Skip to main content

Động lực/động cơ là gì? (06/03/2019)

Đăng ngày 03/06/2019 bởi Administrator

Động lực (hay Động cơ) được định nghĩa là một quá trình khởi tạo, dẫn dắt và duy trì các hành vi có mục đích. Động lực là cái khiến chúng ta hành động, dù là hành động lấy một cốc nước để uống đỡ khát hay đọc một cuốn sách để có thêm kiến thức.

Motivation is defined as the process that initiates, guides, and maintains goal-oriented behaviors. Motivation is what causes us to act, whether it is getting a glass of water to reduce thirst or reading a book to gain knowledge.

xFotolia_117919603_M-1200x550.jpg.pagespeed.ic.6ZnbYAG0hg
Nguồn: Upraise.io

Tìm hiểu kỹ hơn về Động lực. A Closer Look at Motivation

Động lực có liên quan đến các yếu tố thúc đẩy cả về sinh học, cảm xúc, xã hội và nhận thức làm xuất hiện một hành vi. Trong cuộc sống thường ngày, thuật ngữ Động lực thường được dùng để mô tả tại sao một người lại làm một việc gì đó.

Motivation involves the biological, emotional, social and cognitive forces that activate behavior. In everyday usage, the term motivation is frequently used to describe why a person does something.

Ví dụ, bạn có thể nói rằng một cô cậu học sinh nào đó có động lực tìm hiểu tâm lý học lâm sàng đến mức cô cậu này dành mỗi đêm để học nội dung này.

For example, you might say that a student is so motivated to get into a clinical psychology program that she spends every night studying.

“Thuật ngữ Động lực dùng để chỉ những yếu tố khởi tạo, định hướng và duy trì các hành vi có mục đích… Động lực thường là những câu hỏi “tại sao” một hành động diễn ra – nhu cầu hoặc mong muốn chính là cái thúc đẩy hành vi và giải thích cho hành động ta thực hiện. Chúng ta không thực sự thực hiện một động cơ; thay vào đó ta rút ra được một động cơ xuất phát hành vi mà ta thực hiện.”

“The term motivation refers to factors that activate, direct, and sustain goal-directed behavior… Motives are the “whys” of behavior – the needs or wants that drive behavior and explain what we do. We don’t actually observe a motive; rather, we infer that one exists based on the behavior we observe.”

    (Nevid, 2013)

Vậy cái thực sự nằm sau động lực khiến ta hành động là gì? Các nhà tâm lý học đã đề xuất một số học thuyết về động lực, bao gồm thuyết động cơ nỗ lực, thuyết động cơ bản năng và thuyết động cơ nhân văn. Thực tế là có rất nhiều yếu tố thúc đẩy giúp dẫn dắt và định hướng  động lực của chúng ta.

So what exactly lies behind the motivations for why we act? Psychologists have proposed different theories of motivation, including drive theory, instinct theory, and humanistic theory. The reality is that there are many different forces that guide and direct our motivations.

Các thành tố của Động lực.Components of Motivation

Bất cứ ai từng có một mục tiêu (như giảm 5kg hoặc chạy bộ đường dài) có thể ngay lập tức nhận ra rằng việc đơn thuần chỉ mong muốn đạt được một thứ gì đó là chưa đủ.

Anyone who has ever had a goal (like wanting to lose ten pounds or wanting to run a marathon) probably immediately realizes that simply having the desire to accomplish something is not enough.

Đạt được mục tiêu đòi hỏi khả năng kiên trì qua từng thử thách và sự bền bỉ để tiếp tục dù có gặp nhiều khó khăn đến thế nào chăng nữa.

Achieving such a goal requires the ability to persist through obstacles and endurance to keep going in spite of difficulties.

Có 3 thành tố cơ bản trong Động lực: Kích hoạt, Kiên trì, Nỗ lực cao.

There are three major components to motivation: activation, persistence, and intensity.

Kích hoạt là quyết định khởi xướng một hành vi nào đó, như tham gia vào một lớp tâm lý học chẳng hạn.

Activation involves the decision to initiate a behavior, such as enrolling in a psychology class.

Kiên trì là những nỗ lực liên tiếp nhằm hướng đến một mục tiêu dù cho có gặp phải trở ngại. Một ví dụ về kiên trì là học thêm các khóa khác về tâm lý học để có bằng cấp chứng chỉ dù cho phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và các nguồn lực.

Persistence is the continued effort toward a goal even though obstacles may exist. An example of persistence would be taking more psychology courses in order to earn a degree although it requires a significant investment of time, energy, and resources.

Nỗ lực cao có thể thấy trong sự tập trung và sự hăng say trong quá trình theo đuổi một mục tiêu. Ví dụ, một học sinh qua môn trơn tru dễ dàng mà không tốn quá nhiều công sức, trong khí đó một người khác sẽ phải học hành chăm chỉ, tham gia thảo luận và tận dụng các cơ hội nghiên cứu bên ngoài lớp học. Người đầu tiên thiếu đi sự nỗ lực, trong khi người thứ hai đạt được mục tiêu học tập với sự nỗ lực cao.

Intensity can be seen in the concentration and vigor that goes into pursuing a goal. For example, one student might coast by without much effort, while another student will study regularly, participate in discussions and take advantage of research opportunities outside of class. The first student lacks intensity, while the second pursues his educational goals with greater intensity.

Các học thuyết về động lực.Theories of Motivation

Vậy đâu là thứ thực sự khiến chúng ta hành động? Các nhà tâm lý học đã đề xuất nhiều học thuyết khác nhau nhằm giải thích về động lực/động cơ.

So what are the things that actually motivate us to act? Psychologists have proposed different theories to explain motivation:

Thuyết động lực bản năng: cho rằng hành vi được thực hiện là nhờ bản năng. Bản năng là một dạng hành vi cố định có từ khi sinh ra. Các nhà tâm lý học bao gồm William James, Sigmund Freud và William McDougal đã đưa ra một số các bản năng thúc đẩy cơ bản giúp hình thành hành vi. Một trong số đó bao gồm các bản năng sinh học quan trọng cho sự sinh tồn của sinh vật như sợ hãi, tính ưa sạch sẽ và tình yêu thương.

Instincts: The instinct theory of motivation suggests that behaviors are motivated by instincts. An instinct is a fixed and inborn pattern of behavior. Psychologists including William James, Sigmund Freud, and William McDougal have proposed a number of basic human drives that motivate behavior. Such instincts might include biological instincts that are important for an organisms survival such as fear, cleanliness and love.

Nhu cầu sinh lý: nhiều hành vi như ăn, uống và ngủ đều do sinh học quyết định. Chúng ta có nhu cầu sinh học liên quan đến thức ăn, nước uống và giấc ngủ, do vậy, chúng ta có động lực để ăn, uống và ngủ nghỉ. Học thuyết về nhu cầu sinh lý cho rằng mọi người đều có các nhu cầu cơ bản của cơ thể và rằng hành vi của chúng ta được tạo dựng bởi nhu cầu đáp ứng những nhu cầu này.

Drives and Needs: Many of our behaviors such as eating, drinking and sleeping are motivated by biology. We have a biological need for food, water, and sleep, therefore, we are motivated to eat, drink and sleep. Drive theory suggests that people have basic biological drives and that our behaviors are motivated by the need to fulfill these drives.

Các cấp độ của sự kích thích: Thuyết động lực kích thích cho rằng con người có động lực để thực hiện các hành vi giúp ta duy trì mức độ kích thích ở mức độ hợp lý nhất. Một người có nhu cầu kích thích thấp có thể thực hiện các hoạt động mang tính thư giãn trong khi đó, một số khác có nhu cầu kích thích cao lại có cảm hứng thực hiện những hành vi sôi nổi, mạo hiểm, khuấy động cảm xúc nhiều hơn.   

Arousal Levels: The arousal theory of motivation suggests that people are motivated to engage in behaviors that help them maintain their optimal level of arousal. A person with low arousal needs might pursue relaxing activities while those with high arousal needs might be motivated to engage in exciting, thrill-seeking behaviors.

Động lực nội sinh và Động lực ngoại sinh. Extrinsic Vs. Intrinsic Motivation

8fad5a85019926d9e667978a1bc26001e32f616d
Nguồn: Khanacademy

Mỗi động lực khác nhau thường được mô tả và phân loại về nhóm nội sinh hoặc ngoại sinh. Động lực ngoại sinh là những động lực xuất hiện từ bên ngoài một cá nhân và thường có liên quan đến những phần thưởng như cúp, tiền, sự công nhận hoặc tán dương từ mọi người. Động lực nội sinh là những động lực xuất phát từ bên trong mỗi cá nhân, như giải một ô chữ hóc búa đơn giản chỉ để bản thân cảm thấy thỏa mãn khi giải quyết được một vấn đề.

Different types of motivation are frequently described as being either extrinsic or intrinsic. Extrinsic motivations are those that arise from outside of the individual and often involve rewards such as trophies, money, social recognition or praise. Intrinsic motivations are those that arise from within the individual, such as doing a complicated crossword puzzle purely for the personal gratification of solving a problem.

Nguồn: https://www.verywell.com/what-is-motivation-2795378

 

 

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc