Skip to main content

4 truyền thuyết cổ xưa về cờ vua (09/04/2021)

Đăng ngày 04/09/2021 bởi Administrator

Một trong số đó là câu truyện của nhà bác học vĩ đại Al-Biruni trong cuốn sách “Ấn Độ”, một quyển sách quy kết/gán ghép/ấn định cho rằng một tín đồ Bà La Môn (một nhóm xã hội ở Ấn Độ) đã tạo ra cờ vua. Ông đã yêu cầu raangu trao một phần thưởng cho phát mình của mình. Thoạt nhìn, phần thưởng trông có vẻ không đáng kể: đủ số hạt lúa mì đặt trên bàn cờ, ô thứ nhất 1 hạt, ô thứ hai 2 hạt, 4 hạt trên ô thứ 3, 8 hạt trên ô thứ tư, 16 hạt trên ô thứ 5, 32 hạt trên ô thứ 6, theo nguyên tắc ô sau gấp đôi ô trước cho đến khi đầy bàn cờ. Hóa ra, cả thế giới cũng không có đủ số lượng hạt lúa mì như vậy (nó bằng 264 – 1 ≈ 1845 × 1019 hạt, đủ để lắp đầy kho với khối lượng 180 km3).

Hình minh họa truyền thuyết 1

Ghi chép về một truyền thuyết khác của nhà thơ Ba Tư Firdousi (người viết sử thi khoảng một nghìn năm trước) cũng được tìm thấy. Ở Vương quốc Ấn Độ, có một nữ hoàng và hai người con trai sinh đôi, bà đặt tên là Gave và Talhand. Đã đến lúc một trong hai người con trai của bà phải lên trị vì đất nước, nhưng người mẹ không thể quyết định được ai sẽ lên ngôi vua vì bà đều yêu cả hai người con như nhau. Lúc đó, hai hoàng tử đã quyết định tổ chức một trận đấu, ai thắng người đó sẽ làm vua. Đấu trường được bố trí trên bờ biển và được bao quanh bởi một con hào để không bên nào có thể rút lui. Điều kiện thi đấu không phải là giết nhau mà là đánh bại quân địch. Trận đấu đã diễn ra và cướp đi sinh mạng của Talhand. Khi hay tin về cái chết của con trai mình, nữ hoàng đã vô cùng tuyệt vọng. Bà trách mắng Gave vì đã giết người anh em của mình. Tuy nhiên, Gave giải thích rằng, anh đã không gây bất kỳ tổn thương nào đến thân thể của người em, cái chết là do quá kiệt sức. Nữ hoàng đã ra lệnh tường thuật lại chi tiết trận đấu. Gave cùng với các tùy tùng đã quyết định dựng lại chiến trận. Để làm điều này, họ lấy một tấm bảng, đánh dấu các ô và đặt lên đó những hình vẽ thể hiện sự cảnh báo. Hai phe bố trí các quân ở hai phía đối diện nhau và được xếp thành hàng: bộ binh, kỵ binh và một lần nữa bộ binh. Ở hàng giữa có hoàng tử, bên cạnh là người hộ tống, hàng sau là các quân tượng, lạc đà, mã và chim Ruch. Các quân có cách di chuyển khác nhau, và nhờ vào đó, hoàng tử đã thuật lại cho mẹ diễn biến của trận đấu. Rõ ràng rằng, bàn cờ cổ khi ấy có đến 100 ô cờ và các quân cờ đứng thành 3 hàng.

Hình minh họa truyền thuyết 2

Một truyền thuyết khác kể rằng, Ấn Độ khi ấy là một quốc gia hùng mạnh được cai trị bởi một vị vua. Và tất cả sức mạnh của quân đội chính là những con voi chiến được huấn luyện đặc biệt. Với sự giúp đỡ của chúng, vị vua này đã nhanh chóng chinh phục được quân đội của những kẻ đối đầu, do đó, trong nhiều năm liền quân đội của ông không có việc gì để làm. Một lần, ông truyền lệnh cho các quan viên rằng ai nghĩ ra được thứ gì khiến ông thích sẽ được tặng thưởng bất cứ thứ gì mong muốn. Hiển nhiên, văn võ bá quan cả nước xôn xao tìm kiếm và dân lên cho nhà vua nhiều của hiếm vật lạ bằng vàng bằng ngọc. Tuy nhiên, tất cả những thứ ngọc ngà châu báu này cũng không thể khiến cho nhà vua cảm thấy thích thú. Một hôm, có một chàng trai nghèo tên là Shah đã đến xin được gặp vua. Chàng trai mang theo một tấm ván nhỏ và các tượng gỗ nhỏ. Ngay khi nhà vua nhìn thấy cảnh tượng này, ông đã nổi trận lôi đình quát: “Đây là gì? Tại sao tất cả những thứ của người khác dâng lên cho ta đều được làm bằng vàng, bằng ngọc, còn ngươi thì chỉ chuẩn bị toàn những món đồ gỗ cũ kỹ”. Shah đã tâu rằng, “sự thú vị của trò chơi không nằm ở chỗ nó được làm bằng vàng hay không mà chỗ nó đòi hỏi sự thông minh”, cũng ngay lúc đó nhà vua trông thấy những bức tượng gỗ nhỏ trông giống như quân đội của mình, ông bị thu hút bỏi vẻ ngoài của chúng và đồng ý thử trò chơi này. Khi Shah hướng dẫn cho nhà vua cách chơi, anh đã nói với nhà vua rằng: “Ngài có quân đội bất khả chiến bại, nhưng chưa chắc rằng, ngài có thể giành được chiến thắng tại đây, ngay trên chiếc bàn gỗ nhỏ này với một đội quân tương đương với quân đội của đối phương”. Ngay từ lần đầu tiên chơi thử, nhà vua đã cảm thấy thích thú với trò chơi này và tin chắc rằng mình sẽ thắng Shah một cách dễ dàng, nhưng ở trận đấu đầu tiên, Shah đã đánh bại nhà vua. Nhà vua quyết định thử lại, và lần này ông đã cẩn thận tính toán từng nước đi, cuối cùng, ở trận đấu thứ hai ông đã thắng. Kể từ đó, nhà vua bắt đầu say mê với trò chơi này. Và mỗi lần tấn công vua địch, ông lại thốt lên “Shah” cảnh báo rằng vua của Shah đang gặp nguy hiểm, và khi ông đại bại vua của chàng Shah, ông nói “Shah mate”, có nghĩa là nhà vua của Shah đã tử trận. Như đã nói, nhà vua sẽ ban thưởng cho người nào mang đến thứ khiến nhà vua thích thú và ông đã thực hiện lời hứa của mình. Ông hỏi Shah mong muốn được ban tặng vật gì, Shah đã ngay lập tức trả lời nhà vua với một phần thưởng mới nghe qua có vẻ nhỏ nhoi, không đáng kể: “nếu đặt vào ô thứ nhất trên bàn một hạt ngũ cốc, ô thứ hai cho 2 hạt và cứ như thế, ô sau gấp hai lần ô trước”, nhưng hóa ra trong cả vương quốc cũng không có đủ số hạt như Shah yêu cầu. Số hạt mà Shah đòi hỏi nhà vua lên đến 92 233 720 000 019 hạt. Truyền thuyết không kể lại nhà vua đã làm thể nào để ban thưởng cho Shah đủ số hạt. Chúng ta cũng có thêm một truyền thuyết khác về sự xuất hiện của trò chơi tuyệt vời này.

Hình minh họa truyền thuyết 3

Ngày xưa ở Ấn Độ, có một vị vua rất anh minh, dưới thời trị vì của ông đất nước trở nên thịnh vượng. Ông có hai người con trai sinh đôi điểm nào cũng giống nhau duy chỉ có điều, một người chỉ thích mặc đồ trắng, còn người kia chỉ thích mặc đồ đen. Trước khi lâm chung, ông không biết phải chọn ai trong hai người con của mình để nối ngôi và đã chia quyền cho hai con như nhau. Nhưng chẳng bao lâu, hai người con đều nghĩ rằng chỉ nên có một người nắm quyền và tự cho bản thân mình chính là người đó. Hai anh em nảy sinh mâu thuẫn và chiến tranh bùng nổ khiến vô số người chết. Sau một thời gian, hai anh em nhận ra rằng, chiến tranh sẽ tiếp tục kéo dài do không ai chịu nhường ai và cũng vì người từ bỏ cuộc chiến trước là người thua cuộc và sẽ không được nắm quyền. Mặc khác, cả hai người đều muốn giành được ngôi vua trong sự hòa bình. Một hôm, có một ông lão đến gặp hai chàng trai và nói rằng, nếu họ đồng ý kết thúc cuộc chiến đã giết chết một nửa Ấn Độ, ông sẽ chỉ cho họ cách phân định ai là vua một cách trung thực nhất. Hai anh em đồng ý và ông lão lấy ra một tấm ván gỗ cùng với những bức tượng gỗ nhỏ sơn màu trắng, đen. Ông chỉ cho hai người các quy tắc của trò chơi và “chiến tranh” đã diễn ra trong nhiều ngày, trong đó, mỗi nước đi đều được tính toán cẩn thận. Cuối cùng, phe trắng đã giành được chiến thắng. Kể từ đó, người ta thường đi quân trắng trước và ngày càng có nhiều người trò chơi này nhiều hơn.

Hình minh họa truyền thuyết 4

TS. Dương Thanh Bình (sưu tầm và dịch)

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc