyệt vời mang tính quyết định, có thể được Tal nhìn thấy trước. Bây giờ Marin tiếp tục chứng tỏ tại sao 19…fxg5? lại thất bại (20.♕xg5+ ♔h8 21.♕f6+ ♔g8 22. ♘f5) và tại sao 19…♕d6 lại có thể chơi được.

Tôi nghĩ rằng ván đấu đó có thể dễ dàng được đề cao trong cuốn sách về phòng thủ (nhấn mạnh sự phòng thủ chủ động của đen với 19…♕g4! Và 20…c5!), nhưng đâu đó lại xung đột với cuốn sách về tấn công. Là một người chơi tấn công giỏi bạn cũng cần biết về phòng thủ và hiển nhiên tôi không thể trình bày đầy đủ luận điểm của Marin ở đây được, tuy nhiên nó vẫn rất đáng lưu ý.

Phần còn lại của ván đấu được ghi chú ngắn gọn như sau:

20.♗xf6 c5! 21.♘c2 không phải 21.♘xb5? ♗xg2. 21…♕g6 trình tự nước đi sau đây thậm chí còn tốt hơn 21…♗e4 22.♖f1 ♕g6 Nước đi tốt là 22.♗e7 ♗e4! (22…♖fe8? 23.♕xd5 ♕xc2 24.♖f1 ♕g6) 23.♗xf8 ♖xf8 24. ♘e1  (24. ♘e3 f5) 24…♖e8 với lợi thế rõ ràng. 22…♗e4 23.♘e3 ♖ae8 24.h3 hoặc 24.♖f4 h5 25.♘g4 h5 26.♘e5  ♕g3 27.♕f2 ♕xf2+ 28.♖xf2 ♖fe8 29.♘d7 ♗c6 30.♘xc5 ♖e1+ 31.♖f1 ♖8e2 32.♖xe1 ♖xe1+ 33.♔f2 ♖b1 34.b4 cxb3 35.axb3 a5 0-1

Trong chương cuối của mình, Marin đã bàn luận về khả năng ảnh hưởng tiêu cực của phần mềm máy tính hỗ trợ phân tích. Ông bàn luận về một ván đấu từ cuốn My Great Predecessors (Tạm dịch: Các tiền bối vĩ đại của tôi) để chỉ ra rằng Kasparov đã mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng về mặt phân tích dưới tác động của máy tính: Một trong những người chơi tấn công vĩ đại nhất…đã phạm sai lầm vì máy tính của mình.’ (Bí quyết tấn công trong cờ vua, tr. 182).

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc