Skip to main content

Đọc sách cờ vua hay giúp bạn! Cuốn 1 (09/15/2021)

Đăng ngày 15/09/2021 bởi Administrator

Jonathan Rowson với cuốn sách Chess for Zebras: Suy nghĩ khác biệt về đen và trắng (Gambit 2005)

Cuốn Chess for Zebras của Jonathan Rowson là cuốn sách quan trọng về tri nhận về tri nhận (cognitio có nghĩa là nhận thức và cogitatio có nghĩa là tư duy, suy nghĩ…) đối với câu hỏi: Làm sao để cải thiện khả năng?. Vậy nên nó là công cụ không thể thiếu đối với huấn luyện viên cờ vua tham vọng. Tuy nhiên, nó không phải là cuốn sách giáo khoa về kĩ thuật cờ vua chuyên dụng làm sẵn cho bài dạy của riêng bạn về hai màu sắc đối nghịch của các quân tượng, cô lập tốt hay tàn cuộc tốt. Nếu bạn muốn thì nó là tài liệu chính về huấn luyện cờ vua.

Đối với những người đã đọc The seven dadly chess sins (tạm dịch: Những lỗi chết người trong cờ vua) (Gambit 2000) của Rowson, thì đó là điều chẳng đáng ngạc nhiên.

Trong tác phẩm trước, đại kiện tướng người Scotland đã chỉ ra sự hiểu biết sâu sắc của mình về tâm lý nghịch cảnh đối với những câu trả lời dễ dàng, học vấn uyên bác và sự tiếp cận triết học phức tạp. Nếu bạn đã mua cuốn The seven deadly chess sins và hài lòng về nó, và nếu chủ đề cải thiện cờ vua (cho bạn hay cho học trò của bạn) phù hợp với bạn, thì bạn hoàn toàn có thể mua Chess for Zebras. Tuy nhiên, đối với những người thấy cuốn The seven deadly chess sins khó đọc, hãy cẩn thận vì Chess for Zebras được viết với phong cách tương tự. Chẳng hạn Chess for Zebras bắt đầu bằng 2 trang trình bày về bài hát “There is a hole in my bucket” (tạm dịch: Có lỗ hổng trong cái xô của tôi) được Rowson chuyển thể vào cách dùng riêng của mình để giải thích đôi chút về sự phức tạp của quá trình học.) Tôi thấy hứng thú với đoạn này, với câu nói của Rowson: “sự tiến bộ bắt đầu từ rìa trạng thái thoải mái của bạn” (trang 14)!

Đâu đó trong cuốn sách này, huấn luyện viên nổi tiếng nhất thế giới đã trích dẫn câu nói của Rowson để bàn luận về ý kiến riêng của mình về vai trò của huấn luyện viên và các phương pháp huấn luyện (xem chương của Dvoretsky với tiêu đề “Những suy nghĩ gây nhiều tranh cãi về vấn đề hoàn thiện, vai trò của sự chuẩn bị cho khai cuộc, và cách phát triển cờ vua”).

Sau đây tôi cũng sẽ tập trung vào những khía cạnh này của cuốn sách Chess for Zebras, phải nói rằng Rowson không chỉ dừng lại ở những điều này, chẳng hạn, ông cũng giải thích ý tưởng của Suba và Adorjan về vấn đề tại sao chơi quân đen lại tốt (trái với việc chơi quân  trắng, khi bạn có thể thấy mình trong thế Zugzwang).

Câu trả lời truyền thống cho câu hỏi ‘Làm sao để thăng tiến trong cờ vua?’ là mọi thứ bạn cần để làm điều đó, đó là dành nhiều thời gian và công sức hơn cho cờ vua và bạn sẽ tiến bộ đáng kể. Điều này có thể sẽ đúng ở giai đoạn đầu, nhưng với kinh nghiệm huấn luyện của mình, Rowson cho biết: sau khi chỉ số của bạn cố định ở một trình độ nào đó thì bạn khó có thể thay đổi thực sự trình độ đó, bất kể công sức mà bạn đã bỏ ra cho nó. Tuy nhiên, tôi nghĩ vẫn có thể cải thiện bằng một kiểu nỗ lực khác… Ý tưởng chủ đạo là người chơi nên tập trung vào phát triển khả năng của mình thay vì kiến thức. Có nghĩa nên được tập trung nhiều hơn vào huấn luyện và thực hành cờ vua thay vì học tập, nhờ đó bạn mới ép mình phải tư duy.’ (Chess for Zebras tr. 13)

Rowson cũng trích dẫn câu nói của Nigel Davies nhấn mạnh rằng: “Những người chơi đang tìm cách để cải thiện khả năng… cần tập trung vào phát triển kĩ năng chứ không phải là nâng cao kiến thức” (tr. 25). Có nghĩa là nếu bạn muốn cải thiện kết quả cờ vua của bản thân, bạn không cần nâng cao kiến thức của mình mà kĩ năng chơi cờ vua mới là điều quan trọng. Học sinh trên khắp thế giới sẽ được lợi nếu được các huấn luyện viên thúc đẩy chơi tiếp các thế trận với nhau hay với huấn luyện viên. Với cách tiếp cận như vậy, vai trò của huấn luyện viên từ chỗ là giáo viên truyền thống truyền đạt kiến thức chuyển thành huấn luyện viên, người dẫn dắt và làm chủ quá trình đào tạo. Như Rowson nói: “Chức năng chính của huấn luyện viên cờ vua là dẫn dắt việc huấn luyện cho học trò của mình, đúng hơn là trực tiếp dạy học cho họ. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho học trò của mình là lựa chọn những thế trận hay cho họ và lý giải tỉ mỉ cho họ, rồi bạn sẽ thấy học trò của bạn đang thiếu những gì.” (Chess for Zebras, tr.66)

Rowson minh họa cho điểm này bằng ví dụ từ kinh nghiệm huấn luyện của mình, dưới bàn tay của Arthur Yusupov. Thật vậy, “học hành thật sự thường là một quá trình đau đớn” (tr. 17) – xem cả chương Anique de Bruin về huấn luyện có mục đích và lý thuyết về thực hành có chủ ý. Việc đào tạo được bao chứa gần như hoàn toàn trong việc Rowson xử lý và chơi cẩn thận các thế cờ được lựa chọn trước Yusupov. Ông đã có khoảng thời gian khó khăn, nhưng đã tận dụng rất tốt sau đó.

Khoảng ba tuần sau đó, Rowson đã tham dự giải Thế giới mở rộng (World Open):

Hình 1 

Jonathan Rowson-Alex Yermolinsky

Philadelphia World Open 2002

Ở đây tôi phải quyết định liệu bắt tốt a7 có an toàn không? Vì trải nghiệm không hài lòng khi làm việc với Yusupov, đặc biệt là đối với những tình thế mà tôi phải sớm dừng những tính toán của mình cho một nước đi lại, điều đó vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi. Nên tôi đã bắt đầu quan sát từng nước đi cho tới khi thấy một chi tiết tinh tế ở điểm cuối của phương án chính:

19.xa7 c2?!

19…♖c8 khiến đen phải tốn nhiều công sức để có được phần thưởng xứng đáng, nhưng điều đó vẫn tốt hơn tính liên tục của ván đấu.

20.d2 c1+ 21.h2 g5

Tôi đã thấy trước nước đi này, nhưng từ việc huấn luyện với Yusupov đã không cho phép tôi kinh hoàng trước nó, và phải tiếp tục quan sát xem điều gì có thể ẩn sau thế cờ.

22.e2 f4+

Sau 22…f1 23.c2 d1 24.c3 trắng vẫn nắm quyền kiểm soát.

23.g3 d1

Khi mới xem xét 19.♕xa7, nó thực sự là một thứ gì đó rắc rối, nhưng kinh nghiệm tập luyện đã cho tôi nhẫn nại để quan sát xa hơn một nước đi nữa:

24.g1!

Đen đầu hàng.

Hình 2 

Trong khi ván đấu này dường như chẳng có gì đặc biệt (và Rowson cũng viết như vậy), đó là minh họa tuyệt vời về kiểu vấn đề thực tiễn mà tất cả chúng ta đều cần giải quyết trong suốt ván đấu. Tôi có thể bắt quân tốt của anh ta không? Anh ta sẽ không trả đòn quá mạnh chứ? Khi nào tôi nên ngừng tính toán? Bạn sẽ bắt đầu có những câu trả lời đúng, một khi bạn bắt đầu có thái độ nghiêm túc hơn với các vấn đề trong một tình huống huấn luyện. Giải quyết kiểu bài tập này một cách nghiêm túc trong quá trình đào tạo của bản thân (hơn là chơi phòng thủ Sicilian ưa thích của bạn trong ván đấu khác trên máy tính) sẽ giúp nâng cao kĩ năng xử lý vấn đề cho bạn và giúp bạn thành công hơn trong những ván đấu sau này.

Vì Rowson đã quan sát kĩ càng chiến thắng của mình trước Yermolinsky: “Tôi tin là mình đã thắng, không phải vì mình là một người chơi giỏi, nhưng là bởi lúc đó tôi đã tập trung tốt hơn đối thủ của mình”. (Chess for Zebras, tr.67)

Tôi hy vọng mình có thể chứng tỏ tại sao cuốn sách của Rowson là cần thiết đối với các huấn luyện viên, cuốn sách nói về vai trò của họ và những buổi học nghiêm túc của họ. Việc chỉ giới hạn cuộc thảo luận cho một mảng kĩ thuật cờ vua đơn thuần là điều bất công. Vì tôi muốn Chess for Zebras có những tấm gương sáng về ưu thế trong cờ vua.

Phòng thủ và phòng thủ

Xem xét thế cờ sau đây trong  ván đấu Gdanski-Arkell (Neum 2000), và hãy nghe điều Rowson phải nói:

Hình 3 

“Thế cờ trông có vẻ hơi khốc liệt đối với đen. Anh ta là con tốt cùng đường và trắng dường như đang kiểm soát tốt thế trận. Được trao cho hai nước đi – chọn giữa ♔g2 và ♘d4 – thế cờ của đen sẽ trở nên vô vọng. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, đen rất ngạc nhiên và bắt đầu bằng một trong những nước đi kì lạ nhất mà tôi từng thấy.

33…g5!!

Tôi cảm thấy mình nên cho người đọc chút khoảnh khắc tĩnh lặng để cảm thấu nước đi này trước khi thêm bất kì suy nghĩ cá nhân nào của tôi. 33…g5!!, tôi nghĩ nó minh họa cho nguyên nhân chính tại sao phương pháp tính toán tiêu chuẩn của Kotov, nơi chúng ta đã bắt đầu tư duy thông qua việc quan sát những nước đi khả thi, lại không hoàn mĩ. 33…g5!! Có thể sẽ không bao giờ trở thành một nước đi sáng giá bởi vì nó chỉ bắt đầu nổi lên sau khi nhìn vào thế cờ và thấy rằng những cách tiếp cận truyền thống nhất lại không có tác dụng” (Chess for Zebras, tr.158).

Chúng ta phải kết thúc đoạn trích này trên cây tính toán của Kotov. Chúng ta thiếu không gian để tái tạo toàn bộ kế hoạch của Rowson về các giá trị của nước đi màu nhiệm này. Hãy để tôi chỉ ra rằng nỗ lực giải thoát bằng 33…c5! thất bại sau 34.♘xc5 ♗xc5 35.♕xc5 ♕d1+ 36.♔h2! (và không phải 36.♔g2 ♘f4+).

Vì tôi chắc chắn rằng 33…g5!! sẽ dấy lên sự thích thú của bạn, ở đây là các biến thích hợp:

34.hxg5 c5! 35.xc5?

Bây giờ Gdanski đã hiểu tại sao bài viết chẳng dẫn tới đâu cả. Anh đã thử 35.♔g2, nhưng đã phải bằng lòng với một kết quả hòa sau 35…cxb4 36.axb4 ♕a2! 37.♗c1 ♗xb4 38.♕c8+ ♔g7 39.♘d4 ♗c3 40.♘xe6+ (nếu 40.♘f3, rồi 40…♕a1!, nhưng không phải là 40…♕e2? 41.g6! hoặc 40…♗b4? 41.g6!) 40…fxe6 41.♕d7+ ♔h8 42.♕e8+ ½-½.

Gdanski-Arkell, cúp Câu lạc bộ châu Âu, Neum 2000. Theo Rowson, 35.♗c3!? là tốt nhất.

35…xc5 36.xc5 d1+ 37. g2 f4+

Hình 4 

38.♔h2 ♕h5+ 39.♔g1 ♕d1+ 40.♔h2 ♕h5+ chiếu vĩnh viễn.

Ví dụ này từ một chương về phòng thủ mà Rowson nhấn mạnh về khía cạnh tâm lý: “Ấn tượng của tôi là phòng thủ luôn được xem như một yếu tố cần thiết ít hấp dẫn mà bạn phải viện đến khi cách tấn công của bạn không hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có thể phòng thủ trong một thế cờ có lợi, và có thể là phòng thủ sáng tạo, tài tình, khéo léo hay thậm chí là anh dũng.” (Chess for zebras, tr. 158)

Chúng ta cùng kết thúc với một ví dụ phòng thủ tuyệt vời từ thói quen của tác giả, nó có thể thuyết phục chúng ta rằng không có gì là kém hấp dẫn khi nói về phòng thủ.

(Mọi lời bình của Rowson ‘All comments by Rowson’ – Chess for zebras, tr. 165).

Hình 5 

Speelman-Rowson

Bunratty 1997

Trông có vẻ hơi tàn nhẫn với trắng, nhưng có một cách để phản công bằng việc thí tốt.

32.h3!

Buộc hậu phải tuyên bố ý định của mình. Tại g4, nó kiểm soát g5 và c8 và nhờ đó kiểm soát luôn cặp xe của trắng, nhưng nước đi này buộc hậu phải đánh mất quyền kiểm soát một trong những ô quan trọng đó.

32…xd4

32…♕xh3 33.♖g5! xuất hiện cho trắng đủ điều kiện để hòa. 33…♘h7 34.♖xh5! ♕xh5 35.♖c8+ ♘f8 36.♕xf8+ ♔h7 37.♕h8+ ♔g6 38.♖c6+ f6 39.♕e8+ ♔h6 40.♕h8+ chiếu vĩnh viễn.

33.f8+!!

Lẽ ra tôi phải thấy rằng một thứ đang xảy đến, nhưng nó đã diễn ra y như một cú sốc. Chỉ trong 30 giây tôi đã đi từ suy nghĩ là đã hoàn toàn chiến thắng đến đã hoàn toàn thất bại. Đó chẳng phải chuyện lạ, sự thật vẫn nằm ngay đâu đó.

33…h7 34.g5

Sức tấn công đủ để ép hậu đối thủ phải thí mạng.

34…xf2+! 35.h1 h2+! ½-½

Tôi xin nhấn mạnh! Tôi đã hài lòng với kết quả hòa bằng một nước đi táo tợn như vậy, đặc biệt là chống lại một người chơi mạnh như vậy!

(TS. Dương Thanh Bình, lược dịch và tóm tắt nội dung)

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc