Skip to main content

Bài giảng: TẠI SAO BÊN CÓ KHẢ NĂNG CHIẾN THẮNG LẠI THUA CUỘC? (09/06/2022)

Đăng ngày 06/09/2022 bởi Administrator

Vòng đấu loại trực tiếp là mô hình tốt nhất trong thi đấu cờ vua cho phép nhìn thấu cơ chế tâm sinh lý của người chơi trong trận đấu tay đôi. Điều này có hiệu quả hơn là để bản thân người chơi tự nói ra.

Kiện tướng Sergey Shipov, khi bình luận về giải đấu tranh cúp thế giới tại Khanty-Mansiysk vào năm 2005, đã viết rằng: “Vòng đấu loại trực tiếp – đó là một sự căng thẳng khủng khiếp, có thể dẫn đến stress. Không có quyền mắc lỗi!… Bạn chuẩn bị từ lâu, bạn dự định, bạn vượt lên, rồi sau đó trong trận đấu bạn rơi vào tình huống bạn không thể điều khiển bản thân. Trò chơi diễn ra một cách tự phát, đầu óc và tay hoạt động riêng lẻ, khi bạn cảm thấy mệt mỏi vì sự căng thẳng của hệ thống thần kinh thì bạn đã ở trong trạng thái không thể điều khiển chúng được nữa.

Tôi nhớ lại… Tôi quen với thế trận dự kiến áp dụng cho sự diễn ra tiếp theo, điều mà không được nói tới, không được phân tích trước trận đấu. Tại sao? Bản thân tôi cho tới bây giờ vẫn không hiểu, dù đã qua 6 năm rồi.”

Đại kiện tướng Darmen Sadvakasov (elo 2612) đã bại trận trước đại kiện tướng Levon Aronian (elo 2724) trong 2 trận đấu, mặc dù ông đã có thể đạt được kết quả khả quan hơn.

Còn xa hơn, Korchnoi cũng vậy: trong 2 trận đấu với A. Karpov thua với tỉ số 4,5:3,5 và với tỉ số 5:3. Ở cả hai trận đấu này ông đã ở thế trận có khả năng thắng.

“Và khi đó có cái gì đó đã xảy ra với tôi. Sau trận đấu, thậm chí Levon đã hỏi: Tại sao anh lại suy nghĩ lâu đến thế và đi những nước cờ tồi tệ như vậy? Còn tôi thì sợ sự tính toán… Nói chung, tôi đã nhanh chóng thành công trong việc đánh mất đi ưu thế rõ ràng của mình.” Nói tóm lại, D. Sadvakasov kết luận, thứ quyết định cuối cùng không chỉ là kỹ năng chơi cờ tốt, mà còn là thần kinh thép. Còn Sergey Shipov, gần gũi với cờ vua hơn bất cứ ai, đã đi đến một quyết định khoa học cho vấn đề tiêu cực này. Ông viết: “Rõ ràng sự gần gũi với chiến thắng khiến hành động trong ý thức của người chơi dễ phá hủy lối chơi bình thường của bản thân, họ nhanh chóng mất bình tĩnh”.

“Không có gì khó khăn hơn là phải chiến thắng được vị thế chiến thắng của mình.” (Z. Tarrash). Câu nói mâu thuẫn này để che giấu hiện tượng mà cho đến nay khoa học vẫn chưa thể tìm ra lời giải thích.

Hồi tưởng lại giải đấu quốc tế ở Moscow năm 1925. A.F. Ilin-Zhenevsky đấu với E. Lasker. Đêm trước A.F. Ilin- Zhenevsky, khi thí quân Hậu đã chiến thắng trước bản thân Capablanca. Lasker lóe lên một tư tưởng, nếu đối thủ của mình hy sinh quân hậu và đã chiến thắng, tại sao mình lại không thể làm tương tự. Ông hy sinh quân hậu lấy quân xe, quân mã và quân tốt. Đối thủ rất phấn khích. Trong chiến thắng của mình anh ta đã không nghi ngờ vì nghĩ rằng Lasker không nhìn thấy quân hậu bị ăn. Nhưng anh ta đã không biết được diễn biến tiếp theo của trận đấu. Kế hoạch trước đó bị sụp đổ mà chưa có dự tính mới. Và anh ta, theo quán tính, tiếp tục đi những nước cờ như kế hoạch ban đầu, không có mục đích, những nước cờ của anh ta rối loạn và rời rạc, và điều này không tốt. Cứ thế dẫn đến một trận thua. [B.S. Weinstein. Nhà tư tưởng. M.1981].

Cựu vô địch cờ vua thế giới A. Alekhine đã có một mô tả rất súc tích về hiện tượng này. “Sau khi đạt được ưu thế chiến thắng sẽ kèm theo một áp lực suy yếu kỳ lạ, hiếm khi được lựa chọn tiếp tục, dẫn đến một chiến thắng đơn giản về mặt kỹ thuật”.

Câu trả lời xác thực nhất về vấn đề – tại sao bên có ưu thế chiến thắng lại thua cuộc – đã được làm rõ bởi bậc thầy cờ vua của thành phố Leningrad P.A. Romanovsky.

Khi M. Botvinnik 17 tuổi đã trải qua một cuộc đấu và phạm sai lầm, tạo ra trận hòa với A. Batuev. M. Botvinnik đã thể hiện trong trận đấu với P. Romanovsky. “Làm sao mà tôi có thể không chiến thắng?”.

“Một lần không chiến thắng, Misha; – bình thản trả lời; – có nghĩa là, trong vô thức anh không mong muốn điều đó cho lắm”.

Tại sao tiềm thức không muốn? Tiềm thức đóng vai trò gì trong cờ vua? Trả lời cho các câu hỏi này chúng ta cần tiếp cận học thuyết phân tích tâm lý của Z. Freud về các hành động phạm lỗi, chữ viết nhầm, lời nói hớ, lỗi in sai và trong học thuyết sinh lý của P.L. Kapis, đó là những người sáng lập các học thuyết về hoạt động của thần kinh cấp cao ở người.

Các nghiên cứu khoa học của Mỹ chỉ ra rằng, trong ý thức của con người các gen được đặt đối lập, chống lại mục đích ban đầu của các quá trình, được gọi là “hiện tượng châm biếm” (D. Verner). Áp lực về ý thức không phải là hiệu quả mong muốn. Người chơi cờ vua biết rằng, trò chơi theo thứ tự, để chiến thắng thường kết thúc trong thất bại. Quy luật hoạt động theo tác dụng ngược lại, điều đó được thể hiện rõ ràng trong y học, đặc biệt trong bệnh lý về tình dục và sự chữa trị chúng. Nói cách khác, nếu nỗ lực cố gắng thì không gì là không nhận được. Ý chí thể hiện ý thức hoạt động đối lập này trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm, áp lực, vội vã, khi xao nhãng.

Biết được cơ chế của lỗi sai là không đơn giản. Đòi hỏi phải nhận ra các dự định và mong muốn ẩn giấu trong vô thức. Chúng tôi đưa ra một số ví dụ từ kinh nghiệm cá nhân.

Tác giả đã tham gia vào giải vô địch ở Israel dành cho người cao tuổi vào năm 2006. Sức chơi của tôi xếp hạng nhất. Trong giải đấu có 9 trận. Ở trận đầu tôi vô ý để thua một người chơi mạnh hơn, một dự bị kiện tướng, người có xếp hạng hơn tôi 400 điểm elo. Trải qua trận đấu này không có những sai lầm ngớ ngẩn. Sau đó sự thú vị thứ nhất bắt đầu. Trong tám trận đấu khác, nơi mà sức chơi của các kỳ thủ khoảng chừng ngang nhau, tôi nhận được lợi thế vật chất (chất, quân tốt, quân cờ) và giành được ưu thế chiến thắng, do đó các trận đấu cũng vậy. Chứng nhân cho những điều này đã xem xét từ các mặt là người tham dự giải đấu, nhà vô địch Israel năm 2005 – Kiện tướng A. Kaminik. Tuy nhiên, trong trận đấu thứ 4, rất lâu trước khi kết thúc theo quy tắc của trò chơi tôi đề nghị một trận hòa, và các đối thủ sẵn sàng đồng ý.

Bốn trận còn lại tôi đã thua vì những sơ sót vụng về. Nguyên nhân chỉ có một.

Đối với tôi việc chơi cờ trong các giải đấu liên quan đến các chuyến đi trên một vài xe buýt theo những lịch trình cứng nhắc. Nếu bỏ lỡ xe buýt, sẽ dẫn đến khu vực bên ngoài “vạch an toàn”, bên ngoài Israel, nơi tác giả sinh sống, có thể không về được đến nhà. Nếu đến vùng Tremp, khu vực bầu cử – có các điều kiện không an toàn trong cuộc xung đột Israel – Palestine.

Một ngày nọ, vì lỡ xe buýt, tôi đã phải qua đêm ở một thành phố khác trên băng ghế trước phòng chờ. Nói tóm lại, đã có một sự xếp đặt mạnh mẽ mang tính sống còn đối với sự trở về nhà kịp thời của tôi. Mong muốn trong tiềm thức (trở về nhà) dồn nén trong vô thức suốt thời gian thi đấu đã dẫn đến những hành động mắc lỗi, để nhanh chóng kết thúc trận đấu và bắt kịp xe buýt. Điều này thể hiện rất đặc trưng trong trận cuối cùng của giải đấu, tôi đã chơi vào thứ sáu, đêm trước thứ bảy, khi phương tiện công cộng ngừng hoạt động thậm chí sớm hơn những ngày khác.

Trong giải đấu ở Pháp, tôi chơi quân đen, trong 18 nước cờ tôi đã có quân cờ dư và thêm 2 tốt. Khi đã nhận định ván này chắc thắng, tôi bắt đầu có những nước đi không có mục tiêu, vài lần chào mời đối thủ đổi quân hậu, cho phép anh ta gỡ gạc 2 quân tốt.

Ở nước cờ thứ 30 quân xe của đối phương tấn công quân hậu của tôi. Thay vì di chuyển quân hậu ra khỏi khu vực nguy hiểm, tôi, sau một lúc lâu suy nghĩ, đã đi quân cờ khác, ở cánh khác, sử dụng những hình ảnh của hoạt động theo suy nghĩ sẽ tổ chức sau đó. Đối thủ đã ăn quân hậu của tôi và tôi chỉ còn cách đầu hàng.

Tiềm thức reo mừng. Tôi đã tự do và có thể nhanh chóng đi bắt xe buýt. Ý thức buồn bã. Tôi chỉ có 2 điểm trong giải đấu và xếp “thế trận” cuối cùng bảng đấu.

Nhưng đã trải qua 2 ngày tôi có thể một lần nữa thấy rõ tính đúng đắn về học thuyết hành vi mắc lỗi của Z. Freud. Là một trong những thành phần của giải đấu trước đó, tôi nhận lời tham gia vào một giải đấu mới,  phân tích khả năng thi đấu, nhưng ở đây không cần vội vã về nhà, vì tôi sống trong khách sạn nơi diễn ra các trận đấu. Kết quả – 50% điểm. Sự khác biệt – ý nghĩa thống kê.

Một ví dụ khác. Tại giải vô địch đồng đội Israel, một ngày nọ đối thủ của tôi hóa ra lại là một cậu bé 9 tuổi, với một đầu tóc bù xù như giẻ lau. Đã qua vài nước cờ tôi bị thu hút sự chú ý vào dấu vết sơn móng tay của cậu ta và tôi nhìn kỹ hơn, nhận ra rằng trước mặt tôi là một cô bé. Tác giả, như một bác sĩ thần kinh – tâm lý học trẻ em, suốt cuộc đời đã làm việc với những đứa trẻ không thành công, có khó khăn trong học tập và giao tiếp. Tôi đã cố gắng cải thiện tình trạng của chúng tốt nhất có thể, sửa chữa những thiếu sót, đền bù trong cuộc sống. Trong tác động của tâm lý trị liệu tôi đã cố gắng truyền cảm hứng để chúng thành công bằng tất cả các nỗ lực. Cả cuộc đời tôi làm điều đó cho chúng và bố mẹ chúng được vui vẻ. Không thể gây ra đau khổ, bệnh tật cho trẻ em.

Đó là lập trình trong tiềm thức của tôi. Tôi đã quyết định không hạ gục cô bé. Tôi ngưỡng mộ vì “cháu gái đấu với ông”. Tôi quan tâm đến việc cô bé mắc lỗi gì, ở đâu. Tâm lý chiến đấu của một cô gái bé nhỏ khi đối đầu với một người lớn như thế nào? Nói chung, tôi đã không thi đấu… Và thực tế là, tôi đã trải qua hai chiến thắng tiếp theo, thậm chí không nhìn lại chúng. Và chỉ khi tôi thấy nước đi của “cô bé đối thủ” của mình trở nên không thể đảo ngược ván cờ và không đánh mất thêm thời gian vào trận đấu đối kháng (đột nhiên cô bé phạm sai lầm), bởi vì tôi có thể sẽ trễ xe buýt (một lần nữa lại là cái xe buýt đen đủi), tôi bỏ cuộc.

Phân tích tâm lý không phải là phương pháp học tập đơn giản. Đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn. Nhưng nó cũng không loại bỏ tất cả cơ chế của hoạt động mắc lỗi. Z.Freud viết: “…tồn tại câu hỏi mở, có hay không các giới hạn về sức khỏe tâm lý cũng như những yếu tố khác, các khả năng, giống như động cơ vô thức và thay vào đó, các hành vi mắc lỗi và có triệu chứng tiếp tục xuất hiện trên cơ sở những mối quan hệ này. Trong nhiệm vụ của tôi không bao gồm việc trả lời cho câu hỏi này.” [Z.Freud. Tâm lý vô thức. “Nền giáo dục”. 1990, tr.304].

Nhiệm vụ này được giải đáp bởi I.P. Pavlov, nhà sinh lý học nổi tiếng, người đạt giải thưởng Nobel, và các học trò của ông.

Ngay khi ở người chơi trong thi đấu tạo được ưu thế chiến thắng, anh ta sẽ tự động, một cách vô thức, bất giác phát sinh “phản xạ có điều kiện về hiện thực” (P.K. Anokhin), “mô hình tương lai cần thiết” (N.A. Bernstein). Theo quy luật các hoạt động của thần kinh cấp cao bao gồm các cơ chế dự đoán tương lai như các chiến thắng. I.P. Pavlov chỉ ra trong các nghiên cứu của ông rằng, nước dãi của loài chó tiết ra trong thực phẩm tương lai, khi chúng nghe thấy tiếng bước chân của người nhân viên công chức đang leo lên cầu thang với khay đồ ăn. Nói tóm lại, cơ chế thần kinh bao gồm những dấu hiệu ước lệ (âm thanh, ánh sáng, xúc giác, khứu giác, lời nói), chuẩn bị cho cơ thể đạt được những kết quả tối ưu của các hoạt động trong tương lai.

Đối với người chơi cờ vua, ưu thế chiến thắng là dấu hiệu ước lệ cho chiến thắng tương lai. Xuất hiện hình ảnh ảo giác của chiến thắng tương lai là nguyên nhân thay đổi tâm lý thể chất của cơ thể ở thời điểm hiện tại. Số lượng chúng rất rất nhỏ, nhưng số lượng đó cũng có thể dẫn đến chiến thắng thực tế.

I.P. Pavlov viết: “Chú ý đã lâu và khoa học chứng minh được rằng, một lần bạn suy nghĩ về các hành động xác định (tức là có một đại diện vận động), bạn vô tình làm điều đó mà không chú ý đến việc bạn đã thực hiện nó.” [I.P. Pavlov. Toàn tập các công trình, quyển 2, 1951, trang 316].

Các tế bào vận động (bộ phân tích vận động) liên quan đến các tế bào bất kỳ khác (thính giác, thị giác, vị giác, vv) và quá trình “di chuyển qua lại”giữa chúng. Trong quá trình này cơ chế sinh lý hoạt động theo động cơ ý tưởng.

Trí tưởng tượng của tinh thần về chiến thắng trong tương lai sớm làm tăng kích thích hệ thần kinh, vi phạm sự cân bằng của các quá trình thần kinh, làm giảm hoạt động trí óc. Cảm xúc vui mừng được kích thích, lan truyền đến nhận thức, dẫn đến sự suy thoái các hoạt động trí óc tích cực sau chiến thắng “tương lai”, nghỉ ngơi, suy nhược, trong thời điểm thực tế sẽ thể hiện bằng các hành động mắc lỗi, “máy móc”, và cuối cùng, dẫn đến sự thua cuộc từ tiềm năng chiến thắng trong trận đấu. Những người hướng nội đặc biệt chơi kém trong bất cứ tình huống nào.

Để duy trì ưu thế chiến thắng cho đến khi đạt được chiến thắng cuối cùng, người chơi cờ vua cần vượt qua được các nề nếp cũ và chơi theo cách thức khác. Chấm dứt các kế hoạch trò chơi trước đó, xây dựng hướng chiến thuật mới, nhìn vào thế trận được tạo thành như một bài toán mới, tìm kiếm quyết định mới, suy nghĩ về chúng. Cần 3 phút rời khỏi chỗ ngồi để: đi bộ, hít thở đều, tự massager. Nếu vẫn ngồi tại chỗ, có thể đều đặn tập thể dục, tập hít thở, tự massager các huyệt sinh học trên đầu và chủ yếu là tập luyện tự động trong thời gian 5 phút có thể tạo được một ưu thế mới cho các hoạt động tinh thần. Sự thay đổi mãnh liệt của trạng thái tâm lý sẽ thúc đẩy “hơi thở thứ hai” của người chơi cờ vua và mang ưu thế chiến thắng đến với thắng lợi thật sự.

TS. Dương Thanh Bình dịch

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc