Skip to main content

9 Phương pháp giảng dạy học mới (12/07/2017)

Đăng ngày 07/12/2017 bởi Administrator

Bên cạnh phương pháp truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, giáo viên cần áp dụng các cách khác như: dạy giải quyết vấn đề; dạy theo tình huống; định hướng hành động… 

1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thốngCác phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn quan trọng. Đổi mới không có nghĩa là loại bỏ phương pháp này mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Giáo viên trước hết cần nắm vững yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, làm sao phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.

2. Kết hợp đa dạng phương pháp dạy học

Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng phương pháp và hình thức trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học.

Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, và dạy học cá thể cần được kết hợp linh hoạt.

9-phuong-phap-giang-day-hoc-moi-nam-2016

3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với mức độ tự lực của học sinh.

4. Vận dụng dạy học theo tình huống

Trong đó việc dạy được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội. Các chủ đề dạy học phức hợp thường liên quan đến nhiều môn hoặc lĩnh vực tri thức, gắn với thực tiễn.

5. Vận dụng dạy học định hướng hành động

Là quan điểm dạy học nhằm làm cho các hoạt động trí óc và chân tay kết hợp chặt chẽ. Học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và tay chân. Đây là quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.

6. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học

Phương tiện có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy.

7. Sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

Kỹ thuật dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có kỹ thuật dạy học chung, có kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp.

8. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

Phương pháp có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Bên cạnh phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn thì việc dùng phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy bộ môn.

9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh

Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, tổ chức làm việc, làm việc nhóm. Bằng nhiều hình thức, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và phương pháp học tập bộ môn.

Tựu chung có rất nhiều hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận riêng. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng cần xác định phương hướng để cải tiến phương pháp dạy học.

 

Tham khảo thêm:

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

Với quan điểm này, PGS.TS Hà Thế Truyền (Học viện Quản lý giáo dục) đưa ra các biện pháp tổ chức đổi mới phương pháp dạy học, hướng đến phát triển năng lực của học sinh.

Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống

Thuyết trình, đàm thoại, luyện lập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc.

Để nâng cao hiệu quả các phương pháp này, giáo viên trước hết cần nắm vững yêu cầu, sử dụng thành thạo kỹ thuật trong chuẩn bị cũng như tiến hành bài trên lớp, như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi, xử lý câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập…

Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tích cực nhận thức của học sinh. Có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh.

Tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn, ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn.

Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn, học sinh chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy, bên cạnh dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.

Vận dụng dạy học theo tình huống

Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập.

Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp.

Vì vậy, sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp liên môn.

Phương pháp nghiên cứu trưởng hợp là một phương pháp dạy học điẻn hinh của dạy học theo tỉnh huống, trong dó HD tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gán với thực tiễn thông qua làm việc nhóm.

Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông.

Tuy nhiên, nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết, học sinh sẽ chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Vận dụng dạy học theo định hướng hành động

Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình học tập.

Đây là một quan điểm dạy học tích cực hóa và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.

Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm.

Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại, như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động.

Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học.

Hiện nay, việc trang bị phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên, các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần dược phát huy.

Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại.

Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử e-leaming.

Phương tiện dạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới. Webquest là một ví dụ về phương pháp dạy học mới với phương tiện mới là dạy học sử dụng mạng điện tử, trong đó học sinh khám phá tri thức trên mạng một cách có định hướng.

Sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo

Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành dộng của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.

Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại.

Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, …

Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

Bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn.

Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn.

Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên;

Các phương pháp dạy học như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án là những phương pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật;

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu cao trong việc dạy học các môn khoa học …

Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học.

Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng.

Vì vậy, cần phối hợp linh hoạt, đa dạng các phương páp dạy học để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học.

Ví dụ, dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học, cần kết hợp với nhau. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc