Skip to main content

Điểm lại các cuộc chiến giữa đại kiện tướng cờ vua và siêu máy tính (01/01/2014)

Đăng ngày 01/01/2014 bởi Administrator
Garry Kasparov.

Cựu vương Garry Kasparov là người đầu tiên tỉ thí với “trí tuệ” của các chương trình máy tính siêu hiện đại (1996). Khi đó, anh đã thua computer Deep Blue (1997). Tuy nhiên, thế giới cờ vua vẫn không chịu quy hàng các chương trình computer. Một loạt những cuộc đọ sức mới giữa con người và máy tính bên bàn cờ vua.

 

Deep Thought, 1989

Trận đấu giữa Kasparov và máy tính Deep Thought của hãng IBM diễn ra trong 2 ván. Ván thứ nhất máy tính chơi quân Trắng, ván thứ hai máy tính chơi quân Đen. Cả hai ván cờ Deep Thought đều bị Kasparov đánh bại. Ván thứ nhất Kasparov từng bước dồn máy tính vào thế cờ thua cuộc. Ván thứ 2, Deep Thought mắc sai lầm trong khai cuộc và bị Kasprov tận dụng bắt Hậu, sau đó máy đã phải đầu hàng sớm.

Sau trận đấu này, Kasparov đánh giá trình độ của máy tương đương với một kiện tướng trung bình. Nhưng ông khẳng định máy tính sẽ không bao giờ có khả năng đạt trình độ chơi cờ của con người.

 

Deep Blue, 1996

2.1996, Deep Blue của IBM đã đánh bại Kasparov ván đầu sử dụng đồng hồ đếm thời gian bình thường. Tuy nhiên, sau đó Kasparov đã thắng nó với 3 ván thắng và 2 ván hòa, giành chiến thắng chung cuộc.

Deep Blue, 1997

Tháng 5 năm 1997, công ty IBM cùng với bản nâng cấp mới của Deep Blue quyết tâm đánh bại Kasparov một lần nữa. Họ tung ra phiên bản phần mềm mới đã được cải tiến nhiều cùng với hệ siêu phần cứng gồm nhiều bộ vi xử lý cùng chạy song song. Chuyên gia cờ vua người Mỹ Joel Benjamin là người phân tích và cố vấn các nước đi khai cuộc cho Deep Blue. Quyết tâm của IBM ở chỗ Deep Blue được thiết kế chuyên để “đấu với Kasparov”, tất cả những nước đi khai cuộc mà Kasaprov đã từng sử dụng đều được cài trong từ điển của máy. Và lần này họ đã thành công, trong trận đấu 6 ván Deep Blue đã hạ Kasparov với tỷ số 3,5-2,5. Tại ván đấu cuối cùng, Deep Blue phát hiện sai lầm của Kasparov từ nước đi khai cuộc và quyết định thí quân phá vỡ thế trận của Kasparov ngay từ đầu ván cờ khiến chung cuộc Kasparov phải đầu hàng sớm.

Thành công của Deep Blue cũng là khởi đầu của thời đại máy tính thống trị cờ vua, con người khó có khả năng thi đấu cùng với máy tính.

X3D Fritz, 2003

11.2003, đánh 4 ván hòa cả 4 với X3D Fritz.

Kasparov hòa với X3D fritz với 2 ván hòa và 1 ván thắng cho mỗi bên

Năm 2006- Chiếc máy tính đánh cờ Deep Fritz đã thắng với tỷ số 4-2, sau khi thắng ván đấu cuối cùng với 47 nước đi trong một trận đầu kéo dài gần 5 giờ. Trong tổng số sáu ván đấu, Deep Fritz đã thắng hai và hòa bốn.

 

Do để thua Deep Fritz, tay cờ 31 tuổi người Nga chỉ được nhận được một khoản tiền thưởng là 500.000 USD. Lẽ ra số tiền này sẽ cao gấp đôi nếu Kramnik thắng trận.

 

Sau trận đấu, Kramnik nói rằng anh “hơi thất vọng” nhưng hy vọng sẽ có một trận tái đấu với chiếc máy tính được sắp xếp trong vòng một hoặc hai năm tới. Anh nói: “Với nhiều thời gian chuẩn bị hơn, tôi vẫn có cơ hội chiến thắng”.

 

Hồi năm 2002, Kramnik đã hòa với Deep Fritz trong một trận đấu kéo dài tám ván. Tuy nhiên, từ đó đến nay phần mềm chơi cờ đã được nâng cấp mạnh hơn nhiều và có khả năng tính toán được hàng triệu nước đi mỗi giây.

2004-Tại phòng quay của hãng truyền hình ABC ở Times Squar (New York) đã bắt đầu trận đấu một ván giữa Rustam Kasimdzhanov, người Uzbekistan, nhà vô địch thế giới, kỳ thủ khi đó xếp thứ 32 trong bảng xếp hạng thế giới, với chương trình máy tính do hãng Accoona sáng chế. Accoona đang sở hữu một chương trình tìm kiếm trên mạng Internet và chương trình cờ vua của hãng này được xây dựng trên cơ sở hệ thống tìm kiếm các đối tượng trên mạng và trên máy vi tính.

Năm 2004, kỳ thủ người Anh Michael Adams, người đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng thế giới, cũng đã bắt đầu trận đấu sáu ván với computer Hydra, do hãng Pal Group chế tạo ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất. Trận đấu này diễn ra tại Lodon, ở Trung tâm báo chí Wembley.

Kỳ thủ người Estonia, Jaan Ehlvest, người từng có tên trong top-ten những danh thủ cờ vua thế giới, sẽ tham gia trận đấu 4 ván với chương trình máy tính Zappa tại Estonian House, nhà số 243, phố Đông 34, Mathattan, New York. Ehlvest hiện đã bị tụt hạng xuống vị trí thứ 103 nhưng vẫn giữ được một phong độ thi đấu đáng nể.

Tất cả những kỳ thủ trên đều được hứa hẹn những khoản tiền thưởng hậu hĩnh, nhưng họ đều nói rằng, họ thi đấu với máy tính không hẳn là vì tiền. Kasimdzhanov chẳng hạn, với tư cách đương kim vô địch, trong năm qua đã kịp tham gia một số giải thi đấu quốc tế với quỹ giải thưởng rất không nhỏ. Theo lời anh nói, phần thưởng dành cho anh trong cuộc đấu với computer có tới 5 chữ số nhưng anh ngồi vào bàn chơi cờ vua là để tuyên truyền cho môn thể thao này.

Ehlvest được hứa hẹn 500 USD cộng thêm 1.500 USD nếu thắng máy tính và nếu hòa thì sẽ được 750 USD. Tuy nhiên, anh cũng tuyên bố rằng anh thi đấu với computer để quảng bá cho môn cờ vua và cũng bởi lúc này anh đang có thời gian rảnh.

Adams, cũng như Kasimdzhanov, thường xuyên tham gia các cuộc thi có giải thưởng bằng tiền. Thù lao của anh trong cuộc đọ sức với máy tính cao hơn của hai người trên. Anh sẽ nhận được 25 nghìn USD cho mỗi ván thắng và 10 nghìn cho một ván hòa. Nếu anh thắng cả 6 ván, anh có thể sẽ kiếm được 150 nghìn USD. Theo lời kỳ thủ này, anh sẽ chứng minh rằng có thể chống lại chương trình Hydra và ngay cả nó cũng có những “gót chân Asin”.

Những trận đấu kể trên không phải là những cuộc đọ sức duy nhất giữa con người với máy tính. Năm 2002, kỳ thủ người Nga Vladimir Kramnik, người từng đoạt danh hiệu vô địch thế giới từ tay Kasparov hai năm trước đó, đã chơi hòa trong một trận đấu kéo dài tới 8 ván với chương trình máy tính Deep Fritz.

Năm 2003, Kasparov, lúc đó vẫn đứng đầu danh sách những kỳ thủ xuất sắc nhất thế giới, đã tham gia hai trận đấu với hai chương trình máy tính Deep Junior và X3D Fritz. Cả hai lần, anh đều thủ hòa được. Cũng trong năm đó, kỳ thủ Yevgeni Bareyev, người ở vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng thế giới, cũng đã thủ hòa được trong trận đấu với chương trình Hiarcs.

Hiện nay, các kỳ thủ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trước khi “tỉ thí” với computer. Các máy tính ngày càng có tốc độ làm việc cao hơn và không ngừng được hoàn thiện. Tháng 10 năm ngoái, tại Bilbao (Tây Ban Nha), ba đại kiện tướng là Veselin Topalov (Bulgaria, ở vị trí thứ hai), Ruslan Ponomariov (Nga, ở vị trí thứ 19) và Sergey Kariakin (Ukraina, ở vị trí thứ 63, người ba năm trước ở tuổi 12 đã trở thành đại kiện tướng trẻ nhất lịch sử cờ vua thế giới) đã tham gia những trận đấu chống lại các chương trình máy tính Hydra, Deep Junior và Fritz. Kết quả là, Hydra và Fritz đã lấy được ba điểm rưỡi trong số  4 điểm có thể có; Topalov và Deep Junior lấy được một điểm rưỡi, còn Ponomariov và Kariakin chỉ được có mỗi người một điểm.

Tất cả các đại kiện tướng đều phải công nhận khả năng họ chiến thắng máy tính là rất nhỏ. Tuy nhiên, rất nhỏ không có nghĩa là không có. Và vì thế họ tiếp tục chiến đấu với các máy tính. Thi đấu với máy tính, dù thắng hay thua, các kỳ thủ vẫn có thêm điều kiện để phát triển các phẩm chất trí tuệ của họ. Và đó mới là điều quan trọng nhất

Nguyên Phương (Theo báo Mỹ “The New York Times”)

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc