Skip to main content

Bài giảng của Đại kiện tướng Mark Dvoretsky: TRANH CÃI Về vấn đề hoàn thiện, vai trò chuẩn bị khai cuộc, và các vấn đề phát triển cờ vua (10/07/2022)

Đăng ngày 07/10/2022 bởi Administrator

Giới thiệu về Mark Dvoretsky:

Sinh năm 1947 tại Moscow, mất năm 2016. Mark đã khởi nghiệp với nghề huấn luyện viên cờ vua. Trong năm 1975, ông đã trở thành đại kiện tướng mạnh, nhưng chưa bao giờ đạt tới danh hiệu đại kiện tướng quốc tế mạnh nhất thế giới. Năm 1974 ông dừng chân ở vị trí thứ 5 tại Giải vô địch Liên Xô và thắng thuyết phục trước ứng cử viên vô địch hàng đầu, Wijk aan Zee. Nhưng trong khoảng thời gian đó, ham muốn trở thành huấn luyện viên cờ vua của Dvoretsky đã trở nên mạnh mẽ và đó là lúc ông đã gặt hái những thành công vang dội nhất. Ông đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới trong hàng ngũ những đại kiện tướng mạnh nhất thế giới. Ông đã huấn luyện cho Kasparov, Anand và Topalov cũng như một số người khác, và đã viết rất nhiều sách về công việc của mình cùng với Sergey Dolmatov và Artur Yusupov. Sách của ông viết về mọi khía cạnh của đào tạo cờ vua, có những quyển ông đã viết cùng với Yusupov, những cuốn sách này rất cần thiết cho cả huấn luyện viên và những người chơi cờ vua.

  1. Những nhân tố của thành công

Mikhail Botvinnik đã xác định những nhân tố chính để quyết định sức mạnh và triển vọng của một số người chơi cờ vua:

  1. Tài năng cờ vua bẩm sinh.
  2. Sức khỏe, nguồn năng lượng dự trữ.
  3. Có chủ đích, ý chí, phẩm chất thi đấu.
  4. Sự chuẩn bị chuyên môn cờ vua.

Trong số 4 nhân tố kể trên, chỉ có nhân tố đầu tiên là nằm ngoài kiểm soát của chúng ta; đó là “món quà của Chúa”. Những nhân tố còn lại đều có thể được phát triển – ở đây gần như tất cả chúng đều phụ thuộc vào bản thân người chơi và những người trợ giúp anh ta (huấn luyện viên, cha mẹ, bạn bè).

Theo Botvinnik, sự chuẩn bị cho cờ vua đơn thuần thì chỉ là một nhân tố, tuy nhiên nó là một nhân tố rất quan trọng, nhưng không thực sự quan trọng hơn những nhân tố khác. Tôi sẽ giải thích nhu cầu lĩnh hội sự phát triển của một người chơi, biểu đồ sẽ được dùng để cho thấy mối liên kết tương đồng với thời Napoleon Bonaparte.

Chúng ta sẽ vẽ một đồ thị, trên trục hoành biểu thị tài năng cờ vua của người chơi và trên trục tung biểu thị phẩm chất của anh ta (tính cách, nguồn năng lượng dự trữ,…). Sức mạnh thực tiễn của người chơi và mức độ thành công mà anh ta có thể đạt tới tương ứng với chu vi của ô vuông với các cạnh là chỉ số của các nhân tố, chúng ta có thể dùng một số đơn vị bất kì.

Giả sử 10 đơn vị là giới hạn tối đa. Đối với người chơi có sự phát triển trung bình về tất cả các nhân tố là 5×5, mức anh đạt được là 25, trong khi đối với người chơi chỉ nổi trội ở những phẩm chất cờ vua và phẩm chất cá nhân lại thấp hơn, kết quả đạt được căn bản là thấp – 18.

Theo phương án lập luận trên, chúng ta có thể rút ra một điều quan trọng: đối với một người chơi như vậy, một bước tiến về trước (đơn thuần ở khía cạnh cờ vua) không may là rất khó khi trình độ hiện tại của anh ta đã ở mức cao, nước đi đó sẽ thêm vào một chút gì đó – chỉ cho nhân tố 2. Nhưng thậm chí chỉ một bước tiến về trước trong lĩnh vực chính của anh ta cũng sẽ tạo ra một tác dụng rất lớn và ý nghĩa (3×9=27).

Tài năng cờ vua

Dĩ nhiên, biểu đồ có thể được trình bày theo kiểu đa chiều, và một số kĩ năng có thể được kết hợp liên tục với nhau trong biểu đồ đó (trên những thuật ngữ tương ứng hay một nhân tố liên kết).

Logic này cũng được áp dụng nếu chúng ta biểu thị những nhân tố có ý nghĩa khác nhau trên các trục. Chẳng hạn trên trục hoành: kiến thức khai cuộc và trên trục tung: ưu thế tại các giai đoạn theo sau. Tôi nghĩ mình sẽ không sai khi công nhận nó trên một biểu đồ như vậy, đối với hầu hết mọi người – từ trẻ em đến các đại kiện tướng – nhân tố trên trục hoành sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn so với trên trục tung. Nhưng đề nghị có lý trên là một trục xiên khó tìm được sự cân xứng, nó cản trở sự phát triển của người chơi, và những cách cải thiện hữu hiệu nhất không nằm trong giới hạn của lý thuyết khai cuộc. Tôi nên nói chi tiết hơn về vấn đề này.

  1. Vai trò của lý thuyết khai cuộc

Các đại kiện tướng và kiện tướng mà tôi quen đã cố gắng thuyết phục tôi nhiều lần rằng hầu hết thời gian chuẩn bị đều dành cho khai cuộc. Một cách tiếp cận như vậy luôn lôi cuốn tôi.

Tôi khuyên bạn nên nhớ những lần mà bạn hay học trò của bạn mất điểm vì những khó khăn ở khai cuộc và cả trong những ván đấu sau này nữa. Tôi chắc chắn bạn sẽ thấy rằng kết quả của  ván đấu thường được quyết định nhiều hơn bởi trung cuộc hoặc tàn cuộc chứ không phải khai cuộc. Hơn nữa, ở đây bạn dễ đạt được những tiến bộ đáng kể hơn và chắc chắn điều này sẽ dẫn tới một sự cải thiện nhanh chóng và vững chắc trong lớp học của bạn. Những luận điểm này đã được kiểm chứng thậm chí đối với những người chơi rất mạnh, và đặc biệt hơn là đối với những người chơi trẻ tuổi.

Và sự gắn chặt theo kiểu cuồng tín với khai cuộc là điều dễ hiểu.

Jonathan Rowson

  • Người chơi nào cũng có điểm yếu, và họ muốn khắc phục nó. Đó là điều mà đại kiện tướng Jonathan Rowson đã trình bày trong cuốn sách hấp dẫn của ông, Chess for Zebras, viết về những khía cạnh tâm lý và giáo dục trong vấn đề cải thiện cho người chơi cờ vua:

“Tôi nhớ khi mình 14 tuổi đã có chỉ số Elo khoảng 2000, FM Donald Holmes, huấn luyện viên cờ vua đầu tiên của tôi đã khuyên tôi tạm thời đặt khai cuộc sang một bên và tập trung vào cải thiện kĩ năng tính toán của tôi. Khi đó, tôi rất hài lòng với vốn kiến thức của tôi, nó giúp tôi có thể chơi Scheveningen bằng trình tự nước đi của Taimanov và Sketchy Grunfeld với quân đen, và phương án chính là khai cuộc 1, e4 với quân trắng. Tôi từng viết ra giấy những khai cuộc của mình và cảm thấy hãnh diện về những biến đó, chủ yếu là bởi tôi có cảm giác chúng là của mình. Có lần tôi đã nói với Donald rằng tôi sẽ sớm làm việc với việc tính toán của mình, nhưng đầu tiên tôi muốn hoàn thiện vốn khai cuộc của mình, và chắc chắn rằng không có vấn đề gì với khai cuộc của tôi. Ông cười và khuyên tôi, phải, tôi sẽ không bao giờ làm được nó.” (Chess for Zebras, tr.36)

Huấn luyện viên của tôi hoàn toàn đúng: vì khi những vấn đề khai cuộc hiện tại được khắc phục, những vấn đề mới chắc chắn sẽ xuất hiện. Sau tất cả, bạn có thể đào sâu và mở rộng không ngừng vốn kiến thức của bạn và bên cạnh đó, lý thuyết không đứng yên – những ván đấu mới đều quan trọng đối với những phương án chuẩn bị cho khai cuộc của bạn, chúng cần được chơi thường xuyên.

  • Chúng tôi nhận thấy rằng hoa trái của việc phân tích khai cuộc có thể phát huy tác dụng ngay trong những lần chơi sau đó, trong khi làm việc với những khía cạnh khác của cờ vua lại trừu tượng hơn nhiều. Hầu hết những trung cuộc và tàn cuộc mà bạn đã nghiên cứu kĩ lưỡng ở nhà lại chưa chắc xuất hiện trong các ván đấu của bạn.

Theo lập luận đó, người chơi quên rằng sớm muộn gì giai đoạn khai cuộc cũng kết thúc. Dù cho kết quả của tàn cuộc là có lợi, nhưng bạn vẫn phải tìm nước đi tốt để tiếp nối với nước đi trước đó và xử lý hết vấn đề này tới vấn đề khác: thế trận hay chiến thuật, kĩ thuật hay tâm lý. Và cách một người chơi đương đầu với những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng đến kết quả của ván đấu, đưa nó đến một phạm vi lớn hơn rất nhiều so với kết quả đối đầu ở khai cuộc. Trong phân tích cuối cùng, người chơi thất bại là người gây ra sai lầm sau cùng.

Ở nhiều cuộc thi, đặc biệt là dành cho giới trẻ, tôi cũng quan sát thấy điều đó. Những người dự thi chơi khai cuộc đúng theo chỉ dẫn mới nhất từ sách vở khoa học, và đôi khi họ thậm chí còn dùng sự chuẩn bị của riêng mình. Nhưng sau một giờ hay nửa giờ trôi qua, người chơi như trở thành vật thay thế. Lối chơi bị phá sản, họ bắt đầu nghĩ đến những nước đi căn bản về lâu về dài, và những sai lầm về thế trận và chiến thuật xuất hiện liên tiếp.

Tuy nhiên, khi phân tích những ván đấu đã chơi, huấn luyện viên thường chỉ bàn luận với học sinh của mình về giai đoạn khai cuộc chứ không chú ý đến những vấn đề quan trọng hơn.

Trong số phát hành thứ 4 năm 2002 của tạp chí 64 –Toàn cảnh cờ vua, tôi phát hiện một bài viết của đại kiện tướng Evgeny Sveshnikov – một nhà nghiên cứu nổi tiếng và là một chuyên gia về lý thuyết khai cuộc. Tôi đã có ý định trình bày lại một đoạn trong bài viết của ông được viết sau giải Vô địch Cờ vua Trẻ Nga năm 2002 tại Dagomys.

Tôi sẽ nói về sự chuẩn bị của cậu học trò mà tôi đã dạy, Sergey Trofimov, 13 tuổi, đến từ Chelyabinsk. Đây là một ván đấu mà cậu đã chơi 2 năm trước.

Sergey Trofimov

Yegor Krivoborodov

Kazan 2000

1.d4 d5 2.c4 c6 3.cxd5 cxd5 4.c3 f6 5.f3 c6 6.f4 f5 7.e3 e6 8.b5 d7 9.a4 c8 10.0-0 a6 11.xc6 xc6 12.fc1 e7 13.d1?!

 

13…b5 14.b3 c8? 14…c4 tốt hơn. 15.e4! dxe4 16.d5 c4 17.d4 c5 18.xc4! bxc4 19.xc4 exd5 20.xd5 và trắng thắng…

 Trofimov thừa nhận rằng cậu đã chọn biến này dựa trên những ván đấu của Shirov. Trong một cơ sở dữ liệu, chúng tôi tìm thấy ván đấu A. Shrirov-D. Komarov, Borzhomi 1988, nhưng Komarov đã chơi không thuyết phục: 13…b5 14.♕b3 ♕b6? Và nhanh chóng thất bại. 14…c2 lại mạnh hơn rất nhiều, và sau 15.♘d2 ♕a5 16.♘c3 b4! 17.♕a3 a4 trắng có thể giành được ít nhất là kết quả hòa, nhưng đen cũng có những khả năng khác. Và nếu trắng thí tốt bằng 17.♕d1?! xb2, thì dù 18.e4 hay 18.a4 cũng không thuyết phục, và do đó tôi khuyên Sergey nên chọn một biến khác…

Tôi đề nghị rằng Sergey nên dùng 13.♘e2!?. Chúng tôi đã kiểm tra nó trên máy tính: mọi thứ đều ổn đối với đen, và khả năng phạm sai lầm của Yegor Krivoborodov là rất nhỏ. Cậu là một kì thủ giỏi, và huấn luyện viên của anh, kiện tướng nổi tiếng và là một nhà lý luận, Vlamidir Lepyoshkin, chắc chắn là ông thông thạo sự tinh tế của biến này. Sau khi nhanh chóng tìm ra một số lỗ hổng trong khai cuộc của Yegor, tôi đã khuyên Sergey nên thử cả vận may của mình hoặc chơi theo kiểu ngẫu hứng. Sergey chọn hướng đầu tiên và trong suốt ván đấu anh đã cảnh giác trước sự hiểu biết của Lepyoshkin-Krivoborodov …

Đây là ván đấu mà chúng tôi đã chuẩn bị ở Dagomys.

Sergey Trofimov

Yegor Krivoborodov

Dagomys 2002

(từ nước thứ 13, ván đấu lặp lại và giống với ván cờ đã chơi ở Kazan năm 2000)

13.e2 b6 14.xc6 bxc6 15.c1 d3 16.d1

Liệu một ván đấu như vậy có thể được gọi là sáng tạo không? Sau tất cả, đó không phải là một nước đi mới được tạo ra! Tuy nhiên, rõ ràng đây là công việc chuẩn bị nghiêm túc của hai người chơi và huấn luyện viên của họ, được đúc kết từ kinh nghiệm của một số thế hệ người chơi.

Evgeny Sveshnikov

Cùng phân tích lời nói của ông. Chúng ta đã biết từ lâu rằng sau 13.♘e2 bằng một vài nước đi chính xác, đen hoàn toàn lấy lại cân bằng. Sveshnikov nhận ra rằng đối thủ có thể sẽ nắm tốt hơn những đúc kết của lý thuyết. Sau đó một huấn luyện viên có thể khuyên gì với học trò của ông để giúp cậu căn bản tránh khỏi một cuộc chiến, để sẵn sàng (chơi trắng) đưa khai cuộc của ván đấu về thế cân bằng? Với một cách tiếp cận như vậy, có thể học được cách chơi hay chứ? Tại sao không đề nghị chàng trai chiến đấu trong một số thế cờ phức tạp mà không phải cố gắng để khuất phục đối thủ ở giai đoạn khai cuộc? Đối với tôi, câu giải thích là rất rõ ràng: Sergey rất có thể đánh giá quá cao vai trò của khai cuộc, và do đó, anh không thể đưa mình đến lối chơi ngẫu hứng trong giai đoạn này của ván đấu.

Khi những phương án này lần đầu tiên được xuất bản (trong bộ tài liệu dành cho hội nghị các huấn luyện viên Nga) nghiễm nhiên chúng gây ra cảm giác rất khó chịu cho đại kiện tướng Sveshnikov. Chúng tôi đã có một cuộc tranh luận kéo dài. Những luận điểm chính yếu nhất đã bị đẩy quá xa so với những chủ đề nhỏ của cuộc tranh luận. Nhưng trong lúc đó, vấn đề nan giải về bất đồng của chúng tôi có thể được trình bày một cách thích đáng.

Theo quan điểm của mình, Sveshnikov không đáng bị chỉ trích, bởi vì trong khoảng thời gian bị giới hạn (Trofimov không phải là học trò duy nhất mà ông phải giúp chuẩn bị cho ván đấu), ông phải chăm lo cho công việc của mình một cách chuyên nghiệp. Ông đã chỉ ra chính xác rằng 13.♘d1 là một biến không đáng tin cậy và đã đề nghị một phương pháp chơi chắc chắn hơn.

Tôi tin chắc rằng công việc của một huấn luyện viên khi làm việc với kì thủ trẻ không nên chỉ dừng lại ở vai trò tư vấn cho khai cuộc. Ở trình độ này, giá trị khách quan của những lời khuyên cho khai cuộc không thực sự có ý nghĩa – điều quan trọng hơn rất nhiều là dạy cho cậu bé cách đương đầu với một cuộc đấu tranh khốc liệt, không sợ hãi trước khả năng khai cuộc bất ngờ.

Bản thân người đọc có quyền chọn một trong hai quan điểm của chúng tôi.

Bây giờ tôi muốn nói về ván đấu đầu tiên. Năm 2000, tôi may mắn có cơ hội làm cố vấn cho Yegor Krivoborodov. Trước khi cho tôi xem những ván đấu của mình, cậu đã nói rằng cậu thua là vì đã bị bắt bài ở khai cuộc.

Để chỉ ra những nước đi ở khai cuộc, Yegor đã giải thích tại sao ở nước đi thứ 10, việc trắng bắt tốt a7 lại không giành được điểm nào (10.♗xc6 xc6 11.♕xa7 ♕c8! 12.♕a5 a6,…). Dĩ nhiên tôi không còn nhớ những biến đó nữa, nhưng khi tôi tự chơi hệ thống đó, tôi đã thành công, các học sinh của tôi cũng vậy. Lúc đó, 13.♘e2 là nước đi chính.  Thật không may, sau 13…♕b6 14.xc6 bxc6 15.c1 ♗d3 16.♕d1 Sergey Dolmatov có ba lần tiếp tục với 16…♗xe2 17.♕xe2 0-0, theo sau bởi c8, và kiếm được 2 điểm – tôi đã nghi ngờ về tính chính xác trong cách đánh giá của Sveshnikov liên quan đến thế cờ này. Nhưng chính xác là điều đó không quan trọng.

Yegor cũng biết điều gì xảy ra sau 13.♘e2, nhưng nước đi 13.♘d1 (đã được tiến hành, tôi nghĩ nó lần đầu tiên được chơi vào năm 1986 bởi đại kiện tướng Alexander Shabalov) đã đến với cậu theo một cách bất ngờ. Đó là điều mà cậu muốn nói khi dùng từ ‘bị bắt bài”). Nói như vậy thì có người ngày nào cũng bị bắt bài! Liệu đó có thực sự là một nước đi chứa đựng sự nguy hiểm? Dĩ nhiên, có những biến khai cuộc sắc bén mà chúng ta cần phải quan sát cẩn thận để tìm ra mọi ý tưởng mới. Nhưng hiếm khi nó được áp dụng vào những hệ thống như thế.

“Nhưng huấn luyện viên của tôi nói rằng có những ván đấu như vậy trong cơ sở dữ liệu, và tôi nên tìm chúng”, Yegor cảm thấy khó chịu. Như vậy, theo quan điểm của vị huấn luyện viên, cậu bé 10 tuổi thất bại vì cậu đã không nghiên cứu những ván đấu với nước đi 13.♘d1 trong cơ sở dữ liệu. Chúng ta cùng đi sâu hơn chút nào!

13.d1 b5

Một cách đáp trả hay. Trong khi sau 13.♘e2 nó có thể sẽ trở thành một nước đi không tốt, vì hậu đã rút về d1 và trắng sẽ không chiếm quyền kiểm soát cột c.

14.b3 c8

Dĩ nhiên, 14…c4 cần một sự cân nhắc thấu đáo – nhiều ván đấu về chủ đề này đã được chơi. Nhưng hậu cũng di chuyển một cách tự nhiên và không đáng bị kết tội.

15.e4!

Một nước đi sắc bén – trắng bắt đầu một cuộc chiến vì cột mở c. Lựa chọn khả quan là 15…♗xe4 16.xc6 ♕xcc6 17.c1 ♕a8 18.a4 ♗xf3 19.gxf3 (trận Shabalov-Khalifman, 1987) – trắng có lợi thế ở chỗ giành được phần thưởng cho việc thí tốt, nhưng đen vẫn có thể phản công.

15…dxe4 16.d5!?

Sau làn sóng dịu dàng 16.xc6 ♕xc6 17.c1 đen có cả hai nước 17…♕a8 và 17…♕d5. Tuy nhiên, không có gì ghê gớm xảy ra cả và đen đã có được tuyến phòng thủ. Điều tồi tệ duy nhất là nước đi cuối cùng của dối thủ đã bị đánh giá thái quá bởi Yegor, giống như nước đi trước đó.

16…c4! 17.d4

Và tới đây, đen đã phạm một sai lầm ngớ ngẩn:

17…♘c5? 18.xc4! bxc4 19.♕xc4 với một lợi thế cho trắng.

Xem như thế cờ sau 17.♘d4, đen đang phòng thủ tốt. Anh ta nên chọn một trong ba cách đáp trả sau: 17…♗f6, 17…♕c5 hoặc 17…0-0, khi anh đang còn tất cả để nghĩ tới một nỗ lực. Nước đi cuối cùng có thể là chắc chắn nhất – sau 18.♘c6 ♗f6 19.xc4 bxc4 20.♕xc4 anh ta có 20…♘b6.

Vậy thì đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại của đen? Liệu có thực sự anh ta không biết nước đi 13.♘d1? Dĩ nhiên, đó không phải là vấn đề; ở tuổi đó, cậu đã đủ biết rõ khai cuộc mà cậu chơi. Điều quan trọng hơn cả là nhãn quan chiến thuật yếu kém của cậu – đầu tiên, đen thất bại trong việc bành trướng vào vùng trung tâm (may là chưa có gì nguy hiểm xảy ra), và sau đó là sự kiện mã của cậu bị ghim sau 18.xc4 – đây là nguyên nhân thực sự dẫn đến thất bại của cậu.

Vậy thì điều gì quan trọng hơn đối với một kì thủ 10 tuổi? Nghiên cứu nước đi 13.♘d1 trong cơ sở dữ liệu hay luyện tập cho nhãn quan kết hợp và tính toán các biến? Đối với tôi, câu trả lời là hiển nhiên, và tôi hy vọng nó cũng rõ ràng đối với bạn. Bằng cách tập trung vào sự chú ý của anh bạn trẻ đối với khai cuộc – chắc chắn là phải có sự đánh đổi, những vấn đề cải thiện quan trọng hơn (thời gian không phải là vô hạn!), huấn luyện viên đã không làm tốt nhiệm vụ của mình đối với học sinh của ông ta, và đã làm cậu ta bị mất phương hướng.

Ví dụ sau đây cũng thuộc chủ đề tương tự – lần này là từ lối chơi của một cậu bé lớn hơn một chút.

Ted Barendse

Merijn van Delft

Groningen 1997

1.e4 c5 2.f3 c6 3.d4 cxd4 4.xd4 f6 5.c3 d6 6.g5 e6 7.d3 e7 8.0-0-0 xd4 9.xd4 0-0 10.f4 a5 11.c4 d7 12.e5 dxe5 13.fxe5 c6 14.d2 d7 15.d5 c5 16.xe7+ xe7 17.he1 fd8 18.g4 f8 19.d3 xd3 20.cxd3

Đây là một trong những khai cuộc Tabiyas – thế cờ đổi-thí quân đã được dùng nhiều lần trong thực tiễn. Ở đây 20…♕d7 là nước thường được chơi, tấn công tốt d3 và sau đó là tấn công liên tiếp vào a2 và g2 bằng 21…♕d5. Nếu 21.♔b1 ♕xd3+ 22.♔a1, thì 22…♕h5! 23.♕xh5 (23.♕e2 ♕g6 với một thế cờ tuyệt vời dành cho đen) 23…♗a4!, và 24.b3 ♕d4+ 25.♔b1 ♗b5 thì nguy hiểm đối với trắng.

Nước đi mạnh hơn là 21.♗b4 ♕d5 (21…♘g6? 22.♗d6) 22.♗xf8! 23.♔b1 ♕xg2 24.♕xg2 ♗xg2 – đen có phần thất thế, nhưng có thể trụ lại ở tàn cuộc. Chẳng hạn, điều đó đã xảy ra trong ván đấu Adams-Kramnik ở Thế vận hội Moscow 1994.

Chàng trai 18 tuổi, Merijn van Delft đã dùng một nước đi sắc bén, chứng tỏ nó đã được chuẩn bị kĩ ở nhà trong khi nghiên cứu biến khai cuộc này.

20…c5+!? 21.b1 d5

Bằng cách di chuyển hậu tới d5 theo một hướng khác, đen đã tránh được việc đổi cờ với lợi thế cho đối thủ, đổi tượng yếu thế ở ô đen lấy mã ở f8. Bây giờ nếu 22.♗b4, thì 22…♘g6! (tấn công tốt e5) 23.♗d6 (23.♕e4!?) 23…♕xg2, thế cờ của đen rõ ràng là tốt hơn về mặt lý thuyết của biến cho trên.

Ngay cả như vậy thì cũng khó có thể gọi ý tưởng khai cuộc đó là một sự cải thiện. Trước hết, nước chiếu hậu có thể bị đáp trả bởi 21.♕c4. Việc đổi các quân hậu với nhau dẫn giúp cho cấu trúc tốt của trắng mạnh lên, trong khi với 21…♕f2 22.f1!? ♕xg2 23.♕f4 đen có thể sẽ phải bảo vệ ô f7  bằng nước đi chủ động hơn là 23…♗e8. Thứ hai, trong thế cờ của ván đấu, có 22.♕e4!, và đen không dễ gì có thể giành được thậm chí một quân tốt khi tiến hành thí-đổi cờ.

Sau khi không thể xử lý vấn để khai cuộc của mình, trắng đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng, tuy nhiên anh ta vẫn chưa bị trừng phạt.

  1. g3?? ♕xd3+ 23.♔a1 h5??

Nước đi 23…♗f3 có thể sẽ kết thúc ván đấu ngay lập tức.

Quan sát thấy: các nước khai cuộc đã được thực hiện ở trình độ của các đại kiện tướng hàng đầu thế giới. Nhưng khi hiểu biết đạt đến một giới hạn, lập tức nó sẽ kéo theo vài sai lầm điên rồ. Vậy thì một kì thủ trẻ nên cải thiện mình như thế nào: tiếp tục hoàn thiện vốn khai cuộc của mình nhưng vẫn vấp phải những vấn đề khác?

Có thể giải thích cái nhìn quá thái và non kém của đen như thế nào? Rõ ràng cậu ta đã bị cuốn theo suy nghĩ của thói thường. Merijn nhớ rằng sau khi từ bỏ tốt d3 (trong biến 21.b1 ♕xd3+ 22.a1) nhát đâm h7-h5! Là rất mạnh, và chẳng cần suy nghĩ, cậu đã chơi nó dựa vào phép loại suy.

Dĩ nhiên, kiến thức khai cuộc là cần thiết. Nhưng trước hết, chỉ nên nghiên cứu khai cuộc với lượng thời gian hợp lý (càng ít kinh nghiệm thì người chơi càng yếu và thời gian càng ít). Thứ hai, một kì thủ không nên trở thành nô lệ cho kiến thức khai cuộc của mình. Cần phải học cách dùng nó một cách độc lập để xử lý các vấn đề xảy đến trên bàn cờ. Ví dụ, chuyện đã xảy ra như trong ván đấu sau đây của cậu học trò 12 tuổi của tôi, Sasha Riazantsev. Tôi chỉ làm việc với cậu trong vòng hai năm (tôi đã bắt đầu khi cậu 11 tuổi), và trong suốt khoảng thời gian ấy, cậu đã đăng quang tại giải Vô địch U12 Thế giới và U14 Châu âu.

Alexander Verner

Alexander Riazantsev

Moscow 1998

1.f3 f6 2.c4 g6 3.c3 g7 4.e4 d6 5.d4 0-0 6.e2 e5 7.d5 a5 8.0-0 a6 9.g5 h6 10.h4 e8 11.d2 d7

Thế cờ được xác lập sau 12.b3 ♘h7 13.a3, một trong những phương án chính của biến Petrosian trong thế Phòng thủ Ân Độ. Đen thường tiếp tục với 13…h5, nhưng kế hoạch bao gồm f7-f5 là tốt – đó là điều mà Riazantsev nhắm tới. Cậu ta biết ván đấu Yusupov-Kasparov, Barcelona 1989, trong đó nhà vô địch thế giới đã dùng một nước thí cờ yêu thích : 13…f5 14.exf5 gxf5? 15.♗h5 ♕c8 16.♗e7 e8 17.♗xe8 ♕xe8 18.♗h4 e4 19.♕c2?! (19.c1 ♘c5 20.c2! là tốt hơn, nhưng ở đây cũng vậy sau 20.♘f6 21.♘e2 ♘h5, đen vẫn có được phần đền bù xứng đáng cho nước thí quân) 19…♕h5 20.♗g3 f8 21.♗f4? (21.f4) 21…♕g4 22.g3 ♘g5 và lợi thế bây giờ thuộc về đen.

Khi cậu bé cho tôi xem ván đấu này, Sasha giải thích rằng cậu không thích bắt lại quân ở f5 bằng tượng vì nó đồng nghĩa với việc trao e4 cho đối thủ. Nhưng có phải vậy không? Chẳng hạn nếu trắng đáp trả 14…♗xf5 bằng 15.g4!?, thì 15…e4! 16.c1 e3! Là khả quan, với những rắc rối không rõ ràng.

Một bàn luận như vậy với huấn luyện viên của ván đấu mới được chơi sẽ giúp kì thủ trẻ mở rộng kho tàng ý tưởng của mình. Thiết phải mời học sinh quyết định xem liệu ý tưởng mà huấn luyện viên của cậu khuyên nhủ có đúng không (trong ví dụ này, người chơi là một người có hiểu biết về lý thuyết khai cuộc), và liệu nó có phù hợp với anh ta không.

12.b1?! h7 13.b3

Riazantsev đã suy nghĩ và nhận thấy rằng trong tình huống này, kế hoạch thí quân hiện tại là không có tác dụng: 13…f5 14.exf5 gxf5? 15.♗h5 ♕c8 16.♗e7 e8 17.♗xe8 ♕xe8 18.♗h4 e4 19.♘e2! với lợi thế cho trắng (với xe tại a1, nước đi này là bất khả thi vì 19…♗xa1 20.♕xa1 ♕h5). Nhưng anh ta không muốn chuyển sang kết hoạch gắn liền với h6-h5. Vậy thì anh ta phải làm gì? Giải pháp sớm được tìm ra.

13…f5 14.exf5 xf5!

Xuất sắc – Sasha đã vượt qua suy nghĩ thái quá, chấp nhận nhường e4. Cậu nhận ra rằng 15.♘de4? là bất khả thi khi nhìn từ góc độ 15…♗xe4! 16.♘xe4 f4, bắt quân. Mặc dù chỉ đơn giản là trắng chậm mất một tempo.

15.c1 f6!?

Thêm một ý tưởng hay nữa: đen liều với quân tượng xấu số của mình. Nếu 16.♗g3 kéo theo 16…♗g5, ghim tượng, không cho nó tới e4. Sau 17.f3?! (17.h4) 17…♘c5 đen có lợi thế rõ ràng. Tuy nhiên nước đi đơn giản 15…g5 16.♗g3 ♘c5 cũng sẽ đem lại một thế cờ tuyệt vời.

16.♗xf6 ♘xf6 17.g4!

Về mặt thực tiễn thì đây là một sự ép buộc; tuy nhiên đen vẫn sẽ hoàn toàn nắm lợi thế.

17…d7 18.f3

Nước đi yếu hơn là 18.♘de4?! ♘xe4 19.♘xe4 b6 20.♕d2 f4 21.f3 ♘c5.

18…g7 19.d3 e7

Cơ hội là như nhau. Ở cách chơi thứ hai, nếu không mắc sai lầm, đen sẽ băng băng tới chiến thắng.

Có một cách chơi thông dụng khác, nhưng theo tôi, đó là một luận điểm không chính xác, nó được chơi nhiều và điều đó chứng tỏ nó chưa thể bị loại bỏ khỏi lĩnh vực khai cuộc. ‘Với sự xuất hiện của cơ sở dữ liệu máy tính, nguồn thông tin khai cuộc mở dành cho tất cả mọi người chơi, nó được phổ biến nhanh chóng và khó có thể bảm đảm sự phát triển của lý thuyết hiện đại và giữ lại trong đầu ai đó khối kiến thức khổng lồ và quan trọng về khai cuộc – đó là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển về vai trò của sự chuẩn bị cho khai cuộc.’

Thật ra, ngoài những yếu tố làm phức tạp công việc liên quan đến khai cuộc nêu trên, vẫn còn những yếu tố khác hoạt động theo hướng ngược lại. Với sự giúp đỡ của máy tính, một người có thể nhanh chóng tìm ra và kiểm chứng những ván đấu cần thiết, và việc đó hỗ trợ đắc lực cho bảo tồn và lưu trữ các phân tích đã được thực hiện. Sự tăng lên về số lượng của thông tin, cùng với cơ sở dữ liệu máy tính, hiển nhiên là một sự gia tăng đáng kể về tầm quan trọng của thông tin này, nhưng nó đơn thuần đòi hỏi nhu cầu phát triển theo những cách làm việc mới và hiệu quả.

Công bằng mà nói, Cần phải ghi nhận rằng sự tích lũy có mục đích của kiến thức khai cuộc thì luôn tăng lên hoặc giảm xuống về quy mô, hay có lợi cho người chơi, và tiến trình này là vô hạn. Ngược lại, ở trung cuộc hay tàn cuộc, khi ván đấu đạt đến đỉnh điểm (tôi không định nói về kiến thức chuyên môn) thì kiến thức sẽ khó cải thiện tiềm năng trong lối chơi của anh ta. Chẳng hạn, nếu một người chơi phân tích một số ví dụ với tượng thí tại h7, và anh ta đã hiểu những ý tưởng căn bản của kết hợp, những ví dụ mới về chủ đề tương tự có vẻ cũng không làm giàu thêm kiến thức của anh (mặc dù đôi khi nó lại có ích khi ta xem xét nó thêm lần nữa, với mục đích xem lại những gì chúng ta đã học). Nếu bạn nắm vững những điều căn bản về lý thuyết tàn cuộc, bạn không cần phải nghiên cứu cẩn thận và ghi nhớ những cái mới nữa, mà ghi nhớ thêm những thế cờ đặc trưng – chúng không xảy ra trên bàn cờ và sẽ ảnh hưởng ít đến việc mở rộng kiến thức của bạn xoay quanh ván đấu.

Do đó những người chơi đã đạt tói trình độ cao về việc nắm vững trung cuộc và tàn cuộc, tiến trình của những mảng này còn rắc rối hơn. Lúc này, họ có thể coi vai trò của sự chuẩn bị cho khai cuộc là quan trọng – ở đây, họ có thể chơi hay hơn một đối thủ mạnh, với hy vọng không phạm phải một sai lầm nghiêm trọng nào trong cách chơi sau đó.

Tuy nhiên, tôi tin rằng những luận điểm này đã được kiểm chứng chỉ với một số người chơi giỏi. kinh nghiệm chỉ ra rằng ở trung cuộc và tàn cuộc, ngay cả các đại kiện tướng cũng mắc phải rất nhiều sai lầm, đôi khi là cả những sai lầm cơ bản nhất.

Bạn không cần phải tìm ví dụ đâu cho xa – hãy xem những bài viết khác của tác giả này, hay xem một bài phỏng vấn trong bất kì cuốn tạp chí hay trang web nào liên quan đến một giải đấu vừa diễn ra. Một minh chứng rõ ràng cũng được đưa ra bởi một bài giảng về tàn cuộc, tôi đã chỉ ra nó khi xem qua một số phát hành mới đây của tờ báo Tuần cờ vua cuối năm 2005. Đó là một trận đấu giữa hai đại kiện tướng mạnh.

Alexander Galkin

Artyom Timofeev

Giải Vô địch Nga, Kazan 2005

Artyom Timofeev đã cố gắng giành chiến thắng trước một tàn cuộc cân bằng, và cuối cùng, đối thủ của anh đã vấp ngã.

Artyom Timofeev

Trắng có thể dễ dàng giành kết quả hòa bằng cách tiến vua cùng với tốt g. Thật vậy, chơi 44.f3?? ngay là sai lầm dưới sự can thiệp của 44…xh3+ 45.f4 a3, nhưng trước tiên anh ta có thể từ bỏ quân xe của mình: 44.xa2+ xa2, và sau đó chỉ cần chơi 45.f3. Chính các hơn là 44.d2 a1♕ (44…xh3 45.♖b6+) 45. ♖xa1  46. ♔e3- trường hợp này vua đen đang ở vị trí hơi xa: không ở a2, nhưng ở a1. Trong ví dụ này điều đó không có ý nghĩa gì, nhưng rất quan trọng để bạn luyện tập kĩ năng không coi thường “những thứ lặt vặt”- thường ở cuối ván cờ khi mỗi nước đi đều quan trọng.

Alexander Galkin đã quyết định cầm hòa theo một cách khác:

  1. b6+?! xc2 45. a6 b2 46. b6+?

Vẫn chưa quá trễ để chơi 46. ♖xa2+! ♔xa2 47. ♔f3 ♔b3 48.g5 ♔c4 49. ♔ e4! (cách duy nhất!- một bước quan trọng để gây áp lực lên vua đối phương) 49…♖e8+ 50. ♔ f5 ♔d5 51.g6 ♖f8+52. ♔g5 ♔e6 53.g7 và 54. ♔g6 với một thế trận hòa.

46… c3! 47. a6 xh3!

Quân trắng đã bỏ qua một kế chiến lược căn bản: “đòn xiên quân”. Trong trường hợp 48. ♖xa2 ♖h2+ 49. ♔f3 ♖xa2 vua đen đã thành công trong việc viện đến sự giúp đỡ của quân xe trong thế trận với quân g-tốt. Và nếu 48.g5 (hy vọng cho 48…♖h1? 49. ♖xa2 ♖h2+50. ♔f3 ♖xa2 51. ♔e4!=), thì 48…♔b2!- và  việc vua trắng bị đưa ra khỏi con tốt của mình là chắc chắn.

Đến đây, nhà bình luận game, đại kiện tướng đầy kinh nghiệm Alexey Kuzmin, đưa ra một bài phân tích đúng của thế trận này. Sau đó, theo anh ấy, không có gì thú vị xảy ra. Chúng ta hãy cùng quan sát.

  1. a3+ c4?

Một nước đi bất hợp lý, mặc dù nó không làm mất đi chiến thắng, nhưng nó đã làm chiến thắng trở nên cực kì phức tạp. Đối với sự hỗ trợ của a-tốt, chỉ cần quân xe là đủ. Vua không còn cần thiết nữa; trong tất cả các trường hợp, vị trí của nó là ở phía bên kia của bàn cờ. Sau nước đi 48…♔d4! thì 49. ♖a4+ ♔e5 50. ♖a5+ là vô ích, khi Đen đánh trả bằng 50…♔e6 51. ♖a6+ ♔f7 hay 50…♔f4 51. ♖f5+ ♔e4!.

49xh3 a1 50. h5

Không có bình luận nào cho hai nước đi kế tiếp: 50…♔d4 51. ♖f5. Nhưng sau đó, Kuzmin đã lưu ý: “Galkin chỉ có thể thở dài cay đắng: nếu quân tốt của anh đã ở g2, quân xe ở f3, vua đã có thể đến f2, nên…Nhưng lực phân bố của quân trắng không đủ để chống chọi.”

Về cơ bản, điều được truyền đạt ở đây là một ảo tưởng phổ biến: với quân xe và quân tốt (không phải quân tốt của quân xe) chống hậu, pháo đài được dựng lên chỉ khi quân tốt đang ở ô cờ lúc đầu của nó. Thật ra, điều này đúng đối với quân tốt ở trung tâm hay quân tốt của quân tượng, nhưng không đúng đối với quân tốt của quân mã. Với tốt ở g3 và xe ở f4, thế trận hòa cũng có thể xảy ra (hơn nữa, không chút khó khăn gì), nếu vua trắng ở g2 (với vua trắng ở g4, quân đen sẽ chiến thắng rất khó khăn). Và với tốt ở g4 và xe ở f5, để gỡ hòa, cần phải đặt vua , hoặc ở sau quân tốt, hoặc ở trước nó- ở g5.

Tôi nghĩ rằng với những người đã đạt đến trình độ chuyên nghiệp (chưa kể đến những bậc thầy), họ cần bổ sung thêm điều này vào chiến thuật cuối trận đấu của họ. Sau tất cả, không có gì thật sự phức tạp, người chơi không cần phải nhớ hết những phân tích dài dòng, họ chỉ cần biết đánh giá những vị trí chủ chốt. Kết thúc như vậy xảy ra trong thực tế, dù không thường xuyên,nên cần có một vài hướng dẫn.

Nếu hai người chơi biết về khả năng tiềm tàng của một pháo đài phát sinh với quân tốt ở g4, họ sẽ cẩn thận hơn trong những nước đi của mình. Rõ ràng là, nếu quân Đen chơi chính xác ở bước đi thứ 48, quân Đen sẽ không có vấn đề gì – ví dụ như sẽ chơi 50 … ♔ e4. Nhưng trong trận cờ, nhiệm vụ của nó lại khó khăn hơn rất nhiều.

Cách tốt nhất để ngăn chặn pháo đài hình thành là 50…♕g1! 51. ♔f3 ♔c3 (nếu 51…♔d3 Trắng có 52. ♖d5+). Trường hợp 52.♔f4 ♕f2+ 53.♔g5 ♔ d4 điều đáng chú ý là vị trí không thuận lợi của quân xe (như đã đề cập, một thế trận hòa xảy ra với quân xe ở f5). Và nếu 52. ♖f5, sau đó 52… ♔d2 (quân vua hướng về phía sau đối thủ, và đồng thời ngăn không cho vua của đối phương đi đến g5: 53. ♔f4? ♕e3 chiếu) 53. ♖e5 ♔d1, và quân Đen thắng. Tuy nhiên, để đặt nó vào đúng vị trí- không phải là không có khó khăn- theo một cơ sở dữ liệu máy tính, với bàn chơi chuẩn từ hai phía, chiếu mate chỉ xảy ra ở nước đi thứ 76!

50…d4?

Nước đi của Timofeev là một sai lầm mà đối phương đã không tận dụng. Anh ấy đã có thể gỡ hòa bằng nước đi 51. ♔f2!

Ví dụ: 51… ♔e4   52.♖f5  ♕h1  53.♔g3 hoặc 51…♖d1  52.♔g3  ♕g1+ 53. ♔h3! ♕e3+ 54. ♔g2 (54.♔h4 ♕f2+ 55. ♔h3!) 54… ♕f4   55.♔h3  ♕f3+ 56.♔h4. Sau đó

  1. f5? h1

Khó khăn gần như đã qua. Quân tốt nhanh chóng bị mất và quân Đen chỉ  phải chứng minh được nghệ thuật chiến thắng với một quân hậu chống lại quân xe. Trên thực tế, điều này không phải là hoàn toàn cơ bản, trong các tình huống như thế, thời gian hầu như chỉ còn rất ít. Cần nhớ rằng Peter Svidler đã không thể vượt qua được sự bền bỉ của Boris Gelfand tại Giải vô địch cờ vua thế giới năm 2001 tại Moscow.

  1. f2 h2+ 53. f3 h3+ 54. f2 54.♔f4 ♕e3+ mate. 54…xg4 55. f3 e4 56.e3+ f4 57.d3 h4+ 58.e2 h2+ 59.d1 b2 60. e1 c2 61.d2 c1+ 62.e2 e4 63.d8 c4+ 64.d1 a4+ 65.e2 b5+ 66.d1 e3 67.c2 c6+ 68.d1 b6 69.c8 b1+ Quân Trắng đầu hàng.

Tôi nghĩ rằng nếu những đại kiện tướng có thể dành ra thậm chí 10-15 phần trăm thời gian mà họ dành cho phần chuẩn bịlúc đầu để cải thiện phần cuối ván cờ, họ sẽ có một kiến thức tốt hơn về lí thuyết tàn cuộc, sự thành thạo của họ trong khi chơi những phút cuối sẽ được nâng cao, và tất nhiên, những sai lầm như thế sẽ ít có cơ hội xảy ra. Rõ ràng là, lời khuyên này có thể áp dụng cho hầu hết mọi người chơi, cho không ít những thí sinh trong ván cờ chúng tôi vừa kiểm tra.

Liệu tất cả chúng ta có nên chơi Chess960 (Cờ ngẫu nhiên Fischer)?

Để tránh lí thuyết khai cuộc hiện đại, một số người khuyên ta nên bắt đầu bằng cách chơi Chess960. Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng, với Chess960, thậm chí ván cờ của những kì thủ cũng lỏng lẻo, và những ván cờ luôn đầy những lỗi chiến lược và chiến thuật

Kì thủ Yusupov đã chỉ cho tôi màn mở đầu của hai ván cờ ở cùng một vòng loại trong giải cờ ở Mainz 2015. Ván cờ bắt đầu như sau:

Levon Aronian

Levon Aronian

Etienne Bacrot

Mainz 2005

1.e4 e5 2.d3 g6?! 3.f4! f6? (3…♘f6) 4.c5 d8 5.b5 d6 6.xd7+ xd77. xd7

Và quân Trắng biến đổi ưu thế lực lượng của mình.

Việc này nói lên điều gì? Levon Aronian đã lưu ý một trong những đặc trưng chiến lược của vị trí đầu tiên: vị trí dễ bị tấn công d7. Anh ấy đã chọn một kế hoạch triển khai quân cho phép anh ấy nhanh chóng tấn công điểm yếu trên vị trí này của đối phương (và đồng thời, một điểm khác- b7). Nhưng đối thủ lại đi nước cờ của mình mà không hề hay biết về nguy hiểm đang đe dọa anh ta.

Mô-típ giống như vậy được thể hiện ở ván cờ dưới đây, với quân Đen tận dụng điểm yếu của vị trí d2.

Gerald Hertneck

Alexander Morozevich

Mainz 2005

1.d4

Nước đi này có vẻ yếu hơn l.e4, vì nó không mở đường cho những quân trắng. Hertneck rõ ràng đang có ý định triển khai quân mã của mình tại d3, nhưng anh ấy không muốn đặt nó trước quân tốt- một sự cân nhắc vị trí từ cờ vua truyền thống, có nguồn gốc từ thế kỷ 18, với cha đẻ là Philidor. Nhưng nó có thực sự đúng trong tình huống nhất định không? Không ai trả lời được câu hỏi này.

1…f5 2. d3f6 3.f3 g5

Thật kì lạ. Thay vì triển khai những quân cờ của mình và giành quyền kiểm soát khu trung tâm, Alexander Morozevich đẩy tốt về bên cánh. Tôi giải thích nước đi đầu tiên của Gerald Hertneck với cùng lí do như trên- anh ấy đang chuẩn bị triển khai mã ở g6.

4.e4 fxe4 5.fxe4? ♘xe4!

Quân hậu được che chắn bởi vì chiếu mate ở d2.

Rõ ràng là đại kiện tướng người Đức đã bỏ sót đòn chiến thuật cơ bản này, dù sau đó

6.e1

Anh ấy đã được đền bù cho quân tốt bởi vì sự triển khai chậm của quân Đen (trận đấu kết thúc với phần thắng dành cho Morozevich).

Trắng nên chơi 5.♘c5 với sự đe dọa của 6.♕b5, 6.♘xb7 và 6.fxe4. Đối phương đã có thể phải phòng thủ cánh hậu bằng nước đi “không chuẩn” 5…c6 6.fe4 ♖c7 (không sợ 7.e5? ♘e4!), nhưng vị trí này có lợi hơn cho Trắng. Tuy nhiên, hiển nhiên là tôi không thể xác nhận cho bất kì đánh giá nào.

Tất cả điều này gây tò mò và khá thú vị, nhưng đó là tất cả. Trình độ ván cờ được chơi bởi các đại kiện tướng không khác nhiều (so với cờ truyền thống), từ những nỗ lực- thành công hay không thành công – cho tới việc khai thác điểm yếu của điểm f7 ở vị trí ban đầu và chiếu “scholar’s mate”. Tất nhiên, cần nhớ rằng ở Mainz, họ chơi cờ nhanh, nhưng tôi nghi ngờ rằng ngay cả với việc kiểm soát thời gian cổ điển, chất lượng của ván cờ sẽ không được cải thiện nhiều.

  1. Nguyên tắc làm việc hiệu quả

Nhiều người chơi dành rất nhiều thời gian để học chơi cờ, nhưng kết quả của họ hầu như không được cải thiện sau rất nhiều nỗ lực. Rõ ràng là, ngoài khối lượng công việc làm được, chất lượng hay hiệu quả của số việc đó cũng quan trọng không kém.

Đừng bao giờ tin, khi ai đó cố gắng thuyết phục bạn rằng họ biết chỉ có duy nhất một phương pháp đúng để cải thiện tình hình. Một phương pháp như thế không tồn tại, và những khẳng định như vậy, trong trường hợp tốt hay xấu, cũng là tự lừa dối mình, một hành động cố ý đánh lừa học viên hay người đọc. Chúng ta có mức độ cũng như loại hình tài năng khác nhau, mỗi người đều có một tập hợp những ưu điểm và khuyết điểm vốn có, cũng như những điều kiện vật chất khác nhau có thể giúp đỡ hay làm trở ngại việc phát triển tài năng. Nhiều con đường có thể dẫn đến thành công, và không thể khẳng định đâu là con đường hiệu quả nhất- mỗi ngưởi sẽ tìm được cách phù hợp với mình.

Những gì sẵn có và nên học là những phương pháp hiệu quả, những cách làm việc riêng lẻ hay hay tập thể đúng đắn có thể phù hợp cho bạn. Và phải kể đến những nguyên tắc làm việc tổng quát, bao gồm những cách hiệu quả nhất để tổ chức công việc và tránh những lỗi cơ bản.

Ngay bây giở tôi sẽ đề cập đến một vài nguyên tắc đơn giản mà tôi, với cương vị là người huấn luyện, luôn luôn làm theo- và giá trị của chúng đã được xác nhận bởi sự thành công đầy cạnh tranh và sáng tạo của học trò tôi. Tôi chỉ đề cập đến chúng- nhưng dĩ nhiên là không thể giải thích được hết tất cả trong một đề mục. Với những ai muốn đào sâu hơn vào những câu hỏi này, tôi khuyên họ nên tham khảo những cuốn sách của tôi- tất cả đều giúp người chơi cờ vua cải thiện trình độ của họ về nhiều khía cạnh khác nhau.

Tôi đã từng nói về tầm quan trọng của việc tập trung cao độ không những vào khâu chuẩn bị cờ, mà còn vào sự chuẩn bị về tinh thần và thể chất, vào sự phát triển bản thân về mọi mặt. Và việc học chơi cờ cũng không nên chỉ nhắm vào lí thuyết khai cuộc.

Những kiến thức cụ thể (những diễn biến, phân tích, những thế trận tàn cuộc đặc biệt) chỉ là một khởi đầu. Những nghiên cứu về tàn cuộc, đặc biệt về trung cuộc, là sự tổng hợp của những ý tưởng về tàn cuộc và trung cuộc:  những nguyên tắc vả luật lệ chung, cụ thể hơn, những đánh giá tiêu chuẩn, những phương pháp để chơi nhiều thế trận khác nhau. Sự phong phú và đa dạng của ý tưởng của một người chơi xác định đẳng cấp của anh ta, tương ứng với cường độ thực hành của anh ấy.

Sự phong phú và đa dạng của ý tưởng của một người chơi xác định đẳng cấp của anh ta, tương ứng với cường độ thực hành của anh ấy.

Đối với những kì thủ, đặc biệt là những kì thủ trẻ, thường không dễ để rút ra những ý tưởng khái quát từ những tài liệu riêng biệt mà họ học, nên việc có một người thầy huấn luyện trình độ cao là hết sức quan trọng. Quan sát lần nữa những ví dụ mà bạn từng gặp trong đề mục này. Bạn sẽ thấy rằng, mặc dù trong phần phân tích ví dụ, một vài thông tin cụ thể và chính xác đã được truyền đạt, không có nghĩa là điều này tạo thành mấu chốt của cuộc tranh luận, ấn tượng đó lẽ ra nên được giữ nguyên.

Những bài học cờ  vua không nên chỉ thu gọn thành việc mở rộng kiến thức- khai cuộc, trung cuộc hay tàn cuộc, cụ thể hay khái quát. Còn nhiều khía cạnh khác để cải thiện, cũng không kém quan trọng (thậm chí tôi tin rằng còn quan trọng hơn nhiều) việc hấp thụ những kiến thức trên. Tôi đang nói về kĩ năng sử dụng kiến thức tích lũy của bạn, khả năng quyết đinh đúng đắn trong nhiều tình huống khác nhau phát sinh trên bàn cờ.

Một cách ngẫu nhiên, Rowson cũng đưa ra một kết luận tương tự trong quyển sách đã được đề cập trước đây của ông:

“những kì thủ đầy nhiệt huyết nên đặt trọng tâm vào việc phát triển kĩ năng hơn là nâng cao kiến thức. Điều này có nghĩa là quá trình học cờ vua nên ít tập trung vào việc “học”, thay vào đó hãy “rèn luyện” và “thực hành” cho tới khi bạn buộc bản thân phải suy nghĩ.” (sách Chess for Zebras, trang 13)

“Những kĩ năng” muốn nhắc đến ở đây là gì? Và khả năng vận dụng kiến thức của bạn được định nghĩa như thế nào?

Trước hết, việc sở hữu những năng lực cơ bản như nhãn quan phối hợp, tính toán chính xác những nước đi, đánh giá thế trận khách quan, mỗi kĩ năng lại được chia ra thành nhiều kĩ năng chi tiết hơn. Thiếu kĩ năng, kiến thức trở nên vô ích khi không được vận dụng một cách tự động. Khi một kì thủ phải phân tích một tình huống cụ thể trên ván cờ, có thể sẽ khác một chút so với những gì chúng ta được học trước đó, thì kĩ năng đánh giá và tính toán chính xác sẽ có thể giúp cho kì thủ vượt qua khó khăn.

Thứ hai, thành thạo những nguyên tắc chung (đặc biệt là về tâm lí) về cách tìm đường đi và cách đưa ra quyết định trong nhiều tình huống khác nhau, diễn ra trong suốt ván cờ. Các chủ đề như tấn công hay phòng thủ, chuyển đổi lợi thế hay đánh bại đối thủ ở một thế trận gần như tương đương, v.v.

Làm cách nào để đạt được sự tiến triển trong bất kì hướng đi nào? Câu trả lời đến từ các lĩnh vực khác của cuộc sống (và đặc biệt – từ lĩnh vực thể thao): những gì cần là một chương trình đào tạo có mục đích.

Thông thường, một kì thủ ý thức được rất rõ ràng, ví dụ như, anh ấy yếu về kĩ năng tính toán các diễn biến tiếp theo, hay anh ấy không đủ kiên trì và không thể xoay xở trong những thế trận khó khăn, hay anh ấy không biết cách chuyển đổi ưu thế. Những điều này gây trở ngại cho anh ta, luôn kéo theo việc mất những điểm quan trọng và làm giảm kết quả vòng đấu.

Chúng ta có thể làm gì ở đây? Thỉnh thoảng anh ta nên tập trung vào vấn đề được đặt ra. Phân tích ván cờ của chính mình, đọc sách về chủ đề này, tìm kiếm những ví dụ phù hợp. Thử giải quyết những bài toán thích hợp cũng là một cách hay, nhưng nó nên được lấy từ đâu? Đó là lí do mà từ khi bắt đầu công việc đào tạo, tôi đã làm một bộ sưu tập những bài tập chất lượng cao, nhằm mục đích phát triển năng lực và kĩ năng mà mỗi kì thủ cần có.

Học viên của tôi đã tích cực sử dụng tuyển tập bài tập của tôi, và điều này đã giúp họ loại bỏ những thiếu sót một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời phát triển những điểm mạnh.

Một lần nữa, tôi sẽ trích dẫn Rowson:

“Bây giờ tôi tin rằng nhiệm vụ chính của những huấn luyện viên cờ vua là hướng dẫn các học trò của mình rèn luyện hơn là trực tiếp dạy họ. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho học trò là chọn giúp những thế cờ thú vị, phân tích chúng cẩn thận để bạn có thể thấy những điểm mà học trò mình còn thiếu sót.” (Chess for Zebras, trang 66)

(Tôi nên để trong ngoặc rằng thật ra, luôn có những cách quan trọng khác mà một người huấn luyện có thể giúp học trò mình. Ví dụ như, quan sát những nét đặc biệt trong cách chơi của họ, những ưu và khuyết điểm của họ, sau đó sẽ quyết định chương trình đào tạo phù hợp.)

Những bài tập từ huấn luyện viên không chỉ khác nhau về chủ đề hay mức độ khó, mà còn về cách mà chúng được sử dụng. Những bài tập ấy có thể xuất hiện trên lớp hay cho việc tự học ở nhà; với yêu cầu giải đáp, hay phân tích (việc di chuyển các quân cờ trên bàn cờ), hay để chơi (loại hình huấn luyện này đã được tôi miêu tả trong hai quyển sách đầu tiên nằm trong bộ School of Chess Excellance).

Việc huấn luyện càng hiệu quả, không khí của một vòng đấu thực sự càng được thể hiện rõ- nên kết quả là, sự tập trung cao độ được đảm bảo. Đó là lí do mà, khi có nhiều học viên mà trình độ gần như ngang nhau, việc tổ chức một cuộc thi đấu giữa họ là điều dễ hiểu. Cờ vua là một trò chơi, và tận dụng hình thức chơi để học là hoàn toàn hợp lí.

Với mục tiêu này, ta có thể sử dụng biện pháp “phạt” khi bị “thua”- đặc biệt với những lỗi nghiêm trọng có thể tránh được. Với những người học trẻ tuổi, có thể áp dụng những hình thức phạt đa dạng, như hít đất, tập squat (bài tập gánh tạ, hoặc tay không), chạy, vv.

Thế nhưng, có rất ít người chơi cờ chọn hình thức huấn luyện như thế. Hầu hết họ sẽ chọn cách thu thập thông tin.

Việc huấn luyện càng hiệu quả, không khí của một vòng đấu thực sự càng được thể hiện rõ- nên kết quả là, sự tập trung cao độ được đảm bảo.

Nhiều người tự cho rằng phân tích màn khai cuộc và chơi trong các vòng đấu chắc chắn sẽ giúp họ cải thiện tất cả các kĩ năng của mình. Nhưng suy nghĩ này chỉ đúng một phần. Sự thành thạo trong cờ vua bao hàm rất nhiều yếu tố, và cũng như những môn thể thao khác, điều kiện cần thiết để tiến bộ nhanh là một chương trình đào tạo có mục đích trong một lĩnh vực nào đó.

Hỏi/Đáp

ĐÓNG

Câu hỏi của bạn đã được gửi! Vui lòng refresh để gửi câu hỏi mới.

Hãy điền vào các thông tin ở form bên dưới.

Tên *
Email *
URL (include http://)
Tiêu đều *
Câu hỏi *
* Bắt buộc