Skip to main content

CƠ SỞ SƯ PHẠM-TÂM LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HUẤN LUYỆN VIÊN CỜ VUA (11/06/2019)

Đăng ngày 06/11/2019 bởi Administrator

Có thể tự tin mà nói, rằng hiện nay trên thế giới có hàng triệu người đang nghiên cứu lý thuyết cờ vua. Các kiến thức cờ vua được tiếp thu dưới sự chỉ đạo của các huấn luyện viên trong các nhóm, các hội khác nhau, mà cả bằng con đường tự học nữa. Vì thế ý nghĩa của việc nghiên cứu soạn thảo các phương pháp dạy cờ là không phải bàn cãi. Giải quyết nhiệm vụ sư phạm này không thể tách rời khỏi bộ môn tâm lý học. Ở đây các số liệu của các công trình nghiên cứu tâm lý giúp làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình dạy-học, quan hệ tương tác giữa huấn luyện viên và người học, xác định các khác biệt cá nhân của người học, đặc thù của công việc với các vận động viên cờ vua lứa tuổi khác nhau v…v…

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật, sự xuất hiện của những hình thức công nghệ thông tin mới, sự thay đổi các sơ sở xã hội của cuộc sống dẫn tới việc nâng cao đột biến tỷ trọng lao động trí óc trong mọi loại hình hoạt động, đồng thời ngay cả đặc điểm của lao động trí óc cũng thay đổi: khối lượng thông tin tăng lên đáng kể, đòi hỏi phải xử lý, tách ra được cái chính yếu. Và điều đó lại thay đổi về mặt nguyên tắc toàn bộ phương pháp luận nắm bắt các tài liệu thực tế.

HUẤN LUYỆN VIÊN NHƯ MỘT NHÀ GIÁO DỤC VÀ NHÀ SƯ PHẠM

Có lẽ, không phải là câu hỏi – làm thế nào kết hợp mục đích của nhà sư phạm cờ vua và của người thày giáo phổ thông, bởi vì cờ vua thực sự thúc đẩy phát triển tư duy trừu tượng và logic, luyện tập trí não, phát triển nhiều phẩm chất tâm lý rất cần thiết – ý chí, cần cù siêng năng, kỷ luật tự giác v…v…Tất cả điều đó là như vậy, nhưng cần phải tính tới, là ảnh hưởng đó được thể hiện vô cùng gián tiếp, không trực diện và không tác động hướng tới việc kích hoạt tiếp thu kiến thức.

Bất kỳ việc dạy học nào cũng phải đặt ra ba mục đích – giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, ở một thể thống nhất với nhau. Nhà sư phạm cờ vua đặt thêm một mục đích – phát triển thể thao cho học sinh, là mục đích này cũng phải được giải quyết trong tổng thể với các mục đích khác. Rất tiếc, là hiện tại nhà sư phạm cờ vua và giáo viên làm việc tách rời nhau, ngoài quan hệ với nhau, Về cơ bản, điều này xác định bởi chỗ, hình thức dạy cờ chủ yếu ở nhà trường- nhóm, tập hợp học sinh ở các lớp khác nhau và các khối khác nhau. Nhóm cờ tất nhiên là cần, nhưng để cho các vận động viên cờ vua hòa mình một cách hữu cơ vào sinh hoạt của nhà trường và chương trình học của trường, cần phải làm như một hình thức cơ bản việc dạy cờ một lớp tự chọn, mà các trẻ từ một lớp sẽ dự, hoặc là, ít ra, là từ một khối lớp. Có lợi hơn cả là làm ngay từ lớp một. Phương án dạy kiểu này cho phép kết hợp được mục đích của chủ nhiệm lớp tự chọn và giáo viên dựa vào việc đưa các mối liên hệ giữa các môn học với toán, tập đọc, địa lý, lịch sử và sử dụng cờ vua để dạy trước và củng cố kiến thức.

Chúng ta hãy xét những vấn đề thực tế như: Dạy những học sinh nhỏ nhất như thế nào? Làm thế nào để xây dựng hứng thú bền vững đối với cờ vua? Làm sao phát hiện được và phát triển tài năng cờ ở trẻ?

Hứng thú đối với cờ vua xuất hiện ban đầu ở dạng tò mò hay ham hiểu biết. Làm quen với luật cờ vua, những nước tự đi ban đầu có thể tạo nên một sắc thái xúc cảm tích cực nơi người bất đầu chơi, khơi dậy một mong muốn hiểu biết nhiều hơn một chút về cờ vua. Nhưng hiện thời điều đó chưa phải là hứng thú thực sự, mà mới chỉ là sự ngạc nhiên gây ra bởi tính độc đáo của trò chơi mới. Hứng thú ở giai đoạn này mang tính chất ngẫu nhiên và ở một số người bắt đầu tắt đi nhanh chóng.

Để hình thành niềm hứng thú nghiêm túc đối với cờ vua điều rất quan trọng, là người bắt đầu chơi nghe được những luận bàn gì về hoạt động cờ vua từ những người khác. Ảnh hưởng của những nhân tố đa dạng – sự tuyên truyền cờ vua, gia đình, bạn bè, thái độ ở trường học đối với cờ vua đối với việc phát triển hứng thú đối với cờ vua thật khó mà đối chiếu, nhưng tầm quan trọng của nó là không còn nghi ngờ gì nữa. Tiếp đến ta nhận xét, là có rất nhiều cái phụ thuộc vào cá nhân người huấn luyện viên đầu tiên hoặc là thày giáo, mà vận động viên cờ vua mới bắt đầu gặp gỡ. Quan niệm hoàn toàn không đúng cho là, bất kỳ vận động viên cờ vua mạnh nào cũng có thể trở thành một thày dạy tốt cho những người bắt đầu học cờ. Công việc tương tự – là một trong những công việc đặc thù và khó khăn nhất trong thực tế của huấn luyện viên.

Vấn đề cơ bản đứng trước huấn luyện viên không phải ở tính phức tạp của tư liệu lý thuyết, mà là ở chỗ điều khiển quản lý trạng thái tâm lý đặc thù của vận động viên khởi đầu. Anh lính mới – chưa phải là một đệ tử trung thành của nghệ thuật cờ vua, bất kỳ lúc nào anh ta cũng có thể rời bỏ nó. Ở thời kỳ này người thầy tiến hành “đấu tranh” với các hứng thú khác, đang mở ra trước mắt học trò, đồng thời giúp anh ta có sự lựa chọn. Ở đây vai trò đặc biệt quan trọng là sự tế nhị sư phạm và tăng từ từ lượng vận động.

Ở những giai đoạn đầu dạy các vận động viên nhỏ tuổi có một ý nghĩa lớn lao là giảm nhẹ có ý thức cho học trò đạt những thành tích đầu tiên. Lập trường cơ bản của của nhà sư phạm có thể diễn đạt bằng một từ “động viên”. Ở giai đoạn này có lợi nhất là hơi quá khen lối chơi của lính mới. Hứng thú sẽ xuất hiện và phát triển chỉ khi hoạt động được thực hiện không có sự căng thẳng đặc biệt, dễ dàng và cũng có kết quả. Nhiều khi những khó khăn đầu tiên cũng làm các em sợ. Khi mà hứng thú đã hình thành rồi, thì khó khăn không còn đáng sợ nữa.

Hứng thú bền vững và quyết tâm hoạt động thực tiễn tự chủ chỉ ra sự xuất hiện thiên hướng (năng khiếu) cờ vua. Có thiên hướng thường là điều kiện cần thiết để phát triển năng lực. Thiên hướng trở thành đòn bẩy, kích thích con người làm việc trong đó kể cả việc chơi cờ.

Do hứng thú và thiên hướng người ta bàn về các năng lực trỗi dậy của vận  động viên. Nhưng làm thế nào để xác định, chẳng hạn, có hứng thú thực sự nghiêm túc và bền vững với cờ vua hay không? Khó mà đặt ra dự báo, nếu chỉ dựa trên lời nói của vận động viên và ý kiến của những người xung quanh. Có thể nói một cách có sơ sở hơn về sự có mặt của hứng thú nghiêm túc và bền vững, nếu dẫn ra cả những số liệu khác. Chẳng hạn, có thể đề ra một thí nghiệm sau đây: một vận động viên, biết rất yếu ngoại ngữ, dịch những văn bản khó như nhau có ngữ liệu cờ vua và không có ngữ liệu cờ vua. Nếu cả hai bản dịch về chất lượng và tốc độ thực hiện gần như nhau, thì nghi vấn về hứng thú nghiêm túc đối với cờ vua của em đó được khẳng định (minh xác).

Trong tổ chức các buổi học sự chú ý bao trùm là dành cho thi đấu cờ. Đại kiện tướng A. Nimtsovich hoàn toàn có lý khi viết: “Chúng ta ngay từ đầu chơi, đấu, chiến đấu, nhưng hoàn toàn không đồng ý cho phép các số liệu hình thức (?) khống chế. Cần phải gây hứng thú cho học trò, em ấy sẽ phải lập tức cảm nhận được, rằng đây là một trò chơi trong đó chiến thắng là có thể có và nó làm ta say mê”.

Có thể và phải bắt đầu chơi ngay cả khi chưa biết hết mọi luật cờ. Như, khi nghiên cứu các nước đi của mỗi quân cờ riêng lẻ, cần phải đề nghị học trò chỉ chơi quân đó. Hiệu quả của phương pháp này còn tăng lên hơn nữa, nếu sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại và phổ biến đối với con trẻ, như các chương trình máy tính, và chơi các ván đấu chỉ bằng quân Tốt, chỉ bằng quân Tốt và Mã v…v…

Có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nâng cao một cách thực chất động cơ của học sinh đối với việc nghiên cứu cờ vua là tạo một không khí sinh động, thoải mái không gò bó trong giờ học, khả năng tránh khô cứng và buồn tẻ. Điều này đặc biệt quan trọng ở các lớp nhỏ, khi làm việc với các em bắt đầu. Đó có phải là giờ học không? Là giao tiếp thì đúng hơn, lôi cuốn các em vào thế giới cờ vua. Hơn nữa, ở giai đoạn này không cần kỷ luật sắt, nó có thể làm các em sợ sệt. Ừ thì có hơi ồn ào một chút… Nhưng là không khí làm việc. Còn cần phải chơi mấy ván đi!

Các nhà khoa học đã từ khá lâu nghiên cứu ảnh hưởng của cờ vua tới sự phát triển trí tuệ và tính cách con người. Hiện nay có một tầm quan trọng đặc biệt là vấn đề phát triển các năng lực phân tích của con người. Đó là do tỷ trọng lao động trí óc tăng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Ngay tính chất của lao động trí óc cũng thay đổi: khối lượng thông tin phải xử lý, phải tách ra được cái chính, tăng lên đáng kể. Mà điều này lại bắt buộc thay đổi ở mức độ lớn thay đổi cách học thuộc các sự kiện bằng cách nghiên cứu các phương pháp khái quát và giải thích chuyển đổi tư liệu sự kiện khổng lồ.

Đã xác định được vai trò tích cực của cờ vua trong việc đào tạo con người để giải quyết các nhiệm vụ như vậy. Tư duy logic chính xác dễ rèn luyện hơn thông qua môn cờ vua (chú ý là các ván đấu nghiêm túc), là so với việc sử dụng sách giáo khoa logic cho mục đích đó. Mọi người đều biết, là con người ta học trong quá trình chơi thì thích thú và hiệu quả hơn, so với những hình thức học khác.

Cũng biết rằng, phần lớn các thế trận cờ vua mang tính chất nghiên cứu vấn đề, có nghĩa là trong đó không cho việc xác định một con đường duy nhất, tuyệt đối tốt nhất phát triển ván đấu là có thể được. Vì vậy vận động viên thường phải hành động trong điều kiện không xác định, dựa vào sự linh cảm trực giác và phải dùng tới sự mạo hiểm. Như vậy là, cờ vua giúp cho phát triển linh cảm trực giác và tư duy sáng tạo

Chơi cờ đòi hỏi sự chú ý cường độ cao và dài hơi. Có thể tiến hành ván đấu tuyệt vời và đạt được tình thế thắng trận, nhưng chỉ cần lơi lỏng thận trọng vài giây, là thành quả của công việc trước đó tan thành mây khói. Khi chơi cờ, cũng cần phải thấy trước được trong óc những biến đổi trong bố trí các quân cờ. Điều đó tất yếu phát triển trí tưởng tượng. Cũng không thể hình dung một vận động viên giỏi, mà lại không có năng lực ghi nhớ những phương án đa dạng xuất hiện trong quá trình chơi. Các phân tích so sánh năng lực của các vân động viên cờ vua thiếu niên và các em không phải vận động viên cờ vua tiến hành từ những năm 20 thế kỷ trước cho thấy sự nổi trội của nhóm thứ nhất về cường độ chú ý (đặc biệt là không có sao nhãng mất tập trung), về độ chính xác của tưởng tượng và ghi nhớ.

Cờ vua không chỉ ảnh hưởng tới các chức năng trí tuệ, mà còn tới tính cách của trẻ nói chung, bởi vì cờ vua không chỉ là cuộc đấu của đầu óc, mà còn là cuộc đua trí tuệ của các tính cách.

Trong cờ vua thì sự bắt chước mù quáng các “mẫu” đã biết và tính thụ động là không có triển vọng. Cờ vua đòi hỏi kỹ năng tự lập đặt ra các nhiệm vụ và giải quyết chúng, có nghĩa là dạng thí nghiệm ở nghĩa rộng của khái niệm này.

Cờ vua phát triển thái độ khách quan, hiện thực đối với đối thủ và với bản thân. Một ván cờ diễn ra trong khung cảnh phê phán lẫn nhau sâu sắc. Mỗi đấu thủ quyết tâm tìm ra và sử dụng sai lầm trong hành động của người kia. Thua cuộc – là hậu quả tất yếu của một sai lầm nào đó của bản thân. Buộc tội ai đó trong thất bại của mình thì thật là vô nghĩa. Vì vậy, không thành công về khách quan kích thích vận động viên tự phân tích phê phán và do đó, nó lại là một phương thức tự giáo dục.

Chơi cờ đòi hỏi tính quyết đoán, dũng cảm, và tính thận trọng là hiển nhiên. Tất cả những cái đó thường tạo nên sự kết hợp độc đáo trong tính cách “sự dũng cảm thận trọng”, và cũng dẫn tới tính hợp lý (duy lý) nhất định. Đối với những vận động viên được đào tạo tốt ít khi xảy ra những điều đáng tiếc vô ích về những khả năng bị đánh mất, họ tính đến hoàn cảnh thực tế: nước đi đã đi, là không có đường quay trở lại.

Theo một số quan sát các vận động viên khi giải quyết các vấn đề không phải lĩnh vực cờ vua không có thiên hướng phân tích các tương lai xa xôi, nếu vào thời điểm đó, cần phải thực hiện những hành động sơ bộ bắt buộc nào đó. Hiển nhiên, đó là phản ánh một quy tắc trong cờ vua – nếu trước mắt phải có một phương án tăng cường, thì phải thực hiện đã, và rồi sau đó mới hoạch định các sự kiện tiếp tục, chứ không phải là ngược lại.

 

 

Biên soạn bài giảng: Dương Thanh Bình

 

 

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc