Skip to main content

BẢNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI (09/26/2022)

Đăng ngày 26/09/2022 bởi Administrator

BẢNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI 

BẢNG 1

STT Lĩnh vực phát triển Tổng số
 

Phát triển  thể chất

 

Phát triển nhận thức

 

Phát triển ngôn ngữ

 

Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội

 

Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

 
  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20

 

 

21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68

 

 

69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86

 

 

 

87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101  
  20 31 17 18 15 101

 

BẢNG 2

Lĩnh vực Mục tiêu Nội dung mục tiêu Phương pháp

đánh giá

Thời gian Địa điểm Người đánh giá
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phát triển thể chất

 

 

 

1 Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh. – Quan sát.

– Sử dụng bài tập

 

     
2 Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:

– Bước đi liên tục trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn.

– Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3 m.

– Quan sát.

– Sử dụng bài tập

 

     
3 Kiểm soát được vận động:

– Đi/ chạy thay đổi  hướng vận động đúng tín hiệu vật chuẩn  (4 – 5  vật chuẩn đặt dích dắc).

– Quan sát.

– Sử dụng bài tập

 

     
4 Phối hợp tay- mắt trong vận động:

– Tung bắt bóng với người đối diện (cô/bạn): bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 3 m).

– Ném trúng đích đứng (xa 1,5 m x cao 1,2 m).

– Tự đập bắt bóng được 4-5 lần liên tiếp.

– Quan sát.

– Sử dụng bài tập

 

     
5 Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:

– Chạy liên tục theo hướng thẳng 15 m

trong 10 giây.

– Ném trúng đích ngang (xa 2 m).

– Bò trong đường dích dắc (3 – 4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài.

– Quan sát.

– Sử dụng bài tập

 

     
6 Thực hiện được các vận động:

– Cuộn – xoay tròn cổ tay

– Gập, mở, các ngón tay,

– Quan sát.

– Sử dụng bài tập

 

     
7 Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối  hợp tay – mắt trong một số hoạt động:

– Vẽ hình người, nhà, cây.

– Cắt  thành thạo theo đường thẳng.

– Xây dựng, lắp ráp với 10 – 12 khối.

– Biết tết sợi đôi.

– Tự cài, cởi cúc, buộc dây giày.

– Xúc hạt, kẹp gắp.

– Quan sát.

– Sử dụng bài tập

– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

     
8 Cân nặng, chiều cao đạt theo yêu cầu độ tuổi

Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi so với đầu năm học ( còn…..%)

– Quan sát.

– Phân tích kết quả

 

     
9 Biết một số thực phẩm cùng nhóm:

– Thịt, cá, …có nhiều chất đạm.

– Rau, quả chín có nhiều vitamin.

– Quan sát.

– Trò chuyện, giao tiếp với trẻ

 

     
10 Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt  có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo… – Quan sát.

– Trò chuyện, giao tiếp với trẻ

– Trò chuyện với cha mẹ, người nuôi dạy trẻ

     
11 Biết ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng. – Quan sát.

– Trò chuyện, giao tiếp với trẻ

– Trò chuyện với cha mẹ, người nuôi dạy trẻ

     
12 Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở:

– Tự  rửa tay bằng xà phòng. Tự  lau mặt, đánh răng.

– Tự  thay quần, áo khi bị ướt, bẩn.

– Quan sát.

– Bài tập tình huống

 

     
13 Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn. – Quan sát.

– Bài tập tình huống

 

     
14 Có một số KN tự phục vụ: Đi cầu thang, cách đóng mở cửa, cởi và cất giầy dép, cách rửa tay, cách xúc miệng nước muối, cách lấy nước uống, cách xử lý hỉ mũi, cách mặc áo, cởi áo, cách cài khuy áo, cách gấp khăn lại, cách rót nước, cách sử dụng thìa, kéo khóa, vắt khăn ướt, tưới cây, lau lá cây, chuẩn bị giờ ăn nhẹ. – Quan sát.

– Bài tập tình huống

 

     
15 Có một số hành vi tốt trong ăn uống:

– Mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ tốn, nhai kĩ.

– Chấp nhận ăn rau và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau…

– Không uống nước lã.

– Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Trao đổi với cha mẹ/ người chăm sóc trẻ

 

     
16 Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:

– Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh. đi dép giầy khi đi học.

– Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt….

– Đi vệ sinh đúng nơi quy định.

– Bỏ rác đúng nơi qui định.

– Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Trao đổi với cha mẹ/ người chăm sóc trẻ

 

     
17 Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng…. là nguy hiểm không đến gần. Biết các vật  sắc nhọn không nên nghịch. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

     
18 Nhận ra những nơi như: hồ, ao, mương nước,  suối, bể chứa nước…là nơi nguy hiểm, không được chơi gần. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

     
19 Biết một số hành động nguy hiểm  và phòng tránh khi được nhắc nhở:

– Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt….

– Không ăn thức ăn có mùi ôi; không ăn lá, quả lạ… không uống rượu, bia, cà phê;  không tự ý uống thuốc khi không được phép của người lớn.

– Không được ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo.

– Quan sát.

– Bài tập tình huống

 

     
20 Nhận ra  một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ:

– Biết gọi người lớn khi gặp  một  số trường hợp khẩn cấp: cháy, có  người rơi xuống nước, ngã chảy máu.

– Biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đình,  số điện thoại người thân khi cần thiết.

– Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
Phát triển nhận thức 21 Quan tâm đến những thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh với sự gợi ý, hướng dẫn của cô giáo như đặt câu hỏi về những thay đổi của sự vật, hiện tượng: “Vì sao cây lại héo?”; “ Vì sao lá cây bị ướt?”…. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

 

     
22 Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm… để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

     
23 Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán. Ví dụ: Pha màu/ đường/muối vào nước, dự đoán, quan sát, so sánh. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
24 Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách, tranh ảnh, nhận xét và trò chuyện. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

     
25 Phân loại các đối tượng theo một hoặc hai dấu hiệu. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
26 Nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng gần gũi. Ví dụ: “Cho thêm đường/ muối nên nước ngọt/mặn hơn” – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
27 Sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản. Ví dụ: Làm cho ván dốc hơn để ô tô đồ chơi chạy nhanh hơn. – Quan sát.

– Bài tập tình huống

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
28 Nhận xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
29 Thể hiện một số hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình…

 

– Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
30  Quan tâm đến chữ số,  số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi: “Bao nhiêu?”; “Là số mấy?”… – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
31 Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10.

– Đếm ngược trong phạm vi 5. Nhận biết trật tự dãy số từ 0-5 .

– Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

     
32 So sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

     
33 Gộp hai nhóm đối tượng có tổng số lượng trong phạm vi 5. Đếm và nói kết quả. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

     
34 Tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

     
35 Sử dụng các số từ 1-5 để chỉ số lượng, số thứ tự. – Quan sát.

– Bài tập tình huống

 

     
36 Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

 

     
37 Nhận ra qui tắc sắp xếp của ít nhất ba đối tượng và sao chép lại – Quan sát.

– Bài tập tình huống

 

     
38 Sử dụng được dụng cụ đề đo độ dài, dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả đo và so sánh. – Quan sát.

– Bài tập tình huống

     
39 Chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa hai hình (tròn và tam giác, vuông và chữ nhật,….) – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
40 Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản. – Quan sát.

– Bài tập tình huống

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
41 Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với người khác. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
42 Mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong ngày. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
43 Nói họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện – Quan sát.

– Bài tập tình huống

 

     
44 Nói họ, tên và công việc của bố, mẹ, các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
45 Nói địa chỉ của gia đình mình (số nhà, đường phố/thôn, xóm) khi được hỏi, trò chuyện. – Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
46 Nói tên và địa chỉ của trường, lớp khi được hỏi, trò chuyện. – Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
47 Nói tên, một số công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện. – Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
48 Nói tên và một vài đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện. – Trao đổi, trò chuyện với trẻ      
49 Kể tên, công việc, công cụ, sản phẩm/ích lợi…của một số nghề khi được hỏi trò chuyện  

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
50 Kể tên và nói đặc điểm của một số ngày lễ hội. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
51 Kể tên  và nêu một vài đặc điểm của cảnh đẹp, di tích lịch sử ở địa phương. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
Phát triển ngôn ngữ 52 52. Thực hiện được 2, 3 yêu cầu liên tiếp, ví dụ: “Cháu hãy lấy hình tròn màu đỏ gắn vào bông hoa màu vàng”. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
53 53. Hiểu nghĩa từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ… – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
54 54. Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
55 Nói rõ để người nghe có thể hiểu được. – Trao đổi, trò chuyện với trẻ      
56 Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm,… – Trao đổi, trò chuyện với trẻ      
57 Sử dụng được các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định.  

– Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
58 Kể lại sự việc theo trình tự.

 

– Quan sát.

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
59 Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao… – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
60 Kể chuyện có mở đầu, kết thúc. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
61 Bắt chước giọng nói, điệu bộ của  nhân vật trong truyện. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
62 Sử dụng các từ như mời cô, mời bạn, cám ơn, xin lỗi trong giao tiếp. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
63 Điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
64 Chọn sách để “đọc” và xem. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
65 Mô tả hành động của các nhân vật trong tranh. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
66 Cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh. “đọc” sách theo tranh minh họa (“đọc vẹt”). – Quan sát

 

     
67 Nhận ra kí hiệu thông thường trong cuộc sống: nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm,.. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
68 Sử dụng kí hiệu để “viết”: tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng,.. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội 69 Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
70 Nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được.

– Thể hiện sự quan tâm với người thân và bạn bè

– Quan sát

– Sử dụng bài tập

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
71 Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
72 Cố gắng hoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi). – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
73 Nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua tranh, ảnh. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

     
74 Biết biểu lộ một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

     
75 Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
76 Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

Sử dụng bài tập tình huống

     
77 Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
78 Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông bà, bố mẹ – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

 

     
79 Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
80 Chú ý nghe khi cô, bạn nói. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

     
81 Biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở – Quan sát

– Bài tập tình huống

     
82 Biết trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật …).

– Biết làm việc cá nhân và phối hợp với bạn

– Biết chú ý lắng nghe khi cần thiết

– Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

– Bài tập tình huống

     
83 Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với bố mẹ, người chăm sóc trẻ.

     
84 Bỏ rác đúng nơi quy định – Quan sát      
85 Không bẻ cành, bứt hoa. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

Sử dụng bài tập tình huống

     
86 Không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

Sử dụng bài tập tình huống

     
Phát triển thẩm mỹ 87 Vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng – Quan sát

 

     
88 Chú ý nghe, thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc. Thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe vả kể câu chuyện. – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
89 Thích thú, ngắm nhìn, chỉ, sờ  và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình. – Quan sát

 

     
90 Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ … – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
91 Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa ). – Quan sát

– Trao đổi, trò chuyện với trẻ

 

     
92 Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm. – Quan sát

– Phân tích sản phẩm đơn giản

 

     
93 Vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục. – Quan sát

– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

 

     
94 Xé, cắt theo đường thẳng, đường cong… và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục. – Quan sát

– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

 

     
95 Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết. – Quan sát

– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

     
96 Phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau. – Quan sát

– Phân tích sản phẩm của trẻ

 

     
97 Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng. – Quan sát

– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

 

     
98 Lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc. – Quan sát

– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

 

     
99 Lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu bài hát. – Quan sát

– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

 

     
100 Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. – Quan sát

– Trò chuyện cùng trẻ

 

     
101 Đặt tên cho sản phẩm tạo hình – Quan sát

– Trò chuyện cùng trẻ

     

 

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc