Skip to main content

Bài giảng của Đại kiện tướng Igor Zaitsev: Phát triển khái niệm trực giác- lập công thức cho lối chơi tấn công! (10/08/2022)

Đăng ngày 08/10/2022 bởi Administrator

Đại kiện tướng Igor Zaitsev: Sinh năm 1938 gần Maxcova, Nga. Igor Zaitsev trở thành nhà vô địch Nga năm 1969. Ông giành danh hiệu kiện tướng quốc tế một năm sau đó và trở thành đại kiện tướng năm 1976.

Trong những năm 1970, Zaitsev đã tạo dựng tiếng tăm của mình như một nhà lý luận kiệt xuất. Năm 1978, sau sáu năm huấn luyện Tigran Petrosian trên cương vị cựu Vô địch thế giới, ông trở thành huấn luyện viên của Anatoly Karpov trong trận tranh chức vô địch thế giới với đối thủ Viktor Kortchnoi tại thành phố Baguio, chính là nơi nước cờ huyền thoại 11.♘g5! trong khai cuộc Ruy Lopez của Zaitsev đã làm kinh ngạc cả thế giới.

Một trong những biến sắc nét và được phân tích nhiều nhất trong khai cuộc Ruy Lopez (9…♗b7) được gọi là biến Zaitsev. Sau 10.d4, Zaitsev là người đầu tiên chơi 10…♖e8 tại Szolnok 1975, dẫn đến nước … 11.♘g5

 

 

 

 

 

 

Trong tiêu đề này, tôi sẽ giải thích sự phát triển toàn diện của khái niệm trực giác. Tôi sẽ trình bày theo kiểu sơ đồ cách thức phát triển của khái niệm này với những ví dụ kinh điển.

Ngày 11 và 12 tháng 11, 1937, tại Rotterdam, trước một lượng khán giả khổng lồ, trận tái đấu giữa Alexander Alekhine và Max Euwe đã diễn ra  với tỉ số hiện tại 9-6. Đây là một ván đấu đã đi vào lịch sử- dù tất cả những trận đấu tranh giải vô địch thế giới khác cũng không kém phần kịch tính.

Trận đấu này nổi tiếng vì được sử dụng nhiều trong khâu chuẩn bị tại nhà của cả hai bên. (nhất là bên Alekhine. Đây là lúc cần thiết để nhắc bạn về một nước thí mã tuyệt vời do đại kiện người Nga thực hiện ở nước thứ năm trong ván cờ thứ sáu của trận đấu.)

Sau đây là phần khai cuộc, khi nhịp độ diễn ra khá nhanh cùng thế trận khai cuộc Catalan.

Alekhine-Euwe

Rotterdam ván thứ 16, 1937

1.d4 f6 2.c4 e6 3.g3 d5 4.g2 dxc4 5.a4+ bd7 6.c3 c5 7.f3 a6 8.0-0 e7

9.dxc5 xc5 10.xc4 b5 11.h4 b7 12.g5 0-0 13.ad1 c7 14.c1

Thật kỳ lạ là sau nước 14.d3, một nước cờ khả thi (căn bản nó không làm thay đổi thế cân bằng của thế trận), máy tính lại nhất quyết gợi ý nước 14…e5?! Đây chính là ví dụ hiếm hoi về một phương pháp chiến thuật thiển cận, vì nó chỉ chú ý đến một trở ngại duy nhất, là sau 15.♗h3 e4 16.♗xd7 exf3 17.♗f5, Đen nhanh chóng tấn công.

14…b6 15.b4 e7 16.fd1 c6

Trước khi nghiên cứu thế trận chính, chúng ta hãy đánh giá tình huống này….

Ở mục trước, tôi đã lưu ý rằng việc các nước đi được thực hiện lần lượt cho phép thời gian để thực hiện vai trò tiêu chuẩn chính của lợi thế năng động. Trong ví dụ trên, tỉ lệ ước lượng động lực là rất rõ ràng- Trắng đang vượt trội hơn đối thủ nhờ sự linh động của các quân cờ.

Tigran Petrosian, người mà tôi đã huấn luyện từ năm 1972 đến 1978 từng kể cho tôi một câu chuyện khá thú vị. Vào một kỳ Olympiad thế giới, sau một cuộc thảo luận tương tự về một ván cờ, Robert Hubner đã không thể thuyết phục đối thủ của mình rằng Trắng đang có một lợi thế đáng kể. Sau khi đã nói hết cách, anh cầm những quân tượng đã đặt sẵn ở vị trí trung tâm lên và vung lên cao. Phải nói rằng hành động này đã có hiệu quả. Hãy nhìn vào những quân tượng rất đáng tự hào của Alekhine trên c1 và d1!

Nhưng nếu trong trường hợp của chúng ta, bên có lợi thế chủ động buộc phải đi theo những đòn phối hợp. Tôi hy vọng rằng đây chính là kiểu lợi thế mà Emanuel Lasker nghĩ đến, vì với danh hiệu Vô địch thế giới, anh đã từng đưa ra một lời hướng dẫn nổi tiếng – những quân cờ mạnh bắt buộc phải tấn công!

Nhiều kỳ thủ, kể cả các kỳ thủ mạnh vẫn hồ nghi những chân lý này cả về mặt triết học lẫn thực tiễn. Dù biết rằng những sự bối rối trên sẽ đem lại nhiều trở ngại trong việc phát huy thế chủ động, nhưng các kỳ thủ này vẫn bị thôi thúc bởi một vài câu nói thường ngày hơn là lời khuyên từ những bậc tiền bối cờ vua. Giống như người ta vẫn thường nói, một nhà tiên tri thường bị chính dân mình ghét! Trong số những bậc tiền bối đó, không ai nổi bật như nhà vô địch thế giới lần thứ tư. Sự nghiệp cờ vua của ông chứa đựng một số lượng lớn những tinh túy chiến lược.  Vì vậy, quyết định thực hiện kiểu tấn công phối  hợp của Alekhine có vẻ khá thiếu trực giác nếu dựa trên những nguyên tắc triết học cờ vua nói chung. Bản thân ý tưởng này chỉ xuất hiện sau bước chuẩn bị dựa trên kết cấu chi tiết của các phương tiện phối hợp (bắt đầu với 13.♖ad1, 14.♖c1 và 15.b4!?).

17.e3 b7?!

Đối với tôi, nước cờ này là một sai sót khó nhận thấy, một kiểu casus belli. Điều này cho Trắng cơ hội thực hiện một cuộc tấn công phối hợp. Vì một lý do nào đó mà các nhà phân tích đã không để ý đến việc nếu tiếp tục đi 17…♕d8!? (trong một số trường hợp nước đi này giống như một liều thuốc độc, vì thay vì thoát khỏi mớ lộn xộn, phòng tuyến lại tiến thẳng vào thế ghim), thì Đen đã hoàn toàn bình an vô sự.

Nhưng làm sao có thể như thế được, độc giả có quyền thắc mắc vì chúng ta vừa khẳng định rằng Trắng đang có một lợi thế động lực? Đúng là như vậy, như khi cân đo đong đếm cơ hội trong một cuộc chiến, ta cũng cần phải tính đến những yếu tố khác. Ví dụ này cho ta một bức tranh điển hình về tinh thần Wilhelm Steintz, đó là khi sự phát triển của một bên lại không sánh bằng một cách sắp xếp quân có mục đích của bên còn lại. Trong trường hợp này, tôi không còn tiếp được một lợi thế thực thụ nào nữa.

Một trạng thái cân bằng tuyệt đối xuất hiện sau 17…♕d8 (các vấn đề của Đen được giải quyết bằng 17…♕b8, vì ít nhất biến 18.♘g5 ♗xg2 19.♖xd7 vẫn khả thi)

18.♗g5 (sau 18.♗d4, máy tính đã phòng thủ thành công 18…♕b8; tất nhiên, 18.a3 không khiến thế trận của Trắng tệ hơn, nhưng những khẩu hiệu mang tính cách mạng, cũng như những khẩu hiệu liên quan đến chiến lược cho thấy trong những tình huống, sự chậm trễ có thể dẫn đến tai họa), lặp lại 18…♕b6 19.♗e3 ♕d8.

Nhưng cuối cùng, thế cân bằng không bị ảnh hưởng (bây giờ về phía Đen) bởi biến 18…h6 19.e4! hxg5 (không phải 19…♗xe4 20.♗xf6 ♗xf6 21.♗xe4) 20.fxg5 xe4 21.xe4.

Lúc này Đen lặp lại một sai lầm cứng cổ ở nước 19, vì sau 21…♖a7 hoặc 21…♖b8, lời đáp 22.♖c6! trở nên cực kỳ nguy hiểm cho anh, nó chuẩn bị cho một nước thí xe cho Trắng trên e6. Nhưng điều khó chịu nhất đó là tất cả những điều nói trên sẽ dẫn đến nước chiếu chắc chắn cho Trắng. Dù vậy, Đen vẫn có thể tìm được một phương án phòng thủ. Sau 21…c8! 22.c6 (bây giờ 22.♖c6 lộ ra là một sai lầm sau 22…♖xc6 23.♗xc6 ♕c7 24.♖xd7 ♕xc6 25.♖xe7 ♖d8 với mối đe dọa chiếu) Đen lại bất ngờ được cứu bởi 22…b8!! 23.e4 (23.♖xd8 ♖fxd8 với một nước ghim đầy uy lực dọc theo cột c).

Một chuỗi chiếu liên hoàn là điều không thể tránh khỏi.

Quay lại với 17…♕b7?! Của Euwe.

18.xd7!!

Đòn phối hợp bùng nổ kiểu Alekhine đã chứng tỏ được sự trường tồn của mình qua nhiều thế hệ. Trái ngược với vị trí d8 như đã trình bày ở phần trước, hậu đen đang rơi vào vòng nguy hiểm do quân tượng Catalan ở ô trắng.

18…xd7

Đương nhiên, 18…♕xd7? Sẽ thua 19.♘e5.

19.g5!

Ngay cả những chuyên gia phân tích các lợi thế cực nhỏ cũng không thể thấy được gì từ thế cờ này với 19.♘e5 ♕c7 20.♘xd7 ♕xd7 21.♗xa8 ♖xa8 22. d1 ♕c7 23.♘e4, nên Đen phải tấn công một mục tiêu khác, thực tế hơn.

19…b8 20.xa8

Nếu muốn, Trắng có thể buộc một trận hòa với 20.♗c5!? ♗xc5 21.♘ce4 ♗xf2+! 22.♔f1 h6 23.♘xf6+ gxf6 24.♕xh6 fxg5 25.♕xg5+. Nhưng ai lại nghĩ tới việc đình chiến khi mới bắt đầu tấn công? ♖

20…xa8 21.xh7 c8

“Nhờ đòn phối hợp ngoạn mục, Trắng đã ăn một tốt, nhưng diễn tiến sau đó của ván cờ đã cho thấy điều này không hề bất ngờ với Đen.” (Botvinnik)

Đọc giả sẽ thích thú khi học về thế trận này. Đây cũng chính là chủ đề tranh cãi giữa hai nhà vô địch thế giới (Alekhine và Euwe), và đã được phân tích bởi hai nhà vô địch thế giới khác (Botvinnik và Kasparov).

Nhìn vào thế cờ này chúng ta có thể thấy rằng Trắng đã không đưa ra lựa chọn tốt nhất.

22.g5?!

Euwe đi 22…c4 23.ce4 xc1+ 24.xc1 d5 25.c3, nhưng anh cũng thừa nhận rằng theo sau đó sẽ là một loạt những sai lầm hài hước, với 25…e5? (25…♕c4!) 26.♗b2? (26.♕h8+! ♔xh8 27.♘xf7+) 26…c6? (26…♕f5!) 27.a3? (27.♕h8+!) 27…d6 28.e3 f5 29.e4 g6 30.f3 d7 31.h3 f6 32.f4 f7 33.g4 e5 34.xe6 xf3+ 35.f2 xe6 36.xe6 d2, lấy lại quân tốt. Ván cờ hòa ở nước 65.

Theo Botvinnik, nước 22.♘g5 đã giúp Euwe cân bằng thế trận nhanh chóng với:

22…e5! 23.ce4 xc1+ 24.xc1 f5! 25.xf6+ xf6.

Biến tấn công hợp lý theo ý kiến của Botvinnik là 22.c5 !? xc5 23.xf6+ gxf6 24.bxc5 xc5 25.xf6.

Nhưng dù có đi như vậy, thì sau “25…c8 ! 26.a3 a5 27.d4 e5 28.d2 e6 Đen vẫn có các cơ hội phản công đáng chú ý.”

Tôi phải thêm rằng biến 26.♖c2 b4 27.♘d5 exd5 28.♖xc5 ♕xc5 29.♕d8+ ♔g7 30.♕xd7 cũng không nguy hiểm cho Đen nhờ tốt thông tiềm năng ở bên cánh hậu.

Kasparov nghĩ rằng, thay vì 24.bxc5, nước “24.♕g4+!? sẽ khôn ngoan hơn”, nhưng dù bên nào sử dụng biến 24…♔h8 25.bxc5 ♖xc5 26.♕d4, thì cũng không thể chắc chắn về việc Đen có nên đi 26…♕c8 ! hay không, theo nghiên cứu của Botvinnik.

Dường như ở giai đoạn này, nghiên cứu của chúng ta về đòn phối hợp của Alekhine đang đi theo hướng tiêu cực, vì ngay cả sau nước cờ mạnh nhất là 22.♗c5 !?, Đen vẫn có thể cân bằng thế dẫn đầu của đối thủ và tránh được tình huống tệ nhất. Do đó, trong khoảng 10 nước đi gay go cuối cùng này, Trắng đã không thể chắc chắn vào một lợi thế của mình.

Tuy nhiên, chúng ta hãy thử xem xét vấn đề này chỉ dựa trên những hiện thực. Thứ nhất, ta có thể thấy rằng từ đầu ván cờ, nhịp độ di chuyển của quân trắng rất dày đặc, do đó anh có một lợi thế chủ động rất cao. Thứ hai, ở nước thứ 17, Đen đã mắc một sai lầm nghiêm trọng, vì vậy anh đã gặp phải nhiều khó khăn. Dựa trên những điều này, ta có thể kết luận rằng khi Trắng thực hiện đòn phối hợp, anh đã có được một lợi thế thực sự. Nhưng đồng thời, kinh nghiệm cũng cho thấy rằng lợi thế không thể tự gia tăng hay suy giảm, nhưng chỉ đơn thuần chuyển đổi thành một yếu tố khác. Nhưng ta cũng chắc chắn một điều là một lợi thế không bao giờ biến mất không dấu vết. Sau khi nêu ra được tất cả các yếu tố này, chúng ta buộc phải chấp nhận rằng trong quá trình tấn công, Alekhine đã mắc sai sót ở đâu đó.

Tôi sẽ không đi vào sâu tất cả các chi tiết của sai lầm này ; tôi chỉ muốn nói rằng bất kỳ nhà nghiên cứu nào, giống như một người thăm dò với que dò tìm mạch nước, cũng đều có giác quan thứ sáu, để hướng dẫn anh vị trí nên đào vào thời điểm thích hợp…

Cuối cùng, kết luận của tôi là, Trắng đã tự giảm khả năng tấn công của mình khi vội vàng đi 20.♗xa8 để đổi quân, và điều này đã khiếnđòn phối hợp của anh kém hiệu quả.

Theo tôi, thay vì đi nước cờ trên, mọi thứ sẽ tươi sáng hơn với 20.xh7 c8 (sau 20…♘xh7 21.♕xe7 Trắng có một lợi thế thế trận) 21.g5 !? (thanh kiếm của Damocle lại đang treo lơ lửng trên cánh vua) 21…c6 22.ce4 ! (với biến 22.♗xc6 ♖xc6 23.♘ce4 ♖xc1+ 24.♗xc1, Đen đã dập tắt thành công cuộc tấn côn trên h7 khi sử dụng quân hậu đúng lúc với biến 24…♕d8 25.♗b2 ♕d1+ ! 26.♔g2 ♕d5, nhưng nếu đi 27.f3 ♕f5, đáp lại 27.g4, ý định kiểm soát ô f5 ngay lập tức, anh sẽ thua sau 27…h5 !) 22…xe4 23.xc8+ ! (theo tôi, đây là lối chơi chính xác nhất) 23…xc8 24.xe4 (vì kẻ thù chính trên ô trắng đã bị loại, và đây là một thành công thực sự) 24…b8 (đây quả là một quyết định khó khăn trên một biến như 24…♗d6 25.♗xa8 ♕xa8 26.♕d4 ♕c6 – nếu đi 26…♕d5, anh sẽ nhận được một lời đáp khó chịu là 27.♕a7 – 27.a3 ♗e7 28.♕d3, vì Đen phải chấp nhận kết cục với tốt chậm tiến) 25.d4 ! (không khó để nhận ra vào thời điểm hiện tại, nước chiếu 25.♗h7+ không thể hứa hẹn điều gì sau 25…♔f8. Vì vậy, Trắng mở một cuộc chiến khác trên cánh vua của đối thủ.

Một nước đi bắt buộc chắc chắn sẽ diễn ra ở cả hai bên.

25…c1+ 26.g2 d8 27.h7+ ! (cuối cùng, Trắng đã giáng một đòn mạnh để phá vỡ cánh vua của Đen) 27…f8 28.g6!

Đây chính là đỉnh điểm của trận chiến! Chỉ bằng cách này mới khiến đối thủ phạm sai lầm phòng thủ. Và đây chính là kiểu tấn công điển hình của Alekhine.

Alekhine đã viết và sự giống nhau của các kiểu tấn công có thể mang lại chiến thắng như sau: “Điểm quan trọng trong các ván cờ kiểu này đó là thế tấn công bất ngờ nhưng quyết đoán ngay lập tức…Hơn nữa, bạn sẽ thấy thú vị khi chú ý rằng những nước cờ quyết định thường đến từ quân tượng và luôn cần đến các nước thí quân.’ 28…xd4 29.h8+ g8 30.h7+ e8 31.xg8+ d7 32.xf7 (biến này chính xác hơn 32.♕xg7 ♕c6+ 33.♔h3 – nếu đi 33.f3, sau đó 33…♕c4 34.♗d3 ♖xd3! – 33…♖xb4 34.♕xf7 d6 3S.e4 ♖xe4!) 32…d6 (thoát khỏi mối đe dọa♘f8 + ) 33.e4 c6 34.13 c3 (34…♖xb4 sẽ thua ngay 35.e5 +) 35.h3 (tại đây, 35.e5+ ♔xe5 36.♕xe7 không hợp lý vì sẽ phải chịu nước chiếu sắp tới: 36…♕d2+37.♔h3 ♕h6+) 35…xb4 36.xg7 c4 37.f6.

Đen cuối cùng vẫn có rất nhiều vấn đề (vua bị tấn công, lực lượng không cân bằng), nhưng dù vậy, tôi vẫn không thể khẳng định rằng thế trận của anh đã thua hoàn toàn. Hơn nữa tôi nghĩ bạn cũng đồng ý rằng mục đích của chúng ta không phải là đưa ra phán quyết cuối cùng. Nhưng để chúng ta hiểu một điều rõ ràng rằng cách đúng nhất để phát huy thế chủ động của Trắng không phải là 20.♗xa8, nhưng là 20.♘xh7!?.

Bây giờ, dựa trên phần cơ sở này, hãy cùng đưa ra một kết luận chung vừa phù hợp với các ví dụ trên, vừa phù hợp với mọi kiểu tấn công. Chúng ta có thể công thức hóa nó theo nhiều cách khác nhau, nhưng chủ yếu là, trước khi lựa chọn một biến trong thế tấn công của đòn phối hợp, đừng giảm tiềm năng chủ động tổng thể của mình, điều này thường diễn ra do những quân cờ chủ động nhất bên phía tấn công. Khi cố tuân theo nguyên tắc này, người chơi thường dễ hấp tấp đánh mất thế chủ động như trong ví dụ nêu trên, khiến nguồn động lực cần thiết bị thiếu sót.

Do đó, kết luận cuối cùng của chúng tôi đó là khái niệm mà chúng tôi đã định tiến hành trong quá trình nghiên cứu một trong những ví dụ cổ điển, qua đó cho thấy vai trò của một nguyên tắc giúp các kiểu tấn công đòn phối hợp đi đúng hướng.

Tái bút

Lẽ ra tôi đã kết thúc vấn đề tại đây nếu máy tính không đột ngột gợi ý một nước phòng thủ mới ở nước 21 mà tôi không hề bước đến trước đó: 21…a7!? (nghĩa là sau 20.♘xh7 ♖c8 21.♘g5).

Một lần nữa, cũng giống với một vài nước đi trước đó, Trắng đối mặt với một lựa chọn tương tự: đổi một quân tượng chủ động lấy quân xe bị động của đối phương để giành quyền trao đổi, hoặc không trao đổi (điều này sẽ khiến Trắng bị mất cân bằng lực lượng) và tiếp tục phát huy thế chủ động.

Tuy nhiên, không có gì gọi là chuẩn mực- lựa chọn nào cho thấy tiềm năng giành lợi thế của mình, đó sẽ là lựa chọn đúng.

Tóm lại, chúng ta đã có cơ hội nhìn lại một lần nữa trước khi đưa đến kết luận.

Không quá khó để thấy rằng sau 22.♗xa7 ♕xa7, Trắng mới là người phải lo lắng về hậu quả của ván cờ. Nhưng điều này cũng chẳng nói lên được gì, vì chẳng phải nếu tránh được một cuộc trao đổi, sẽ chẳng có gì xấu xảy ra với Trắng hay sao? Như vậy thì nguyên tắc mà chúng ta đặt ra dường như là sai lầm.

Nhưng không! Các phân tích cụ thể lại đứng về phía chúng ta.

Biến đầu tiên 22.ce4! ac7?! 23.xf6+ xf6 24.h7+ f8

25.c6 !! xc6 26.xc6 !, dẫn đến một thất bại chớp nhoáng cho Đen, đã khẳng định rằng chúng ta đang đi đúng hướng.

 

Nhưng biến chính để đánh giá thế trận này chắc chắn là 22.ce4! xc1+ 23.xc1 e5 (Hậu đen nhanh chóng ra khỏi hàng đen, đó là nơi cực kỳ nguy hiểm với mối đe dọa 24.♘xf6+ ♗xf6 25.♕h7+ ♔f8 26.♕h8+; biến thay thế 23…♕d8 cũng không mấy khá hơn – 24.♘xf6+ ♗xf6 25.h7+ ♔f8 26.♗e3 c7 27.♘e4).

Lúc này, Trắng có rất nhiều cách để phát huy thế chủ động. Cuối cùng, tất cả đều cho thấy rằng mọi thứ đang trở nên tồi tệ với Đen do vị trí đáng tiếc của vua đen: 24.xf6+ xf6 25.h7+ f8 26.h8+ e7 27.h7! (đe dọa chiếu) 27…e8 28.f8+ d7 29.xf6+ gxf6 (sau 29…♕xf6, máy tính gợi ý nước 30.♗f4) 30.e3 a1+ 31.f1 c7 32.c5 xc5 33.bxc5 và Trắng dễ dàng đạt được mục đích.

Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi lại một lần nữa nhận thấy các quy tắc mà chúng tôi đưa ra đã phát huy giá trị của nó.

Do đó, khi thực hiện một cuộc tấn công vào các vị trí có sự cân bằng năng động bị gián đoạn, để dễ dàng di chuyển, bên chủ động nên đi theo những nguyên tắc lựa chọn biến mà không làm giảm tiềm năng chủ động của mình. Trái lại, bên phòng thủ cũng cần tuân theo các nguyên tắc ngược lại.

Hiểu biết rõ ràng về những loại khái niệm này giúp chúng ta tránh mắc bẫy và tập thói quen không chú ý đến bất cứ điều gì khác thường để tránh trao đổi với 20.♗xa8 hoặc 21.♗xa7, vì giờ đây chúng ta đã biết được ý nghĩa thực sự của những quyết định như vậy.

Hẹn gặp lại trong không gian vô tận của Triết học cờ vua!

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc