Skip to main content

Nghề “Huấn luyện viên” (11/20/2022)

Đăng ngày 20/11/2022 bởi Administrator

Có lẽ trong sự nghiệp trồng người của nghề giáo, danh xưng những người được gọi là thầy, cô “huấn luyện viên” là những người gian khổ và khắc nghiệt nhất.

Để phát huy tối đa tiềm năng của học trò đòi hòi sự dạy dỗ tận tình từ các huấn luyện viên. 

Cũng không hơn gì các thầy cô giảng dạy tại các trường học. Trong môi trường thể thao, những người thầy cô “huấn luyện viên” cũng phải thức khuya, dạy sớm, tìm hiểu những tư liệu, phương pháp hay để hoàn thành cho mình một bài giáo án, bài dạy chất lượng.Ngoài những kiến thức chuyên môn mình đang có, thầy cô phải biết áp dụng phù hợp từng thời điểm, nhóm lứa tuổi mà mình đào tạo. Phải nắm bắt được những kĩ năng, thế mạnh của từng người học trò, những điểm yếu cần khắc phục. Từ đó mới có được những bài huấn luyện hay.

Bên cạnh việc đào tạo, người huấn luyện viên phải đi tìm cho mình những người vận động viên. Để có được một vận động viên đáp ứng nhu cầu, ngoài thể hình còn phải có tố chất, nhiệt huyết và đam mê. Nhiệm vụ của người huấn luyện viên là phải tìm ra, giữ và truyền lửa được những tố chất, đam mê ấy.

Người ta nói, nghề giáo như một người trồng cây, điều đó càng đúng khi ta nói về người huấn luyện viên. Cái gốc có chắc thì cái cây mới khỏe, mới phát triển. Để đào tạo ra một vận động viên, người huấn luyện phải tìm, đào tạo, nuôi dưỡng. Cái kết quả đạt được cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào người huấn luyện viên trong quá trình đào tạo.

Gian khổ của người thầy không dừng lại ở mức độ huấn luyện thể thao, mà còn chịu trách nhiệm về học trò đó trước gia đình, nhà trường và cả xã hội. Không những dạy về kiến thức chuyên môn, người huấn luyện viên còn phải dạy cách nhận thức, cách sống của vận động viên trong ngoài xã hội. Những lứa vận động viên mới bước vào môi trường đào tạo thể thao ở những lứa tuổi còn rất nhỏ, nhận thức chưa biết hết về xã hội, về những thói hư, tật xấu, sẽ dễ bị cám dỗ nếu không được nhận thức và giáo dục kịp thời.

Bên cạnh đó, người huấn luyện viên còn phải chịu những áp lực từ phía nhà trường. Làm như thế nào để đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu Ban giám hiệu nhà trường đưa xuống. Phải suy nghĩ, điều phối như thế nào nguồn nhân lực phù hợp với ngân sách của trên đưa ra, mà còn tạo được cơ hội cho học trò mình tham gia thi đấu, cọ sát tích lũy kinh nghiệm.

Nhiều người nghĩ, ai làm huấn luyện viên cũng nhàn rỗi, chỉ cần trò đạt thành tích thì thầy sẽ hưởng tiếng thơm. Chưa trải qua, thì không ai có thể hiểu được những cái khắc nghiệt của nghề. Để đào tạo ra một vận động viên là cả một quá trình dài. Thành công có thể đến trong hôm nay, nhưng không có cố gắng thì cũng sẽ quay về lúc ban đầu, và người chịu áp lực lớn nhất lại là người thầy. Cũng là một nhà giáo, nhưng người huấn luyện viên phải nhọc nhằn và đau đầu gấp mấy trăm lần so với những giảng viên đứng trên bục giảng.

Vì vậy, đừng phê phán người huấn luyện viên khi một cá nhân, tập thể nào thất bại. Họ đã cố gắng hết mình, tận tâm với nghề họ đang chọn. Trong thể thao, thành công đôi lúc cần phải có một chút may mắn. Hãy cổ vũ và động viên họ, như chính những vận động viên mà bạn yêu quý.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc