Skip to main content

A–>Z Thủ tục thành lập Câu lạc bộ cờ vua (09/06/2021)

Đăng ngày 06/09/2021 bởi Administrator

1. Thủ tục thành lập câu lạc bộ cờ vua cấp xã?

Xin kính chào luật sư. Chúng tôi đang chuẩn bị thành lập câu lạc bộ cờ vua. Vậy xin luật sư cho biết về thủ tục thành lập và mẫu quyết định thành lập câu lạc bộ cờ vua cấp xã (cơ sở)?
Cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật . Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Hồ sơ, thủ tục thành lập câu lạc bộ:

Thứ nhất, về hồ sơ. Đối với hồ sơ xin phép thành lập hội theo quy định tại Điều 7 nghị định 45/2010/NĐ-CP thì bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn xin phép thành lập hội.

– Dự thảo điều lệ.

– Dự kiến phương hướng hoạt động.

– Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

– Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.

– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.

– Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Thứ hai, về thủ tục.

Đối với thủ tục thành lập CLB thì căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP thì hội có các tên gọi khác nhau trong đó có hình thức câu lạc bộ. Vậy nên khi thành lập sẽ cần tuân theo các điều kiện thành lập hội được quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP như sau:

Về điều kiện thành lập hội:

Để thành lập câu lạc bộ Cờ vua thì bạn cần chú ý đến các điều kiện sau. Đó là: Mục đích hoạt động, vốn điều lệ, trụ sở và số lượng thành viên của hội. Ngoài ra, vấn đề số lượng thành viên của hội sẽ phụ thuộc vào phạm vi hoạt động của hội đó. Cụ thể:

– Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ;

– Có điều lệ;

– Có trụ sở;

– Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:

+ Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.

Lưu ý: Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

2. Mẫu quyết định về việc thành lập câu lạc bộ (CLB)

ỦY BAN NHÂN DÂN……

PHƯỜNG ……………….

Số: QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

. ..… ngày … tháng … năm 2017

(Mẫu)

MẪU QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Câu lạc bộ Cờ vua

Và công nhận Ban Chủ nhiệm khu phố …, phường …

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG

– Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

– Xét đề nghị của ……

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay Thành lập Câu lạc bộ cờ vua thuộc tổ dân phố ……(khu phố) thuộc phường …,gồm: ….. thành viên, gồm các đồng chí có tên sau:

1/ Ông ………………………., sinh năm 19….. – Chủ nhiệm

2/ Ông ………………………., sinh năm 19…… – Phó Chủ nhiệm

3/ Ông ………………………., sinh năm 19 …. – Thành viên

Điều 2. Câu lạc bộ Cờ vua tổ dân phố, khu phố …, phường … có trách nhiệm tổ chức sinh hoạt và hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy ước của Câu lạc bộ được cấp ủy chi bộ khu phố … thông qua và UBND phường công nhận.

Điều 3. Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ CQN khu phố …, phường … chịu trách nhiệm trước cấp ủy chi bộ, trưởng khu phố … và UBND phường về mọi hoạt động của CLB. Đồng thời tiếp tục vận động phát triển hội viên, duy trì hoạt động CLB theo quy ước của CLB.

Điều 4.Văn phòng Ủy ban và các đồng chí có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:

– Như điều 1

– BDV/QU, CCB quận (báo cáo)

– TT ĐU, TT UBND phường

CHỦ TỊCH

2. Nên thành lập doanh nghiệp xã hội hay câu lạc bộ?

Thưa luật sư, xin hỏi loại hình câu lạc bộ và doanh nghiệp xã hội thì có những ưu nhược điềm gì ? Nên mở doanh nghiệp xã hội hay thành lập câu lạc bộ thì phù hợp hơn ạ?
Cảm ơn!

Trả lời

Với mỗi loại hình: doanh nghiệp xã hội, câu lạc bộ, hay bất cứ một doanh nghiệp nào khác đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định. Đối với trường hợp của bạn thì tùy vào mục tiêu và mong muốn của bạn để thành lập doanh nghiệp xã hội hay câu lạc cho hợp lý.

* Đối với doanh nghiệp xã hội:theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì đây là một loại hình doanh nghiệp thông thường, được thành lập, hoạt động, giải thể theo quy định pháp luật:

Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

b) Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

c) Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;

d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 4 Nghị định 96/2015/NĐ-CP việc đăng ký thành lập DN xã hội cũng theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp như Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty Cổ phần…

Từ quy định trên có thể thấy loại hình doanh nghiệp xã hội có những ưu điểm như:

– Doanh nghiệp xã hội được thành lập hợp pháp do đó dễ dàng tạo niềm tin thu hút tài chính, cũng như nguồn vốn hỗ trợ

– Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Doanh nghiệp xã hội được hưởng nhiều ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.

– Được tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật

Bên cạnh đó việc thành lập doanh nghiệp hạn chế cũng tồn tại những hạn chế:

– Doanh nghiệp xã hội là một loại hình doanh nghiệp thông thường như doanh nghiệp khác, do đó phải tuân thủ quy định chặt chẽ về thủ tục trình tự thành lập, hoạt động, giải thể nên sẽ làm mất thời gian, tốn kém chi phí.

– Doanh nghiệp xã hội khi đăng ký thành lập phải cam kết mục tiêu xã hội (cam kết này chỉ chấm dứt khi hết thời hạn. Vấn đề xã hội, môi trường đã thay đổi hoặc không còn nữa. Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết và mức lợi nhuận giữ lại tái đầu tư. Trường hợp khác theo quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) do đó hoạt động của doanh nghiệp xã hội sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ, luôn phải đảm bảo mục tiêu như cam kết.

– Các khoản tài trợ huy động được không được dùng cho mục đích nào khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký.

– Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, doanh nghiệp phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ dành riêng cho doanh nghiệp xã hội

* Đối với câu lạc bộ: Câu lạc bộ là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện, cùng hướng tới mục tiêu chung… sở thích. Để thành lập câu lạc bộ phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP như sau:

“1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

2. Có điều lệ;

3. Có trụ sở;

4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:

a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

đ) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.

Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.”

Để thành lập câu lạc bộ chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định trên (có mục đích hoạt động không trái pháp luật, có trụ sở, vốn điều lệ, có công dân, tổ chức Việt Nam tham gia thành lập hội), đồng thời người đứng đầu câu lạc bộ phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 9 Thông tư số 03/2013/TT-BNV :

“1. Số nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức danh là người đứng đầu hội; độ tuổi, tiêu chuẩn, quy trình giới thiệu, lựa chọn để bầu người đứng đầu hội do điều lệ hội hoặc ban lãnh đạo hội quy định phù hợp quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.

2. Nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.”

Từ quy định trên của pháp luật có thể thấy việc thành lập câu lạc bộ có những ưu điểm:

– Điều kiện để được thành lập câu lạc bộ dễ dàng, quy trình thủ tục để thành lập hoạt động giải thể câu lạc bộ đơn giản

– Vốn điều lệ của câu lạc bộ là do các thành viên thống nhất với nhau, pháp luật không quy định cụ thể trường hợp này

– Câu lạc bộ là nơi để giao lưu, trao đổi kỹ năng, kinh nghiệp cùng hướng tới mục tiêu xã hội.

Bên cạnh đó việc thành lập câu lạc bộ có những hạn chế:

– Việc huy động nguồn vốn phải do câu lạc bộ tự mình đi xin tài trợ, giúp đỡ của nhà hảo tâm… do không được thành lập theo mô hình doanh nghiệp nên không thể tự thu hút vốn đầu tư, tài chính, trừ những câu lạc bộ đã hoạt động lâu, có hiệu quả và được nhiều người biết đến. Thường thì khi thực hiện dự án, nếu câu lạc bộ không được bảo trợ thì sẽ phải kêu gọi thành viên đóng góp và xin kinh phí từ tổ chức, cá nhân khác, rất khó đảm bảo nguồn kinh phí đủ để thực hiện dự án.

– Nguồn vốn huy động được dùng để đảm bảo cho hoạt động mục tiêu của câu lạc bộ, không được sử dụng để chi cho hoạt động của cá nhân.

– Thành viên câu lạc bộ thường xuyên có sự thay đổi( có người xin vào, người xin ra) khó đảm bảo câu lạc bộ ổn định về mặt thành viên…

Trân trọng ./.

3. Tư vấn thành lập công ty, thành lập câu lạc bộ theo Luật Doanh Nghiệp?

Xin chào văn phòng luật. Sắp tới mình có ý định thành lập 1 câu lạc bộ cho trẻ em, mục đích là giảng dạy các kĩ năng, kiến thức miễn phí. Câu lạc bộ này sẽ không trực thuộc bất kì đơn vị đoàn thể nào. Mình chưa hiểu rõ về vấn đề pháp lí, cách thức để 1 CLB có thể hoạt động hợp lí là như thế nào ?
Mong Công ty luật có thể tư vấn giúp mình. Xin cảm ơn rất nhiều.

Trả lời:

Căn cứ theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

Để thành lâp câu lạc bộ kỹ năng sống bạn cần tiến hành theo trình tự thủ tục như sau:

1. Thành phần hồ sơ thành lập câu lạc bộ:

– Đơn đề nghị thành lập hội;

– Dự thảo Điều lệ ;

– Điều lệ Trung ương hội (nếu có);

– Dự thảo phương hướng hoạt động;

– Quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội;

– Sơ yếu lý lịch người đứng đầu Ban vận động thành lập hội, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã nơi cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý hồ sơ cán bộ, công chức;

– Các văn bản xác định về trụ sở và tài sản của hội;

– Danh sách có chữ ký những hội viên đăng ký tham gia thành lập hội;

– Dự thảo Quyết định thành lập (đính kèm file).

2. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, gồm:

– Sở Nội vụ: 20 ngày (15 ngày thẩm định và 05 ngày chỉnh lý, hoàn tất dự thảo quyết định);

– Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm tra và trình ký: 05 ngày.

Cụ thể được quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội như sau:

“Điều 7. Hồ sơ xin phép thành lập hội

1. Đơn xin phép thành lập hội.

2. Dự thảo điều lệ.

3. Dự kiến phương hướng hoạt động.

4. Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

5. Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.

6. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.

7. Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Điều 8. Nội dung chính của Điều lệ hội

1. Tên gọi của hội.

2. Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội.

4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội.

5. Thể thức vào hội, ra hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên.

6. Tiêu chuẩn hội viên.

7. Quyền, nghĩa vụ của hội viên.

8. Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết.

9. Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội.

10. Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính.

11. Khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong nội bộ hội.

12. Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ.

13. Hiệu lực thi hành.

4. Tư vấn thành lập các câu lạc bộ theo chuyên đề?

Thủ tục thành lập hiệp hội, các câu lạc bộ là nhu cầu hiện hữu trong Xã hội. Hiệp hội, Câu lạc bộ mang tính nghề nghiệp có gắn kết với quản lý nhà nước, Chúng tôi là Văn phòng luật sư đầu tiên tư vấn chuyên sâu về vấn đề này, dịch vụ cung cấp cho Khách hàng với thể thức trọn gói và đảm bảo tính khả thi cao nhất.

Trả lời

1. Thành phần hồ sơ thành lập câu lạc bộ:

– Đơn đề nghị thành lập hội;

– Dự thảo Điều lệ (đính kèm file);

– Điều lệ Trung ương hội (nếu có);

– Dự thảo phương hướng hoạt động;

– Quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội;

– Sơ yếu lý lịch người đứng đầu Ban vận động thành lập hội, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã nơi cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý hồ sơ cán bộ, công chức;

– Các văn bản xác định về trụ sở và tài sản của hội;

– Danh sách có chữ ký những hội viên đăng ký tham gia thành lập hội;

– Dự thảo Quyết định thành lập (đính kèm file).

2. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, gồm:

– Sở Nội vụ: 20 ngày (15 ngày thẩm định và 05 ngày chỉnh lý, hoàn tất dự thảo quyết định);

– Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm tra và trình ký: 05 ngày.

5. Tư vấn thành lập hiệp hội, câu lạc bộ theo quy định mới?

Thủ tục thành lập Hiệp hội, Câu lạc bộ là nhu cầu hiện hữu trong Xã hội hiện nay. Các hiệp hôi, câu lạc bộ mang tính nghề nghiệp có gắn kết với quản lý nhà nước, Công ty luật là văn phòng luật sư đầu tiên tư vấn chuyên sâu về Thủ tục thành lập Hiệp hội, Câu lạc bộ, dịch vụ cung cấp cho Khách hàng với thể thức trọn gói và đảm bảo tính khả thi cao nhất.

Trả lời

1. Thành phần hồ sơ thành lập hiệp hội, câu lạc bộ:

– Đơn đề nghị thành lập hội Hiệp hội, Câu lạc bộ

– Dự thảo Điều lệ (đính kèm file);

– Điều lệ Trung ương hội (nếu có);

– Dự thảo phương hướng hoạt động;

– Quyết định công nhận Ban vận động thành lập Hiệp hội, Câu lạc bộ

– Sơ yếu lý lịch người đứng đầu Ban vận động thành lập hội, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã nơi cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý hồ sơ cán bộ, công chức

– Các văn bản xác định về trụ sở và tài sản của hội

– Danh sách có chữ ký những hội viên đăng ký tham gia thành lập Hiệp hội, Câu lạc bộ

– Dự thảo Quyết định thành lập (đính kèm file).

Tài liệu được tổng hợp từ dữ liệu của Công ty luật Minh Khuê

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc